Xây dựng những công ty bền vững, có lịch sử có thể lên đến hàng trăm năm vừa là nhu cầu vừa là khao khát của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Dự thảo sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân lần này của Bộ Tài chính vừa công bố vẫn chưa khuyến khích người tài, nhân lực chất lượng cao cũng như khoan sức cho người thu nhập thấp và trung bình.
90% người chịu thuế không hưởng lợi
Bộ Tài chính đề xuất, giảm bậc thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ 7 xuống 5 mức và tăng khoảng cách thu nhập chịu thuế. Cụ thể, thu nhập chịu thuế từ trên 5 đến 10 triệu đồng phải chịu mức thuế 5%; từ 10 - 30 triệu đồng là 10%; từ 30 - 50 triệu đồng chịu thuế 20%, từ 50 - 80 triệu đồng chịu thuế 28% và trên 80 triệu đồng chịu thuế 35%. Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), giảm bậc thuế là giảm gánh nặng cho đối tượng phải nộp thuế.
Nhưng chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long nói thẳng, việc chỉ giảm bậc thuế trong khi vẫn giữ nguyên mức thuế suất, thực tế số nguồn thu của nhà nước không giảm nhiều, còn người thu nhập ở bậc 1, bậc 2 (chiếm tỷ trọng 90% người đang nộp thuế) gần như không thay đổi. Ví dụ, với một người có thu nhập tính thuế 5 triệu đồng, theo biểu thuế cũ thuế suất 5% phải nộp 250.000 đồng thì với biểu thuế mới thuế suất 5% cũng vẫn nộp 250.000 đồng. Thu nhập tính thuế 8 triệu đồng, theo biểu thuế cũ nộp 550.000 đồng, biểu thuế mới nộp 400.000 đồng. Với những người có thu nhập cao, theo ông Long thì có lợi hơn đôi chút. Ví dụ, một người thu nhập tính thuế 100 triệu đồng, theo biểu cũ nộp 25,15 triệu đồng, biểu mới giảm xuống còn 21,9 triệu đồng. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện chỉ có chưa đầy 1% tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 6, đối với bậc 7 thì chưa tới 0,2%.
Nên quy định có thể được khấu trừ lên 5 - 6 triệu đồng cho chi phí học hành, khám chữa bệnh nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lý
TS Lê Đạt Chí
Theo ông Long, với hơn 90% người nộp thuế TNCN ở bậc 1 và bậc 2 mà chủ yếu là làm công ăn lương, chỉ nên để mức thuế suất trong khoảng 1 - 2%. Mức thuế suất này không ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách, vì thực tế, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách chỉ chiếm hơn 10%. “Thuế suất như hiện nay quá sức chịu đựng. Với ngân sách nhà nước, giảm điều tiết bộ phận này không nhiều nhưng với người có thu nhập thấp, thêm vài đồng để cải thiện cuộc sống, tái tạo sức khỏe đối với họ vô cùng có ý nghĩa”, ông Long nói.
Theo các chuyên gia, mức thuế rải đều từ 5 - 35% là quá cao. Những năm qua, thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ mức 28 - 30% xuống còn khoảng 20%, thì thuế TNCN ở bậc cao nhất vẫn giữ mức 35%.
Người nước ngoài được khấu trừ, người Việt thì không
Không chỉ cao, chính sách thuế TNCN hiện còn nhiều bất cập. Đơn cử mỗi cá nhân là người VN chỉ được khấu trừ chi phí hằng tháng cho bản thân là 9 triệu đồng và 3,6 triệu đồng cho mỗi người phụ thuộc; mọi chi phí khác không được khấu trừ thêm. Nhưng khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài làm việc tại VN và con của người VN làm việc ở nước ngoài theo học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông lại không phải đưa vào thu nhập chịu thuế.
Chuyên gia thuế Nguyễn Thái Sơn lý giải, sở dĩ quy định cho phép người nước ngoài được trừ đi khoản thu nhập học phí cho con cái khi làm việc tại VN là nhằm thu hút đối tượng này. Điều này dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa người trong và ngoài nước. Do đó theo ông Sơn, nên đưa ra một tỷ lệ chi phí hợp lý trước khi xác định thu nhập tính thuế, thay vì cố định như hiện nay.
TS Lê Đạt Chí phân tích, bình quân người dân VN phải sử dụng đến 70% thu nhập cho các khoản chi tiêu thiết yếu để phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt chi phí học hành cần được khuyến khích vì đó như là khoản tái đầu tư cho thế hệ tương lai để xây dựng đất nước. Vì vậy, Bộ Tài chính cần xác định lại những chi phí được khấu trừ trước khi tính thuế TNCN. “Nên quy định có thể được khấu trừ lên 5 - 6 triệu đồng cho chi phí học hành, khám chữa bệnh nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lý. Khi mua sữa cho con hay cho con đi học thêm cũng được khấu trừ thì các phụ huynh đều lấy hóa đơn. Bắt buộc doanh nghiệp phải xuất hóa đơn và việc quản lý của ngành thuế càng trở nên đơn giản. Tôi nghĩ từ đó số thuế thu được nói chung sẽ gia tăng dù thuế TNCN có thể sẽ giảm đi”, TS Lê Đạt Chí chia sẻ.
Anh Vũ - Mai Phương - Thanh Xuân
Theo Thanhnien.vn
Xây dựng những công ty bền vững, có lịch sử có thể lên đến hàng trăm năm vừa là nhu cầu vừa là khao khát của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Hầu hết voi bị giết ở châu Phi đều được vận chuyển về châu Á, và Việt Nam là trung tâm trung chuyển đi những nước khác.
Trong những năm qua, vấn đề tích tụ và tập trung đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam được Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học... quan tâm sâu sắc.
Chỉ một năm, sân bay Tân Sơn Nhất thu hơn 80 tỷ đồng tiền phí xe hơi ra vào sân bay, trên cả nước 22 sân bay đều thu nhưng các cơ quan quản lý mỗi nơi nói một lý do.
Khi bàn về xây dựng đặc khu kinh tế, một chuyên gia đã ví von, nếu chúng ta làm tổ cho chim sẻ thì sẽ không thể nào có phượng hoàng đến được...
Sáng 25/8, Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức cuộc Tọa đàm với chủ đề “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Cơ hội mới cho hợp tác Việt – Trung”.
Khảo sát về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) ở các nước trên thế giới cho thấy, đối tượng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB có sự khác biệt tương đối lớn giữa các nước, nhóm nước, tùy thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của mỗi quốc gia.
Ở nhiều quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp (97%-98%) và được xác định là “động lực tăng trưởng”, là “xương sống” của nền kinh tế. Với vai trò đó, công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm gần đây, việc điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại các quốc gia trên thế giới được thực hiện theo các xu hướng chính như: Tăng thuế suất với thu nhập cao, giảm thuế suất với thu nhập thấp; Tăng ngưỡng thu nhập tính thuế; Áp dụng biểu thuế suất lũy tiến với thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu thuế với cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng… Đó cũng là những xu hướng mà Việt Nam hướng đến nhằm cải cách đồng bộ hệ thống thuế, phù hợp thông lệ quốc tế.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có thể thấy rằng chính sách thuế tài nguyên của các nước trên thế giới rất đa dạng và thường không theo một khuôn mẫu chung. Phương pháp đánh thuế và mức thuế suất đối với các loại tài nguyên khác nhau cũng rất khác nhau phụ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại tài nguyên cũng như chính sách của Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự