Các doanh nghiệp phải đối phó với những quy định vô lý và máy móc, tốn nhiều thời gian và chi phí trong việc thực hiện các yêu cầu từ cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm.

Bộ Tài chính công bố sẽ sửa Luật thuế thu nhập cá nhân từ 7 bậc còn 5 bậc. Người nộp thuế ở bậc 1 và 2 có lợi, nhưng vẫn còn những ý kiến khác đối với người thu nhập cao.
Chiều 15-8, Bộ Tài chính họp báo thông tin về những điểm bộ này đề xuất trong một luật thuế mới sửa 5 luật thuế khác.
Nếu được thông qua, nhiều người dân sẽ bớt gánh nặng thuế thu nhập cá nhân nhưng có thể phải tăng nộp một số loại thuế khác.
Đa số sẽ được giảm thuế
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đình Thi - vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính - cho biết biểu thuế thu nhập cá nhân mới dự kiến chỉ còn 5 bậc thuế thay vì 7 bậc như hiện nay.
Hơn nữa, khoảng cách giữa các bậc quá hẹp dẫn đến thu nhập của người dân vừa tăng một chút đã phải chịu bậc thuế cao hơn, tăng số thuế phải nộp.
Ngoài ra, thu nhập tính thuế ở từng bậc theo số lẻ dẫn đến khó nhớ, người nộp thuế khó khăn trong việc tự xác định số thuế phải nộp.
Để thực hiện chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 là sẽ giảm thuế trực thu, Bộ Tài chính cho biết đã trình Chính phủ cho sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng giảm bậc thuế chỉ còn 5 bậc và giãn khoảng cách giữa các bậc.
Ông Thi cũng khẳng định việc này chắc chắn sẽ giúp những người đang có thu nhập chịu thuế ở bậc 1 và 2 hiện nay sẽ có lợi. Bởi số tiền thuế phải nộp sẽ giảm.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thuế, 70% người nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công nộp thuế từ bậc 2 trở xuống.
Như vậy, đa số người nộp thuế có thu nhập từ tiền công, tiền lương được giảm thuế.
Cụ thể, nếu thu nhập tính thuế của một người đang là 10 triệu đồng, với bậc thuế hiện hành sẽ phải nộp tới 750.000 đồng/tháng. Với biểu mới Bộ Tài chính đề xuất, tiền thuế chỉ còn 500.000 đồng.
Tuy nhiên, mức thuế được giảm theo một số dẫn chứng của Bộ Tài chính cũng không nhiều. Ví dụ ông A có thu nhập 40 triệu đồng/tháng, Vụ Chính sách thuế cho biết sau khi giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng cho bản thân ông và 7,2 triệu đồng cho 2 người phụ thuộc, số tiền thuế mỗi tháng mà ông A được giảm 1.230.000 đồng.
Biểu thuế thu nhập cá nhân hiện hành
BẬC THUẾ
| PHẦN THU NHẬP TÍNH THUẾ/ THÁNG(triệu đồng) | THUẾ SUẤT(%)
|
1 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 80 | 35 |
Biểu thuế đề xuất sửa đổi
BẬC THUẾ
| PHẦN THU NHẬP TÍNH THUẾ/ THÁNG (triệu đồng) | THUẾ SUẤT (%)
|
1 | Đến 10 | 5 |
2 | Trên 10 đến 30 | 10 |
3 | Trên 30 đến 50 | 20 |
4 | Trên 50 đến 80 | 28 |
5 | Trên 80 triệu | 35 |
Nên giãn khoảng cách hơn nữa
Trao đổi với Tuổi Trẻ về đề xuất của Bộ Tài chính, bà Đỗ Thị Thìn - nguyên phó chủ tịch Hội Tư vấn thuế VN - cho rằng việc giảm bậc thuế từ 7 xuống còn 5 bậc cũng tốt, có lợi nhất cho những người đang nộp thuế ở bậc 1 và 2.
Song bà Thìn cho rằng việc cốt yếu cần sửa là phải giãn khoảng cách giữa các bậc thuế nhiều hơn nữa. Nhất là bậc thuế cuối cùng, phần thu nhập tính thuế cần được nâng lên 120 triệu đồng thay vì 80 triệu đồng như đề xuất.
Bởi thông lệ các nước, khoảng cách giữa bậc 1 với bậc cuối cùng là 16 lần, trong khi của ta chỉ là 8 lần.
Đồng tình với ý kiến của bà Thìn, một vị chuyên gia về thuế TNCN cho rằng nên nới rộng khoảng giữa các bậc thuế. Vì như đề xuất của Bộ Tài chính, mức thuế giữa các bậc vẫn rất gần nhau từ 5%, 10%, 20%, 28% và 35%.
Do đó, người có thu nhập 100 triệu đồng/tháng, sau khi giảm trừ gia cảnh cho mình và 2 người phụ thuộc, số tiền thuế phải nộp lên tới gần 23 triệu đồng/tháng. Đây là mức khá cao.
Bên cạnh đó, vị này cũng đề xuất nên sửa quy định về người nộp thuế được miễn giảm tiền thuế thu nhập cá nhân khi chính người nộp thuế và người phụ thuộc bị mắc bệnh hiểm nghèo.
Vướng mắc này đã có từ lâu, phía Bộ Tài chính nhận thấy nhưng không hiểu sao không sửa lần này.
Thực tế, khi người nộp thuế khỏe mạnh phải nộp thuế. Khi ốm, quy định hiện nay chỉ chấp nhận giảm tiền thuế khi họ bị bệnh hiểm nghèo như ung thư...
Và số tiền thuế được giảm không quá số tiền thuế phải nộp. Trong khi đó, tiền chữa bệnh hiểm nghèo lên đến vài trăm triệu đồng và có người sống chung với bệnh cho đến lúc chết.
Nói tóm lại, quy định hiện hành chưa thực sự công bằng và nhân văn đối với người nộp thuế và cần phải được sửa đổi thêm...
Các doanh nghiệp phải đối phó với những quy định vô lý và máy móc, tốn nhiều thời gian và chi phí trong việc thực hiện các yêu cầu từ cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2017 ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,43%.
Chỉ tiêu này được nêu rõ tại công văn số 5610/BKHĐT-TH về Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát đi.
Theo báo cáo khảo sát của Nielsen, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao nhất toàn cầu. Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng trực tuyến cũng đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của người dân. Trên nền tảng nghiên cứu về tiêu dùng trực tuyến, bài viết nhận diện rõ xu thế tiêu dùng hiện nay, qua đó giúp các doanh nghiệp có thể chủ động định hướng đón đầu và vận dụng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Sự kiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập năm 2015 đã mở ra cơ hội và điều kiện thuận lợi mới cho ngành Thương mại điện tử của các quốc gia trong khu vực phát triển. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh.
Lần đầu tiên trong lịch sử thâm hụt thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 6 tháng đầu năm đã vượt thậm hụt thương mại Việt Nam -Trung Quốc. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, điều này sẽ tiếp tục diễn ra.
Với phương án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), có 5 nhà đầu tư trong nước và 2 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư 10 dự án đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8 km, mức đầu tư dự kiến hơn 40 tỷ USD.
Khi làm kinh tế, doanh nghiệp quân đội sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ chính trị xã hội mà không ai có thể làm được.
Nếu như năm 2009, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ chiếm 32,9% tổng xuất khẩu thì còn số này đã tăng lên 70,2% năm 2016 và 72,4% trong nửa đầu năm 2017.
Cục trưởng Kinh tế Võ Hồng Thắng khẳng định, quân đội lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là chiến lược lâu dài.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự