Hiện nay chúng ta thu nhiều quá, vắt kiệt sức doanh nghiệp, sức dân.

TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu cũng sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025.
Đó là thông tin được đưa ra tại Buổi gặp mặt cung cấp thông tin kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Bộ Công Thương.
Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP, theo đánh giá của Bộ Công Thương.
"Cú hích" cho xuất khẩu
Việc các nước trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ca-na-da giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa Việt Nam, sẽ tạo ra “cú hích” lớn cho xuất khẩu. Riêng với ngành dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể.
Theo tính toán, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại. Như vậy, nếu kim ngạch dệt may tăng, có thể tạo ra nhiều việc làm mới.
Ngoài ra, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu. Đây là mặt tích cực của nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, giúp Việt Nam tăng giá trị nội địa cho hàng may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Tương tự với dệt may, các mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng đáng kể xuất khẩu. Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, cũng có cơ hội tăng xuất khẩu rất lớn.
Đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao
Tham gia TPP cũng sẽ giúp Việt Nam và các nước có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới, được hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP hiện đang chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Bộ Công Thương cho rằng chắc chắn sẽ mở ra cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Theo đó, một số tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã cân nhắc đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu, biến Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ. Tham gia TPP, sẽ giúp xu hướng này phát triển mạnh hơn, là điều kiện quan trọng để nước ta bước sang giai đoạn phát triển các ngành mới, có hàm lượng công nghệ cao hơn.
Những cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến cũng sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng khi Hiệp định TPP có hiệu lực.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của ta cũng sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường của các nước tham gia TPP, tuy tác động này không lớn do khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài còn thấp.
Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có điều kiện vào thị trường mua sắm công ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ca-na-da... Theo số liệu từ Hoa Kỳ, thị trường mua sắm công nước này hàng năm đã vào khoảng 10 - 12 tỷ USD. Đây là kênh tiêu thụ hấp dẫn với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học, đặc biệt là vắc-xin.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP, còn cho rằng việc tham gia TPP là hiệp định tự do thế hệ mới, sẽ là cơ hội để VIệt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường. Từ đó hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, có cơ hội hoàn thiện môi trường kinh doanh.
Bộ Công Thương đánh giá, TPP sẽ tạo cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay chúng ta thu nhiều quá, vắt kiệt sức doanh nghiệp, sức dân.
Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sẽ xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội ngay trong năm nay. Việt Nam sẽ được gì từ dự án này, sau khi đã dành khá nhiều ưu đãi cho họ?
Giá dầu thấp làm nguồn thu ngân sách Nhà nước từ xuất khẩu dầu thô, thu thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Con số trên được đưa ra trong báo cáo của Bộ Tài chính tại buổi họp báo thường kỳ để thông tin về hoạt động của ngành tài chính trong quý I chiều 31/3 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai.
65% doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là “phổ biến”, và nhiều đơn vị mất hơn 10% doanh thu cho các chi phí không chính thức.
Hai nhà máy có vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) phải dừng hoạt động và có nguy cơ phá sản do thua lỗ nặng nề chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, thời gian tới, doanh nghiệp nên tập trung vào sáng tạo hơn là quan hệ. Trước đây, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào quan hệ để có được đặc quyền đặc lợi, bây giờ, trong bối cảnh mới, doanh nghiệp phải đảm bảo sự minh bạch, liêm chính và sáng tạo - như vậy mới đủ sức cạnh tranh.
Tình trạng thương mại hóa quan hệ với nhà nước với một số ưu đãi ngầm làm cho những lợi ích kinh tế chỉ có thể đạt được nhờ quan hệ "thân tín" với các cơ quan công quyền, chứ không phải năng lực và nỗ lực khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân rất khó phát triển, ngay cả khi họ hoạt động có hiệu quả - ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nói.
Bộ Công Thương vừa có quyết định thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động 7 doanh nghiệp liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp, trong đó có Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Kết Việt Nam...
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang được xem là điểm đến đầu tư đáng chú ý nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, khi làn sóng đầu tư của giới doanh nghiệp thuộc hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang đổ vào Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự