Ngày 14/3, Vụ trưởng Vụ Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công Nghiệp Thái Lan, ông Somchai Harnhiran cho biết nước này đã khởi động một chiến dịch mới nhằm xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp sang Việt Nam.

Do quá phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, các công ty Hàn Quốc và Đài Loan đang bắt đầu phải trả giá khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới suy yếu. Nhiều hãng hiện đang chuyển hướng sang Việt Nam và Ấn Độ.
Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan đang chuyển hướng sang Việt Nam do làm ăn thua lỗ tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Lượng hàng xuất khẩu sang đại lục và Hồng Kông chiếm đến khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu của Đài Loan. Thế nhưng, kể từ tháng 11.2014, lượng hàng xuất bán đã liên tục giảm sút.
Nikkei cho biết sự chững lại của kinh tế Trung Quốc đã làm suy yếu lượng tiêu thụ các thiết bị điện tử di động, dẫn đến tình trạng tụt giảm về lượng đặt hàng vật liệu bán dẫn, vốn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp xứ Đài.
Tương tự, lượng hàng xuất bán sang Trung Quốc của Hàn Quốc đã giảm rất mạnh. Nhiều loại hàng hóa, từ các sản phẩm hóa dầu, thép, máy móc nông nghiệp đến điện thoại smartphone, thiết bị văn phòng và các thiết bị liên lạc không dây, đều có số lượng đơn đặt hàng thấp.
Nhằm tránh bị tổn thất nhiều hơn, doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan đang mở rộng sang thị trường Việt Nam và Ấn Độ. Động thái này bao gồm cả việc thiết lập nhà xưởng sản xuất tại 2 nước này.
Thua lỗ vì cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc
Nikkei cho hay một số công ty tại Đài Loan cho rằng khó khăn không chỉ đơn giản xuất phát từ tình trạng suy yếu trong lượng tiêu thụ tại Trung Quốc. Vấn đề thực sự chính là số lượng các công ty Trung Quốc được chính quyền Bắc Kinh “chống lưng” đang ngày một tăng và các công ty này cướp mất cơ hội của doanh nghiệp Đài Loan.
Bắc Kinh đã chi rất đậm cho các ngành công nghiệp nội địa, chẳng hạn như ngành sản xuất chất bán dẫn và màn hình LCD.
Doanh thu của Wintek, hãng sản xuất màn hình cảm ứng lớn thứ 2 Đài Loan, đã giảm mạnh do phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ Trung Quốc. Wintek hồi tháng 10.2014 đã phải đệ đơn xin tái cơ cấu và đến tháng 7 vừa qua, đã phải ngưng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Doosan Engine, tập đoàn công nghiệp nặng hàng đầu Hàn Quốc, cũng lâm vào tình cảnh tương tự. “Chính phủ Trung Quốc ra chỉ đạo rằng các xưởng đóng tàu quốc doanh sẽ ưu tiên dùng động cơ của các nhà sản xuất trong nước. Kể từ đó, lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc cứ giảm suốt”, Nikkei dẫn lời một lãnh đạo giấu tên của tập đoàn Hàn Quốc than thở.
Samsung Electronics, nhà sản xuất điện thoại smartphone lớn nhất thế giới, từng một thời thống trị thị trường Trung Quốc nếu tính về doanh số bán hàng. Nhưng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm ngoái, 2 tập đoàn công nghệ Trung Quốc là Xiaomi và Lenovo đã lấn át hoàn toàn tập đoàn Samsung trên “sân nhà”.
Chuyển sang Việt Nam, Ấn Độ
Samsung đã dời dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây. Một gã khổng lồ khác trong lĩnh vực công nghệ của Hàn Quốc là LG Electronics cũng đã mở một nhà máy lắp ráp smartphone và điện tử gia dụng tại Hải Phòng hồi tháng 3. LG đã bỏ 1,5 tỉ USD vào nhà máy này, theo Nikkei.
Hồi tháng 12.2014, chính phủ Hàn Quốc đã chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh với các nước ASEAN tại thành phố cảng Busan. Các bên đã cùng thống nhất sẽ thúc đẩy kim ngạch thương mại lên mức 200 tỉ USD vào năm 2020, tức tăng vọt đến 45% so với năm 2014.
Trong khi đó, tại Đài Loan, các doanh nghiệp cũng có những bước đi tương tự. Tập đoàn Compal Electronics đã mở cửa trở lại một nhà máy ở miền bắc Việt Nam hồi tháng 7.
Tập đoàn Hon Hai, nhà cung cấp linh kiện điện tử lớn nhất thế giới, còn được biết đến với tên gọi Foxconn, đang có kế hoạch xây khoảng 10-12 nhà máy tại Ấn Độ vào năm 2020. Theo dự kiến, các nhà xưởng sẽ tạo ra 1 triệu việc làm.
Nikkei cho biết Hon Hai lâu nay vẫn xem Trung Quốc như nơi sản xuất chủ đạo, nhưng chi phí nhân công gia tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại gây khó cho hoạt động của tập đoàn Đài Loan.
Ngày 14/3, Vụ trưởng Vụ Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công Nghiệp Thái Lan, ông Somchai Harnhiran cho biết nước này đã khởi động một chiến dịch mới nhằm xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp sang Việt Nam.
Thừa nhận có chuyện chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu song Bộ Công Thương khẳng định thực hiện theo đúng văn bản quy định được Bộ Tài chính đưa ra.
Thông tư về thuế suất nhập khẩu xăng dầu của Liên Bộ Tài chính – Công Thương đang khiến cho hàng trăm tỷ đồng của người tiêu dùng chảy vào túi doanh nghiệp.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp FDI; nợ công tiếp tục tăng nhanh, bội chi ngân sách nhà nước lớn.
Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen vừa công bố kết quả khảo sát mới nhất về người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á. Theo đó, người dân 6 quốc gia trong khu vực đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.
Doanh nghiệp nhập khẩu dầu diesel, dầu madut… có thể hướng mức thuế nhập khẩu 0-5% nhưng người tiêu dùng vẫn phải chịu giá đã đánh thuế 10% để mua các mặt hàng này. Mức chênh lệch này có thế mang lại nguồn lợi hàng tỷ đồng.
Đề xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) buộc các doanh nghiệp xăng dầu phải mua hết sản phẩm trong nước mới được phép nhập khẩu là khó chấp nhận và các bộ ngành không ủng hộ là hiển nhiên.
Theo ĐBQH Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để hội nhập thành công với các FTA thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), cộng đồng doanh nghiệp cần sát cánh với Chính phủ thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đồng thời trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về các hiệp định đó, xây dựng một chương trình hành động của doanh nghiệp trong tương quan liên kết với các doanh nghiệp khác.
Tính đến cuối năm 2014, Petrolimex chiếm đến 48% thị phần phân phối xăng dầu tại Việt Nam
Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 3 tỉnh được mở rộng thêm vào quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội với tổng dân số 17,6 triệu người.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự