Việt Nam đã vượt Myanmar và chỉ đứng sau Philippines trong khu vực ASEAN về chỉ số PMI.

Theo báo cáo tháng 6 của HSBC, kinh tế Việt Nam đang dựa vào thế mạnh của lĩnh vực sản xuất và các khu vực thiên về xuất khẩu.
Các chuyên gia HSBC cho biết, chỉ số cơ bản của PMI tháng 5 bớt khả quan hơn so với trước đây (chỉ số PMI toàn phần tháng 5 đạt 51,6, giảm từ mức 54,1 của tháng trước) cho thấy khả năng suy giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đang có một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu có thể sẽ hồi phục. Ví dụ như, theo khảo sát PMI, một số nhà sản xuất đã đề cập đến gia tăng tồn trữ đầu vào, ngụ ý rằng họ dự trù lực cầu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Sản lượng đầu ra, việc làm, đơn hàng mới - cả tổng đơn hàng và đơn hàng từ nước ngoài tiếp tục gia tăng. Chỉ số PMI thấp hơn trước theo HSBC là không đáng lo ngại khi các chỉ số thường kỳ khác như thương mại và bán lẻ vẫn thể hiện tăng trưởng mạnh.
Theo đó, hoạt động thương mại tại các thị trường nước ngoài rất khả quan. Thậm chí trong một môi trường toàn cầu có nhiều bất ổn, xuất khẩu vẫn gia tăng ở mức 25% so với cùng kỳ năm trong tháng 5, trong khi tăng trưởng tháng trước đó được điều chỉnh lên 21,8%.
Tăng trưởng nhập khẩu tháng 5 cũng khá mạnh, ở mức 26,8% so với cùng kỳ năm, đẩy cán cân thương mại vào tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thâm hụt thương mại đang ở mức chưa đáng lo vì Việt Nam đang phải nhập khẩu các mặt hàng như máy móc thiết bị, đồ điện tử, máy tính và linh kiện, thép, nhựa và hóa chất thường được sử dụng trong các quy trình sản xuất.
Về bán lẻ, khu vực nội địa khá vững trong suốt tháng, thể hiện qua sự tăng trưởng tốt về doanh số bán lẻ với mức tăng trong tháng 5 đạt 13,1% so cùng kỳ năm. Việt Nam xếp thứ sáu về chỉ số tăng trưởng bán lẻ toàn cầu (GRDI), từ vị trí thứ 11 của năm ngoái, nhờ vào việc nới lỏng các rào cản đối với đầu tư trong thời gian gần đây.
Cũng như mọi khi, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn mạnh mẽ hơn khu vực trong nước. Trong khi đó, cầu nội địa duy trì ở mức khá cao. Bổ sung cho tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực bán lẻ, doanh số bán xe hơi - một chỉ số hữu dụng đối với xu hướng chi tiêu nội địa - đã tăng trung bình 12,4% so với cùng kỳ năm - mặc dù thuế và phí cao đã triệt tiêu tác dụng của thuế quan được dỡ bỏ và khiến cho giá xe tăng lên.
Thị trường bất động sản hồi phục mạnh mẽ do có vốn từ các ngân hàng, khối đầu tư nước ngoài và người mua là người Việt Nam sống ở nước ngoài.
Cũng theo nhìn nhận của các chuyên gia đến từ ngân hàng này, lạm phát giảm dần nhưng có xu hướng tăng đối với giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi việc điều chỉnh trợ giá trong lĩnh vực này đang diễn ra.
Trước động thái trên, nhà nước cung cấp trợ giá thông qua việc áp giá có trợ giá cho tất cả mọi người bao gồm cả những người có khả năng kinh tế và những người lựa chọn không tham gia vào chương trình bảo hiểm sức khỏe. Giá thực phẩm đi xuống đang giữ mức lạm phát chững lại. "Nhưng chúng tôi không kỳ vọng một biện pháp nới lỏng tiền tệ khi tăng trưởng tín dụng đang mạnh", các chuyên gia HSBC đánh giá.
Lệ Chi
Theo Vnexpress
Việt Nam đã vượt Myanmar và chỉ đứng sau Philippines trong khu vực ASEAN về chỉ số PMI.
Tại hội thảo “Điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở VN” do VCCI tổ chức ngày 30-6, nhiều chuyên gia cho rằng nhiều biến tướng của điều kiện kinh doanh đã đẩy các doanh nghiệp vào rủi ro, mất cơ hội làm ăn.
Để hoàn thành kế hoạch 6,7% cả năm, GDP 6 tháng tới sẽ phải tăng 7,4% - điều chưa có tiền lệ trong vòng 10 năm qua.
Thu nhập bình quân hàng tháng trong quý II/2017 của lao động làm công ăn lương là 5,3 triệu đồng, giảm 316 nghìn đồng so với quý trước.
Việt Nam có khoảng hơn 200 người siêu giàu sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Con số này kém xa so với một số nước trong khu vực như Singapore (2.170 người), Indonesia (1.950 người) hay Thái Lan (1.250 người).
Có trong tay quyền quản lý tài sản rất lớn đồng nghĩa với có cơ hội để trục lợi không nhỏ, quan hệ thân hữu và lợi ích đang là lực cản đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. .
Suất đầu tư đường cao tốc tại Việt Nam rẻ hay đắt đang là chủ đề tranh cãi của dư luận.
“Trong cỗ xe tam mã, con ngựa thứ ba là khu vực tư nhân trong nước chưa bao giờ thực sự được coi là một động lực quan trọng. Như GS. Võ Đại Lược từng nói vui là thậm chí chúng ta chặt đầu luôn con ngựa thứ ba đó”.
Việt Nam cần tiến hành một cuộc cách mạng về công nghệ, nhưng liệu điều này có dễ dàng?
Đầu tư từ Trung Quốc dưới hình thức M&A đang gia tăng, thậm chí có thể trở thành xu hướng chủ đạo thời gian tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự