Những nghiên cứu gần đây cho thấy người giàu chịu ảnh hưởng từ lạm phát nhiều hơn tầng lớp người nghèo…

Sáng 3.12, nghị trường cuộc họp HĐND TP.Hà Nội lần thứ 14 trở nên nóng khi mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Phạm Thanh Mai (quận Hà Đông) đặt câu hỏi về nguyên nhân của nợ khó thu, số doanh nghiệp (DN) bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh và biện pháp xử lý.
Trả lời câu hỏi này, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, đến tháng 10.2012, số nợ thuế tăng lên 10.560 tỉ đồng. Đến năm 2014, số nợ thuế tăng lên 18.600 tỉ đồng, tiền chậm nộp chiếm 28% và đến nay, tiền chậm nộp đã tăng thêm gần 2.000 tỉ đồng, rất lớn. Trong số đó, tiền thuế của các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh lên gần 2.500 tỉ đồng.
Ông Hải cũng cho biết thêm, hiện nay các DN bỏ địa chỉ kinh doanh có 3 trạng thái, trong đó nổi cộm là hiện tượng thành lập DN chỉ để buôn bán hóa đơn. “Đối tượng này thành lập xong là giải thể ngay, rất khó phát hiện. Những đối tượng này hoạt động rất tinh vi, hầu hết là mượn chứng minh thư thuê làm giám đốc, khiến cơ quan công an mất thời gian. Khi tiếp cận thì thấy toàn bộ số giám đốc này hoặc làm xe ôm, hoặc đang trong tù, hoặc là người bị mất chứng minh thư” - ông Hải cho biết.
Nhóm thứ hai là DN có khó khăn, thành lập ra nhưng không có khả năng hoạt động nên ngừng nghỉ, không quay lại thành lập DN mới, cơ quan thuế không nhận diện được.
Nhóm thứ ba là những DN cố tình chiếm đoạt thuế của Nhà nước bằng cách đóng cửa DN rồi thành lập DN khác.
Trả lời các vấn đề liên quan đến nợ thuế của các DN, thành lập DN “ma”, mua bán hóa đơn giả mạo, Phó Bí thư Thành ủy - Giám đốc Công an (CA) TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, CA Hà Nội đã phối hợp và xác định 300 Cty, truy thu thuế của các công ty bỏ trốn. Qua quá trình điều tra, hơn 1 năm đến nay, CATP đã chứng minh được trong thời gian 6 năm, có đối tượng thành lập tới 16 Cty và bán hóa đơn cho 2.290 DN với số tiền 5.428 tỉ đồng.
Ông Chung cho biết, CATP đã phối hợp chặt chẽ với Viện KSND TP và hoàn chỉnh hồ sơ để truy tố các đối tượng trước pháp luật. Đối với công ty có hành vi trốn thuế, CATP phối hợp với Cục Thuế để tiến hành truy thu thuế. Cho đến nay, CA TP.Hà Nội đã truy thu được trên 50 tỉ đồng tiền mặt, hơn 2.000m2 đất đối tượng này sau khi mua hóa đơn và lấy tiền ra để mua tài sản bất minh.
Ông Nguyễn Đức Chung khẳng định: “Thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế để quản lý DN tốt hơn. Việc vi phạm liên quan đến việc thành lập các công ty giả mạo, việc bán hóa đơn giả mạo sẽ được xử lý nghiêm túc và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy người giàu chịu ảnh hưởng từ lạm phát nhiều hơn tầng lớp người nghèo…
Chiếm 20% tổng chi ngân sách mỗi năm (tương đương 200 ngàn tỷ đồng), các khoản chi mua ô tô, trang thiết bị cho cơ quan nhà nước đang trở thành bài toán đau đầu với Bộ Tài chính. Nếu tổ chức mua sắm tập trung sẽ “gọt” bớt được khoảng 30 nghìn tỷ đồng/năm.
Hội nhập sâu rộng, niềm tin cải cách hay điểm đến mới của dòng chảy vốn đầu tư thế giới đã, đang là cơ hội và chìa khóa giúp Việt Nam có thể vươn lên, trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới năm 2015.
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện chính sách xã hội, coi các chính sách xã hội là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài, liên tục từ đó chủ động đề ra các giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu bảo đảm tốt an sinh xã hội, chăm lo cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống cho người dân.
Trong lĩnh vực quản lý rủi ro có rất nhiều khía cạnh, nội dung chuyên môn nghiệp vụ mang tính kỹ thuật mà từng bước các cơ quan hải quan và cơ quan thuế đang nghiên cứu áp dụng để đưa vào thực tế công tác quản lý thuế của Việt Nam. Theo đó, hai ứng dụng theo phương pháp rủi ro trong quản lý thuế GTGT (VAT) của Italia được xem là trải nghiệm hiệu quả có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Chi phí trả lương lái xe, hao mòn, sửa chữa, xăng dầu… trong một năm của mỗi ôtô công tương đương khoảng 320 triệu đồng, theo tính toán của Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính).
Bài viết được đăng tải trên tờ Wall Street Journal mới đây nhận định, TPP có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngành sản xuất Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có những mặt trái như chi phí lao động tăng lên và áp lực sản xuất quy mô lớn hơn ở các nhà máy trong nước.
Ông Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội, cho biết như trên trong cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21-10.
Mặc dù báo cáo Chính phủ cho thấy thu ngân sách năm 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán năm 2015 gần 61.000 tỷ đồng song Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, tình hình ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng vì áp lực chi. Trong khi đó, con số thực để phân bổ hiện vỏn vẹn còn 45.000 tỷ đồng!
Nhìn lại tình hình kinh tế xã hội sau 5 năm, dù không ít khó khăn, thách thức nhưng toàn Đảng toàn dân đã đồng lòng, đồng sức tìm mọi cách vượt qua khó khăn, có các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng suy yếu, đạt được nhiều chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2010- 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự