Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành rà soát lại các sản phẩm chủ lực để điều hành đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, trong 9 tháng của năm 2015, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng tốc lên mức 6,5% - tốc độ mở rộng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua.
Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á Bổ sung (ADOS) công bố sáng 3/12, ADB cho biết, 2 lĩnh vực đem lại động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm nay là công nghiệp và xây dựng, với tỉ lệ đóng góp gần 50%.
Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam còn nhận được lực đẩy từ sản lượng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục duy trì ở mức cao. Trong 3 quý của năm 2015, lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 6,2%, trong khi lĩnh vực nông nghiệp mở rộng với tốc độ có phần khiêm tốn hơn là 2,1%.
Về phía nhu cầu, trong nửa đầu năm 2015, nhu cầu nội địa tiếp tục khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
Theo ADB, với đà phục hồi ngày càng mạnh trong năm 2015, cùng mối quan tâm ngày càng lớn dành cho Việt Nam như một điểm đến của dòng vốn FDI, và những tiến triển gần đây trong các thỏa thuận thương mại quan trọng, tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức 6,5% trong năm 2015 và 6,6% trong năm 2016.
Được biết, mức tăng trưởng trong năm 2014 của Việt Nam là 6%.
Ngoài ra, ADB cũng giữ nguyên ước tính lạm phát năm nay và năm tới của Việt Nam lần lượt ở mức 0,9% và 4%, thấp hơn so mức 4,1% trong năm 2014.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành rà soát lại các sản phẩm chủ lực để điều hành đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự khởi sắc của thị trường tài chính, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) doanh nghiệp chính là cách để nền kinh tế phân phối lại các nguồn lực hiệu quả hơn.
Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh thông điệp thành công của các nhà đầu tư Mỹ chính là thành công của Việt Nam.
Các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam cùng lên tiếng cảnh báo về hiện trạng nguồn nước sông Mê Kông, đồng thời kêu gọi hành động nhằm bảo vệ nguồn sống chung của khu vực.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nhất thiết phải giao một đầu mối quản lý, chịu trách nhiệm về nợ công, thay vì phân tán, cắt khúc cho 3 cơ quan như hiện nay.
Nếu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 10 tới, khung thuế bảo vệ môi trường sẽ tăng lên mức tối đa 8.000 đồng một lít, gấp đôi so với hiện tại.
Nghị quyết xử lý nợ xấu có phải là một sự ưu ái đối với ngành ngân hàng hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu 2.000 giám đốc ngân hàng, chi nhánh có quyền ký quyết định trưng dụng, thu giữ tài sản?
Hãng tin Nikkei của Nhật Bản phân tích lý do Việt Nam ủng hộ TPP 11.
Nợ công tăng nhanh, đến cuối năm 2016 ở mức 63,7% GDP, tăng gần 2% so với con số "chốt" năm 2015 được Chính phủ công bố.
Sức mua của người dân yếu không thể gánh thêm gánh nặng thuế là một trong 3 lý do được ông Nguyễn Đức Hùng Linh, đưa ra lý giải vì sao không thể tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu lên 8.000 đồng/lít.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự