Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, trong 9 tháng của năm 2015, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng tốc lên mức 6,5% - tốc độ mở rộng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua.

Nhiều báo điện tử và trang mạng của Bỉ và châu Âu trong ngày 2 và 3/12 đã đăng tin về chuyến thăm Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) vừa qua của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hãng thông tấn RTBF của Bỉ cho biết tại cuộc hội đàm hôm 2/12 ở lâu đài Van Duchesse, thủ đô Brussels, Thủ tướng Bỉ Charles Michel và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nêu một loạt các dự án hợp tác kinh tế giữa hai bên, trong đó có việc Việt Nam sẽ mua một vệ tinh nhỏ do Bỉ sản xuất có khả năng cung cấp những hình ảnh siêu nét để quan sát Trái Đất, trị giá 70 triệu euro.
Thủ tướng Charles Michel cũng đề cập tới dự án của công ty Rent-A-Port đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với giá trị 250 triệu euro. Bài báo nhấn mạnh trả lời phỏng vấn hãng tin Belga, Thủ tướng Charles Michel tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ các dự án của các doanh nghiệp Bỉ ở Việt Nam.
Đề cập tới sự kiện Việt Nam và EU ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa hai bên, dưới tiêu đề "Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam: một hiệp định phù hợp với thời đại," mạng tin "Europe Presse Image" dẫn lời nghị sỹ Franck Proust, báo cáo viên thuộc Nhóm nghị sỹ đảng Nhân dân châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu (EP), cho rằng "thỏa thuận giữa EU và Việt Nam tượng trưng cho tương lai của chính sách thương mại của EU. Cân bằng, đầy tham vọng, hiện đại, đây là một thỏa thuận cung cấp tự do đích thực trong trao đổi thương mại, phù hợp với thời đại."
Nghị sỹ Franck Proust nhấn mạnh trong chuyến thăm Việt Nam của ông hồi tháng 4 vừa qua, ông đã nhận ra những lợi ích mà EVFTA sẽ mang lại cho các doanh nghiệp châu Âu cơ hội tiếp cận dễ dàng thị trường Việt Nam, cũng như đưa hàng hóa Việt Nam chất lượng cao vào thị trường châu Âu.
Còn mạng tin L’antenne (www.lantenne.com) nêu rõ thỏa thuận vừa được ký ngày 2/12 này kết thúc 2 năm rưỡi đàm phán giữa EU với 28 thành viên và Việt Nam, mà trao đổi thương mại đã tăng gấp 3 lần trong thập kỷ vừa qua, đạt 28 tỷ euro.
EVFTA là thỏa thuận đầu tiên của EU với một quốc gia đang phát triển, nó sẽ loại bỏ tới 99% thuế trong vòng 7 năm.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, trong 9 tháng của năm 2015, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng tốc lên mức 6,5% - tốc độ mở rộng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua.
Thông tin từ báo cáo mới nhất về tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2010 - 2015...
Sáng 3.12, nghị trường cuộc họp HĐND TP.Hà Nội lần thứ 14 trở nên nóng khi mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Phạm Thanh Mai (quận Hà Đông) đặt câu hỏi về nguyên nhân của nợ khó thu, số doanh nghiệp (DN) bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh và biện pháp xử lý.
Nhiều doanh nghiệp Nhật đã rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, đóng cửa hẳn nhà máy và hầu hết họ đều chọn điểm đến thay thế là Việt Nam.
Dự kiến hơn năm nữa (1-7-2017), Việt Nam sẽ không còn được nhận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Để được hưởng lợi thuế suất từ 18% xuống 0%, một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam đang tìm nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế hàng nhập khẩu.
"Quan trọng hơn là hai bên cùng chia sẻ để có hướng giải quyết trong thời gian tới”, CEO Đặng Việt Dũng khẳng định.
Kết quả được Kiểm toán Nhà nước công bố gần đây vẫn cho thấy bức tranh không mấy sáng sủa về tình hình tài chính, kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Cục Thuế Hà Nội khẳng định sẽ truy thu được 13.000 tỷ đồng tiền nợ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn...
Mất tiền, thêm phí, lộ thông tin bảo mật, khó phân bổ nguồn tiền trong tài khoản... là những băn khoăn của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự