Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định đã có kịch bản trong trường hợp giá dầu thô xuống 30 USD mỗi thùng, trong khi thu ngân sách hiện đã bớt phụ thuộc vào nguồn này hơn nhiều so với 5-10 năm trước.

Nghị quyết được Quốc hội thông qua sáng nay đồng ý phương án tăng lương 5% từ 1/5/2016 và cho phép dùng một phần tiền bán vốn doanh nghiệp để bù hụt thu 2015.
Tỷ lệ tán thành trên tổng số 435 đại biểu tham gia biểu quyết sáng nay với Nghị quyết về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 của Quốc hội là 80%, so với con số hơn 90% của Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng được cơ quan lập pháp thông qua hôm qua (10/11).
Chính phủ được sử dụng 10.000 tỷ đồng trong trường hợp ngân sách trung ương 2015 bị hụt thu. Ảnh: Giang Huy
Theo văn bản này, Quốc hội cho phép Chính phủ phát hành tổng cộng 3 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế trong năm nay và 2016 để cơ cấu lại nợ trong nước, trên cơ sở so sánh, phân tích, đảm bảo có lợi cho quốc gia. Cơ quan này cũng nhất trí thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu phát hành, bằng cách hạn chế các kỳ hạn từ 3 đến dưới 5 năm ở không quá 30% khối lượng. 70% còn lại phải có kỳ hạn từ 5 năm trở lên.
Về các kế hoạch điều chỉnh lương, Quốc hội yêu cầu cần thực hiện với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới hai triệu đồng một tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non công tác trước năm 1995, để lương của các đối tượng này đạt mức lương cơ sở từ 1/1/2016.
Ngoài ra, từ ngày 1/5/2016, Chính phủ sẽ thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,15 triệu đồng lên 1,21 triệu đồng (tăng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... đang có hệ số lương từ 2,34 trở lên. Riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công... tiếp tục giữ mức tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.
Kế hoạch tăng lương này được đưa ra sau khi Chính phủ cho biết đã cân đối được khoảng 11.000 tỷ đồng để thực hiện vào năm sau, dù trước đó từng xin hoãn trình phương án đến tháng 3/2016 do chưa thể thu xếp. Theo ý kiến của Quốc hội, ngân sách trung ương cũng sẽ hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn...
Ngoài ra, Quốc hội cũng cho phép sử dụng 40.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần thuộc sở hữu của Nhà nước tại một số doanh nghiệp để đầu tư phát triển. Trường hợp ngân sách trung ương năm 2015 bị hụt thu, Chính phủ được phép dùng không quá 10.000 tỷ đồng để cân đối, nhưng chỉ được chi cho đầu tư phát triển. 30.000 tỷ đồng còn lại sẽ được chuyển nguồn sang năm 2016 để tăng chi với mục đích tương tự.
Tính chung theo kế hoạch, tổng thu ngân sách Nhà nước năm sau đạt trên 1,014 triệu tỷ đồng. Nếu tính cả 4.700 tỷ đồng chuyển nguồn ngân sách địa phương từ 2015 sang 2016 thì tổng số thu đạt 1,019 triệu tỷ. Trong khi đó, tổng chi ước đạt 1,273 triệu tỷ đồng, khiến mức bội chi vào khoảng 254.000 tỷ, tương đương 4,95% GDP.
Với tình hình này, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết... hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ôtô và trang thiết bị đắt tiền. Cơ quan điều hành cũng cần từng bước thực hiện khoán xe công đối với một số chức danh.
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định đã có kịch bản trong trường hợp giá dầu thô xuống 30 USD mỗi thùng, trong khi thu ngân sách hiện đã bớt phụ thuộc vào nguồn này hơn nhiều so với 5-10 năm trước.
Năm 2015 là năm thứ 5 liên tiếp ngành mía đường toàn cầu trải qua tình trạng thặng dư với với tổng lượng cung vượt hơn cầu hơn 2,8 triệu tấn. Đây cũng là khoảng thời gian mà sức nóng của ngành mía đường Việt Nam hiếm khi có dấu hiệu suy giảm khi lộ trình gia nhập hàng loạt hiệp định thương mại tự do buộc các doanh nghiệp nội địa phải tự mình đổi mới.
"Quan điểm của tôi là lạc quan trong dè dặt. Sự dè dặt của tôi là hiệp định thương mại và nhất là TPP được tung hô và mang tính cách khẩu hiệu hô hào”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
Nếu không tận dụng được cơ hội từ AEC thì 5-7 năm nữa, Việt Nam không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình.
Buổi giao lưu 90 phút cùng Nhựa Bình Minh sẽ diễn ra từ 9h00-11h ngày 17/12/2015. Tại buổi giao lưu trực tuyến này, lãnh đạo Nhựa Bình Minh sẽ giải đáp những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.
Lãnh đạo 8 tỉnh của Việt Nam vừa trực tiếp mời gọi và thúc giục các nhà đầu tư Nhật Bản nhanh chân hơn nữa khi quyết định đầu tư vào các địa phương. Sự chậm chân của đối tác Nhật khiến nhiều dự án rơi vào tay các đối thủ khác.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 9/2015 dư nợ tín dụng đối với toàn nền kinh tế ở mức hơn 4,45 triệu tỷ đồng, tăng 12,12% so với cuối năm 2014.
Việt Nam được WB đánh giá xếp thứ 11 trong số các nước nhận kiều hối nhiều nhất, dự kiến năm nay khoảng 12,5 tỷ USD.
Kết quả chương trình giám sát thuế - hải quan năm 2015 vừa được công bố chiều 12-12 tại Hà Nội cho thấy dù thủ tục đã có cải thiện nhưng nhiều doanh nghiệp, hiệp hội vẫn cảm thấy lo lắng...
Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương siết chặt chi tiêu cho các khoản lễ hội, khánh tiết, đi công tác nước ngoài và đảm bảo việc trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự