Lãi suất tăng đang là kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất, cho dù đây sẽ là điều mà NHNN và nền kinh tế không hề mong đợi.

Theo Fitch Ratings, việc ký kết hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp Việt Nam hưởng nhiều lợi ích kinh tế vĩ mô dài hạn.
Hiệp định này sẽ thúc đẩy đầu tư nước ngoài, năng suất và giá trị xuất khẩu, củng cố tiềm năng tăng trưởng và các tài khoản bên ngoài. Hiệp định thương mại EU-Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận sau gần 3 năm đàm phán.
Hiệp định này sẽ xóa bỏ hầu như toàn bộ các hàng rào thuế quan trong giai đoạn 10 năm chuyển dịch, và đa số các hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ khi hiệp định có hiệu lực. Hiệp định cũng mở ra nhiều cơ hội nhận đầu tư từ EU cho các ngành dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tài chính.
Việt Nam hiện đã được hưởng lợi từ cân bằng bên ngoài và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế tương đối cao. Tăng trưởng GDP thực tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2010-2014 là 5,9% so với mốc 4,5% của xếp hạng BB. Thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam năm 2014 là 4,5% GDP so với thâm hụt trung bình là -1,3%.
Tài khoản bên ngoài đã được củng cố nhờ dòng vốn FDI mạnh và ổn định, với FDI ròng chiếm tổng cộng 3,9% GDP, tương đương 7,2 tỷ USD. Nền kinh tế vĩ mô ổn định và cái thiện là một yếu tố quan trọng thúc đẩy Việt Nam đạt xếp hạng BB- vào tháng 11/2014.
Các nước thuộc EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 29,7 tỷ USD năm 2014, tăng khoảng 15% so với năm 2013.
Việc các hàng rào thuế thương mại và đầu tư tiếp tục hạ sẽ giúp ngành xuất khẩu Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút thêm nhiều dòng vốn FDI.
Nếu Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Việt Nam và 11 nước tham gia được thông qua, Việt Nam sẽ hoàn thành các thỏa thuận thương mại tự do với 3 trong số 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình.
Fitch kỳ vọng sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài khoản bên ngoài ngày càng tăng của Việt Nam tiếp tục là động lực hỗ trợ chỉ số tín dụng quốc gia, trong khi các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến xếp hạng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi nợ công tăng cũng như các khoản nợ tiềm tàng từ ngành ngân hàng.
Fitch dự đoán thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ đạt 6,5% GDP trong năm nay trước khi dần dần hạ xuống.
Lãi suất tăng đang là kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất, cho dù đây sẽ là điều mà NHNN và nền kinh tế không hề mong đợi.
Một công ty có 45% vốn nhà nước, ban lãnh đạo ổn định. Công ty còn lại có 90% vốn nhà nước, ban lãnh đạo biến động.
Tại hội nghị cấp cao đầu tiên giữa Nga và ASEAN diễn ra trên lãnh thổ Nga, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước Campuchia, Indonesia, Myanmar và cố gắng tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp Việt khi đầu tư sang những thị trường này.
Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đến TP.HCM đều tìm hiểu về hệ thống nhà xưởng xây sẵn trước khi quyết định đầu tư.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói chỉ số nộp thuế trên lợi nhuận 39,4%, để giảm ngay cho các doanh nghiệp không đơn giản.
“Đa số DN không có chiến lược, đầu tư bài bản, công nghệ cũng là con số không. Trong 5 năm qua, số lượng DN giải thể và cả thành lập mới đều rất lớn. Mỗi năm, số lượng DN bổ sung thêm khoảng 17.000 DN nhưng cũng có khoảng 10.000 DN giải thể”, ông Bùi Quang Vinh cho biết.
Nhu cầu phương tiện cơ động, hợp túi tiền của 90 triệu người dân đã giúp nhiều thương hiệu xe máy nước ngoài thu về hàng tỷ USD sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam.
Tính toán của ngành tài chính phần nào cho thấy doanh nghiệp vẫn gặp không ít rào cản trong quá trình hoạt động, trong khi cải thiện môi trường kinh doanh đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được Chính phủ đặt ra.
Với sự kiện Hồ sơ Panama, các cơ quan thuế phải giám sát chặt chẽ hơn các doanh nghiệp đến từ các “thiên đường thuế", đồng thời cần có những thông tin minh bạch về những tổ chức, cá nhân người Việt liên quan đến hồ sơ này.
Khi tăng phát hành TPCP (cung TPCP tăng) thì thị giá trái phiếu sẽ giảm và lãi suất thị trường sẽ tăng (lúc này đầu tư của Chính phủ sẽ chèn lấn đầu tư của khu vực tư nhân).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự