Theo báo cáo hợp nhất, các tập đoàn - tổng công ty có tổng nợ phải thu là 293.617 tỉ đồng, trong khi số nợ phải trả là 1.567.063 tỉ đồng

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành rà soát lại các sản phẩm chủ lực để điều hành đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay.
Quyết tâm tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy sản xuất trong lĩnh vực khai khoáng, chế biến chế tạo... một lần nữa được lãnh đạo Chính phủ và các bộ ngành thể hiện trong cuộc họp tìm giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa diễn ra ngày 1/6.
Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải cho biết qua rà soát, mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của toàn ngành công nghiệp cả năm 2017 dự kiến sẽ ở mức khoảng 8%, cao hơn so với mức tăng năm 2016 là 7,4%. Trong đó, ngành khai khoáng đạt khoảng 92% so với năm 2016 (đã tính đến sản lượng khai thác dầu thô tăng thêm 1 triệu tấn). Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng khoảng 12,5% so với năm 2016. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng khoảng 12%...
“Phương án nêu trên đã được rà soát, tính toán khá kỹ lưỡng từng ngành, từng nhóm sản phẩm và xác định ở ngưỡng cao, nhiều sản phẩm ở mức phấn đấu”, ông Đỗ Thắng Hải nói.Đánh giá khả năng tăng trưởng của từng lĩnh vực công nghiệp, ngành dầu khí khẳng định sẽ phấn đấu khai thác thêm 1 triệu tấn dầu và 1 tỷ m3 khí, qua đó cả năm sẽ đạt 13,28 triệu tấn dầu và 10,6 tỷ m3 khí. Theo tính toán, sản lượng khai thác 2 loại nguyên liệu này sẽ đóng góp thêm khoảng 0,25% mức tăng GDP.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành tính toán rà soát lại các mặt hàng chủ lực trong nước, lên phương án điều hành để đảm bảo tăng trưởng GDP 6,7% năm nay.
Về than, khả năng khai thác thêm than là khó khăn, do phụ thuộc vào thị trường. Đối với các khoáng sản khác, Bộ Công Thương đang tiếp tục khẩn trương rà soát, tổng hợp khối lượng quặng tồn kho của các doanh nghiệp tại các địa phương để doanh nghiệp sớm thực hiện được các đơn hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ tiếp tục đề xuất với Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản có giá trị như: quặng titan, đá vôi trắng... để góp phần đóng góp tăng trưởng cho ngành công nghiệp khai khoáng.
Đối với nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo, việc rà soát 24 mặt hàng, nhóm hàng chủ yếu trong 5 tháng đầu năm cho thấy, có 12 nhóm có khả năng tăng trưởng tốt (tăng trên 8%); 3 nhóm sản phẩm có khả năng tăng trưởng ở mức trung bình (từ 5 đến 8%) và 9 nhóm sản phẩm có khả năng tăng trưởng ở mức thấp, giảm.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2017 là 6,7% là rất khó khăn, nhưng không phải không có khả năng thực hiện.
Theo Phó thủ tướng, thời gian qua, các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội đều đã rất trách nhiệm, nỗ lực ở mức cao để thực hiện nhiệm vụ được giao. Những nỗ lực này thể hiện ở các kết quả cụ thể trong cân đối vĩ mô, củng cố khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6,7% trong điều kiện rất khó khăn.
“Tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng không duy ý chí, không chủ quan”, Phó thủ tướng khẳng định.
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành cần có giải pháp trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị bảo đảm thực hiện có hiệu quả để tái cơ cấu hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất lớn của nền kinh tế như sản xuất đồ uống, hóa chất, điện lực, than khoáng sản, dầu khí.
Bộ Công Thương chủ trì có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường ngoài nước, khai thác tốt các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết, cũng như ứng phó một cách chủ động, có hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới.
“Cần tích cực mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam, coi trọng thị trường trong nước, đồng thời phải lấy thị trường khu vực và toàn cầu làm mục tiêu để cạnh tranh”, Phó thủ tướng nói.
Các Bộ Công Thương, Tài chính tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường để có các chỉ đạo và giải pháp kịp thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng GDP.
“Phải kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí... giúp họ cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả với các sản phẩm nhập khẩu cũng như đẩy mạnh được xuất khẩu, qua đó tăng trưởng được sản lượng sản xuất”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Đối với một số ngành, lĩnh vực sản xuất cụ thể, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo rà soát, nâng cao hiệu quả, sản lượng các lĩnh vực khai khoáng, đặc biệt là dầu khí, than; ngành dầu khí đảm bảo khai thác thêm tối thiểu 1 triệu tấn dầu thô so với kế hoạch.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn được yêu cầu tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tái cấu trúc ngành, sản phẩm để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn chế thấp nhất hậu quả của thiên tai, với mục tiêu đạt phương án tăng trưởng cao nhất.
Nguyễn Hoài
Theo Vnexpress
Theo báo cáo hợp nhất, các tập đoàn - tổng công ty có tổng nợ phải thu là 293.617 tỉ đồng, trong khi số nợ phải trả là 1.567.063 tỉ đồng
Chăn nuôi bò sữa, bò thịt dù bị cảnh báo sẽ cạnh tranh gay gắt khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thi hành nhưng đây vẫn là mảng tiềm năng, nhất là đến thời điểm này, khi các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài vẫn chưa mặn mà đầu tư vào Việt Nam.
Những dự án hành chính, tưởng niệm "nghìn tỷ" được ví như món tôm hùm trên mâm tiệc đầu tư của các địa phương: hoành tráng nhưng lãng phí và gây bội thực trong bối cảnh khó khăn chung.
Đến năm 2035 GDP/người của Việt Nam mới có thể đạt hơn 10.000 USD, hoặc 15.000 USD theo sức mua tương đương, tức là chỉ tương đương trình độ của Malaysia hiện nay.
Do quá phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, các công ty Hàn Quốc và Đài Loan đang bắt đầu phải trả giá khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới suy yếu. Nhiều hãng hiện đang chuyển hướng sang Việt Nam và Ấn Độ.
Trong khi số nợ phải trả tăng mạnh, doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tăng không đáng kể và lợi nhuận lại giảm, theo báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của DNNN vừa được Chính phủ trình Quốc hội.
"Super Company" - công ty giả định hình thành từ 119 tập đoàn, tổng công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn sẽ có doanh thu 75 tỷ USD - tương đương với doanh thu năm 2014 của Sony hay Panasonic.
Hãng tin Nikkei cho biết, công ty Pou Chen hiện là nhà sản xuất gia công da giày lớn nhất trên thế giới, chuyên cung cấp hàng hóa cho 2 hãng nổi tiếng thế giới là Nike và Adidas cùng nhiều thương hiệu lớn khác, đang có kế hoạch chuyển nhà máy sang Việt Nam để tận dụng lợi thế TPP
Bên cạnh những cơ hội đã rất rõ ràng, thì việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng đặt Việt Nam trước nhiều thách thức lớn. Để biến những thách thức này thành cơ hội, rất cần những hành động đồng bộ, đồng tốc giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
"Nếu không có gì thay đổi, riêng năm 2015 sẽ có 94.000 doanh nghiệp thành lập mới. Đây là năm có số doanh nghiệp thành lập mới lớn nhất từ trước đến nay, cho thấy sự cởi trói trong kinh doanh".
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự