Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội lo ngại thông qua xóa nợ thuế cho một số doanh nghiệp Nhà nước có thể là cái cớ cho việc chây ỳ về sau, gây bất bình đẳng trong nền kinh tế.

Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng lớn. Thậm chí, các nước trong nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar) cũng đang có sự cải cách tốt, tốc độ tăng trưởng cao hơn Việt Nam.
Tích cực tự do hoá bên ngoài nhưng lại hạn chế tự do hoá bên trong
Theo tiến trình hội nhập, đến cuối năm 2015 cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được hình thành. Chia sẻ về những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trước thềm AEC, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, ở Việt Nam có một nghịch lý khi tích cực tự do hoá bên ngoài nhưng lại hạn chế tự do hoá bên trong.
Cụ thể, bà Lan cho biết, nếu đánh giá về sự sẵn sàng của Việt Nam, vị chuyên gia này đồng ý với nhận định rằng Việt Nam đứng thứ 2, thứ 3 trong khu vực ASEAN về sự sẵng sàng hội nhập khi thực hiện hàng loạt các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
“Có một nghịch lý khi Việt Nam đang tích cực tự do hoá bên ngoài nhưng lại hạn chế tự do hoá bên trong. Việt Nam giảm hàng loạt hàng rào thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng lại dựng lên nhiều loại thuế phí đối với doanh nghiệp trong nước” – bà Lan chia sẻ.
Khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông dân còn gặp nhiều khó khăn, chịu cạnh tranh lớn. Rào cản đối với sự phát triển của các đối tượng này còn nhiều, thậm chí có chiều hướng tăng mà không giảm.
“Ngần ấy năm tháo gỡ, Việt Nam chưa tháo được lại tăng thêm các nút thắt khác như thủ tục hành chính phức tạp và nhiêu khê. Thuế phí ở Việt Nam quá nhiều, 1 quả trứng chịu 14 loại thuế phí, con lợn cõng 51 loại thuế phí...” – vị chuyên gia này trăn trở.
Doanh nghiệp lo làm sao để tồn tại hơn là cạnh tranh
Về độ sẵn sàng của Việt Nam trong kết nối, bà Lan cho rằng, kết nối quan trọng nhất là 3 lĩnh vực thể chế, con người và hạ tầng. Tuy nhiên, kết nối thể chế ở Việt Nam khiến vị chuyên gia này “giật mình”.
Bà Lan đánh giá, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng lớn. Thậm chí, các nước trong nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar) cũng đang có sự cải cách tốt, tốc độ tăng trưởng cao hơn Việt Nam.
“20 năm tham gia ASEAN, Việt Nam vẫn ở trong nhóm CLMV trong khi chúng ta từng kỳ vọng sau khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ ở trong nhóm ASEAN 6” – bà Lan nói.
Theo bà Lan, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có những động lực khác nhau. Doanh nghiệp nhà nước vẫn bảo hộ và độc quyền, chưa quan tâm đến hội nhập, chỉ chờ đợi vốn ODA. Còn khối doanh nghiệp tư nhân lại chịu sức ép rất lớn, 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chỉ hoạt động nội địa, chưa tham gia xuất nhập khẩu nên chưa biết được những thách thức khi hội nhập và mở cửa thị trường.
Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng một mối lo lớn trước mắt đối với Việt Nam chính là cải thiện môi trường kinh doanh. Việt Nam đã từng lập "kỷ lục" về giải thể doanh nghiệp nên cộng đồng doanh nghiệp lo làm sao để tồn tại hơn là cạnh tranh.
Theo bà Lan, việc tận dụng ưu đãi nhiều khi khó đạt được do thủ tục nhận ưu đãi khá phức tạp và ưu đãi chưa đủ để doanh nghiệp bỏ thời gian công sức, tiền của để làm. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài như doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản... lại rất tích cực trong việc tận dụng ưu đãi tại Việt Nam.
Điều quan trọng đối với Việt Nam hiện nay là đổi mới tư duy và nhận thức. Cơ hội của việc gia nhập AEC không chỉ là xuất khẩu và đầu tư, mà còn có cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bà Lan cũng cho rằng, nếu ASEAN hội nhập với nhau nhưng lại đi làm với các ông lớn khác, như vậy tính hình thức của ASEAN còn cao quá.
“Làm thế nào tăng vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam? Chúng ta không thể ngồi chờ khối FDI đóng góp vào tăng trưởng, đầu tư, xuất khẩu. Như vậy, doanh nghiệp trong nước còn làm gì được nữa? Việt Nam phải làm thế nào biến tiềm năng thành năng lực thật sự để phát triển vì thời gian không chờ đợi ai” – vị chuyên gia này đặt câu hỏi.
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội lo ngại thông qua xóa nợ thuế cho một số doanh nghiệp Nhà nước có thể là cái cớ cho việc chây ỳ về sau, gây bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nướckhông được phép thành tiền lệ
Đối với các đơn vị đạt kết quả thấp, với vị trí trách nhiệm thường trực ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ sẽ có đề xuất cụ thể có biện pháp xử lý thích đáng với đơn vị thực hiện cổ phần hóa kết quả thấp.
Thay vì giao hàng tại cảng TP.HCM, tới đây cần yêu cầu giao hàng tới Cần Thơ. Khi đó, các nhà vận tải buộc phải tìm giải pháp làm cảng nhận hàng tại Cần Thơ...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Trong bài phân tích đăng tải ngày 10.11, trang tin tài chính Seeking Alpha (Mỹ) đưa ra những dự đoán tích cực lẫn tiêu cực về nền kinh tế Việt Nam sau khi TPP có hiệu lực.
Thống kê cho thấy sau 25 năm mở cửa đón đầu tư nước ngoài, đến nay, chính sách nội địa hóa ở khu vực DN FDI gần như bị phá sản.
Chính phủ vừa ban Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
WEF vừa công bố năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo đó riêng chỉ số về hạ tầng giao thông VN tăng 9 bậc.
Nghị quyết được Quốc hội thông qua sáng nay đồng ý phương án tăng lương 5% từ 1/5/2016 và cho phép dùng một phần tiền bán vốn doanh nghiệp để bù hụt thu 2015.
Nhiều nông dân không dám ăn sản phẩm của chính mình làm ra. Người trồng rau chỉ dám ăn cá, trong khi người nuôi cá chỉ dám ăn thịt gà, người nuôi gà lại chỉ dám ăn rau… dẫn đến hệ quả là nền nông nghiệp nước ta đang tự đầu độc chính mình một cách hợp pháp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự