Đó là lời khuyên của các chuyên gia kinh tế, doanh nhân trong và ngoài nước dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam tại diễn đàn CEO Forum 3.0 chủ đề “Khởi đầu sứ mệnh: Tư duy 90 hay 600?” vừa diễn ra tại TP HCM.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Trong đó, mục tiêu đến năm 2020, khối lượng vận tải toàn Vùng đạt khoảng 500 - 550 triệu tấn hàng hóa và 1.180 - 1.200 triệu hành khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm, trong đó lượng hàng hóa thông qua cảng biển là 115 - 160 triệu tấn/năm. Vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt khoảng 20% - 25%, Hải Phòng và các đô thị khác đạt khoảng 5% - 10%.
Tiếp tục hoàn thành cải tạo, nâng cấp để khai thác hiệu quả mạng đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam, hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân và đảm bảo tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội; từng bước kết nối đường sắt với cảng biển, cảng cạn, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn.
Tổ chức vận tải hợp lý trên 6 hành lang vận tải chính
Về quy hoạch phát triển vận tải, tổ chức vận tải hợp lý trên 6 hành lang vận tải chính gồm: Bắc - Nam; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Lạng Sơn; Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Trong đó, hành lang Bắc - Nam gồm 4 phương thức vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không. Vận tải hàng hoá đường dài chủ yếu do đường bộ, đường biển và đường sắt đảm nhận. Vận tải hành khách đường dài sẽ chuyển một phần sang đường sắt và hàng không. Hàng hoá và hành khách trên các cung đoạn ngắn và nội tỉnh chủ yếu do vận tải đường bộ đảm nhận. Đến năm 2020, vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm 83% - 85%, đường sắt 5,8% - 6,2%, hàng không 8,8% - 9,2%; vận tải hàng hóa bằng đường bộ 76% - 79%, đường sắt 6% - 8%, đường biển 14% -16%, hàng không 0,12% - 0,16%.
Hành lang Hà Nội - Hải Phòng gồm 3 phương thức vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa. Vận tải hành khách chủ yếu sử dụng đường bộ và đường sắt. Vận tải hàng hoá chia sẻ giữa 3 phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Đến năm 2020, vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm 96,5% - 97,5%; đường sắt 2,5% - 3,5%; vận tải hàng hóa đường bộ 65% - 68%; đường sắt 1% - 2%; đường thủy nội địa 31% - 33%.
Tăng cường vai trò của vận tải đường sắt, đường thủy nội địa trên các hành lang vận tải chính kết nối với cảng biển, đặc biệt giữa Thủ đô Hà Nội với cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh; gắn liền tổ chức vận tải đường sắt với hoạt động cảng cạn để nâng cao hiệu quả khai thác, đẩy mạnh vận tải đa phương thức và giảm chi phí dịch vụ logistics.
Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam
Về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó với đường sắt, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn trong Vùng dài khoảng 33 km, để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90 km/h đối với tàu khách, 50 - 60 km/h đối với tàu hàng.
Cải tạo, nâng cấp từng bước đưa vào cấp kỹ thuật đường sắt Quốc gia các tuyến: Hà Nội - Lào Cai, đoạn trong Vùng dài khoảng 42,5 km; Hà Nội - Hải Phòng dài khoảng 96 km; Đông Anh - Quán Triều dài khoảng 54,6 km, đoạn trong Vùng dài khoảng 18,5 km; Hà Nội - Đồng Đăng dài khoảng 156 km, đoạn trong Vùng dài khoảng 22,5 km.
Hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, dài khoảng 129 km. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường đôi khổ 1.435 mm, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ưu tiên xây dựng trước đoạn Hà Nội - Vinh; nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng.
Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt sau năm 2020 gồm: Tuyến ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, dài khoảng 120 km; Hạ Long - Mũi Chùa - Móng Cái, dài khoảng 150 km.
Hoàn thành và đưa vào khai thác một số tuyến đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội (Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội); đồng thời tiếp tục đầu tư các tuyến đường sắt đô thị khác theo quy hoạch được duyệt.
Đó là lời khuyên của các chuyên gia kinh tế, doanh nhân trong và ngoài nước dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam tại diễn đàn CEO Forum 3.0 chủ đề “Khởi đầu sứ mệnh: Tư duy 90 hay 600?” vừa diễn ra tại TP HCM.
Nhiều người đôi khi chỉ thấy lợi ích trước mắt, biết là có rủi ro nhưng vẫn làm.
Số vốn các tập đoàn, Tổng Công ty còn phải thoái khỏi các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng vẫn còn khoảng 60% tổng số trong kế hoạch.
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội lo ngại thông qua xóa nợ thuế cho một số doanh nghiệp Nhà nước có thể là cái cớ cho việc chây ỳ về sau, gây bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nướckhông được phép thành tiền lệ
Đối với các đơn vị đạt kết quả thấp, với vị trí trách nhiệm thường trực ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ sẽ có đề xuất cụ thể có biện pháp xử lý thích đáng với đơn vị thực hiện cổ phần hóa kết quả thấp.
Thay vì giao hàng tại cảng TP.HCM, tới đây cần yêu cầu giao hàng tới Cần Thơ. Khi đó, các nhà vận tải buộc phải tìm giải pháp làm cảng nhận hàng tại Cần Thơ...
Trong bài phân tích đăng tải ngày 10.11, trang tin tài chính Seeking Alpha (Mỹ) đưa ra những dự đoán tích cực lẫn tiêu cực về nền kinh tế Việt Nam sau khi TPP có hiệu lực.
Thống kê cho thấy sau 25 năm mở cửa đón đầu tư nước ngoài, đến nay, chính sách nội địa hóa ở khu vực DN FDI gần như bị phá sản.
Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng lớn. Thậm chí, các nước trong nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar) cũng đang có sự cải cách tốt, tốc độ tăng trưởng cao hơn Việt Nam.
Chính phủ vừa ban Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự