Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết đã có công văn chỉ đạo bộ phận quản lý rủi ro đưa mặt hàng doanh nghiệp khai báo là sữa Ensure vào danh mục quản lý rủi ro để phân luồng kiểm tra hàng hóa.

Năm 2015 sắp kết thúc với sự phục hồi của nền kinh tế Việt nam trước các biến động của nền kinh tế thế giới. Bước sang năm 2016, kinh tế trong nước được dự báo sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục tăng trưởng nhưng cũng có những khó khăn đan xen có thể gặp phải.
Kinh tế phục hồi trong năm 2015
Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2015, nhiều chuyên gia nhận định rằng kinh tế vĩ mô Việt Nam tăng trưởng ổn định, lạm phát thấp, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Theo Tổng cục Thống kê, quy mô nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng. GDP năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.
Lạm phát năm 2015 ở mức 0,6%, thấp nhất kể từ năm 2001, lạm phát cơ bản bình quân năm 2015 tăng 2,05% so với năm 2014. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, lạm phát thấp trong năm 2015 không phản ánh tổng cầu yếu khi tiêu dùng gia tăng do giá hàng hóa thế giới giảm mạnh. Giá thế giới giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu dùng trong nước, khiến lạm phát (tổng thể) thấp hơn lạm phát cơ bản (lạm phát cơ bản năm 2015 ở mức 2%, cao hơn 1,4 điểm % so với lạm phát).
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) tăng khoảng 10,6-10,8%, là mức cao nhất trong 5 năm qua. Chỉ số niềm tin tiêu dùng – CCI tháng 12 của Việt Nam do ANZ công bố ở mức 144,8 điểm tăng 9,2 điểm so với cùng kỳ năm 2014 và ở mức cao nhất kể từ đầu năm 2014.
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế cũng đạt những kết quả bước đầu, môi trường kinh doanh có sự cải thiện nhờ việc triển khai thực hiện các luật mới, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi, và các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ.
Nhờ đó, năm 2015 là năm thứ hai liên tiếp xếp hạng về năng lực cạnh tranh và điều kiện kinh doanh của Việt Nam được cải thiện. Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng từ 75 (năm 2013) lên 70 (năm 2014) và 68 (năm 2015); xếp hạng điều kiện kinh doanh tăng từ 99 (năm 2013) lên 93 (năm 2014) và 90 (năm 2015).
Dự báo năm 2016
Theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, năm 2016 sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trước hết, tăng trưởng kinh tế thế giới cao hơn, kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, cơ hội từ việc kí kết TPP sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đầu tư tư nhân cũng sẽ cải thiện nhờ những chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh đã triển khai trong thời gian qua sẽ tiếp tục củng cố niềm tin kinh doanh.
Bên cạnh đó, Việc triển khai thực hiện các luật mới liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi; và các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh giúp cải thiện năng suất tổng hợp của nền kinh tế. Hơn nữa, TPP cũng tạo ra sức ép buộc Việt Nam phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao tính minh bạch trong quản lý của Nhà nước, từ đó nâng cao năng suất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng dự báo, xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2015 nhờ kinh tế và thương mại thế giới được dự báo tăng trưởng cao hơn. Trong khi đó, các hiệp định thương mại có hiệu lực trong năm 2016 giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng dệt may, giày dép, nông, lâm, thủy sản.
Về lạm phát, cơ quan này dự báo, năm 2016 lạm phát cơ bản sẽ không cao hơn nhiều năm 2015, ở khoảng 3% và lạm phát sẽ thấp hơn lạm phát cơ bản, ở khoảng 2-3%. So với mục tiêu lạm phát dưới 5% do Quốc hội đề ra, năm 2016 có nhiều dư địa cho việc chủ động điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ cơ bản cũng như tỷ giá.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (giải ngân) được dự báo tăng từ 13,2 tỷ USD ước cho năm 2015 lên 13,5 tỷ USD trong năm 2016. Đầu tư gián tiếp nước ngoài dự báo cũng tăng trong năm 2016 do tăng trưởng tiếp tục cải thiện, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, cho dù việc Mỹ tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Hơn nữa, đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán dự kiến sẽ tăng do tỷ lệ sở hữu nước ngoài được nâng lên theo quy định của Nghị định 60/2015/NĐ-CP và hoạt động M&A được đẩy mạnh. Kiều hối cũng được dự báo ước đạt 13 tỷ USD trong năm 2015 và dự báo tăng lên 14 tỷ USD trong năm 2016.
H. Trang
(Theo Tạp chí Tài chính)
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết đã có công văn chỉ đạo bộ phận quản lý rủi ro đưa mặt hàng doanh nghiệp khai báo là sữa Ensure vào danh mục quản lý rủi ro để phân luồng kiểm tra hàng hóa.
Ngày 31/12, Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức được thành lập. Doanh nghiệp một số nước ASEAN đã chủ động đón đầu tiến trình hội nhập này.
Mặc dù thu ngân sách năm nào cũng vượt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước nhưng cân đối vẫn hết sức khó khăn và căng thẳng, bội chi ngân sách còn cao.
Nhận định năm 2016 tiếp tục là năm khó khăn do giá dầu dự báo thấp hơn so với kế hoạch, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tính toán nếu giá dầu giảm 1USD/thùng thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 5,4 nghìn tỷ đồng.
Cơ quan Hải quan lo ngại ách tắc hàng hóa biên mậu từ đầu năm 2016 do Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới chưa ban hành danh sách các thương nhân đủ điều kiện mua bán hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở.
Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,27% trong năm nay, cao thứ 6 trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới...
Khép lại phiên họp trực tuyến với các địa phương ngày 29.12, Chính phủ khẳng định năm 2016 sẽ triệt để tiết kiệm chi tiêu, dành nguồn lực tăng lương đúng lộ trình. Đặc biệt, không thể tự mãn và chủ quan với lạm phát.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Mấy ngày, người ta đã bay lên vũ trụ rồi bay về, còn ta, thủ tục làm một dự án mấy trăm ngày mới xong”.
Năm 2015, tăng trưởng đạt 6,68%, năm 2016 đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7% là hợp lý và có tính khả thi cao.
Việc ký kết nhiều FTA giống như “bát mì Spaghetti”, có rất nhiều hương vị và màu sắc. Tất nhiên, khi tham gia nhiều FTA như vậy sẽ có sự đan xen, chồng chéo. Nhưng chúng ta sẽ chọn cam kết nào có mức hưởng lợi lớn nhất để thực hiện
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự