Ngày 19/9/2016, Cơ quan An ninh điều tra A92, Tổng cục An ninh – Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Trần Hữu Tiệp – Chủ tịch HĐQT CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung.

Chiều 28-8, TAND tỉnh Ninh Thuận đã tuyên phạt 7 bị cáo trong vụ lừa bán thiên thạch từ 12-16 năm tù mỗi người.
M.TrânLê Văn Huy (đứng gần vành móng ngựa) và Uyên, Vũ, Tý, Khoa, K’Thông, Dũng cùng nghe tòa tuyên án vào chiều 28-8 - Ảnh: M.Trân
Trong đó, bị cáo Lê Văn Huy (49 tuổi, ngụ Bình Thuận) bị tuyên phạt 16 năm tù; Vi Xuân Uyên (69 tuổi, ngụ TP.HCM) và Tuoneh Sơn Vũ (37 tuổi, ngụ Lâm Đồng) cùng 14 năm tù; Hoàng Ngọc Tý (30 tuổi, ngụ Ninh Thuận), K’Thông (28 tuổi, ngụ Lâm Đồng), Hà Khoa (42 tuổi, ngụ Lâm Đồng) cùng 13 năm tù; Nguyễn Văn Dũng (43 tuổi, ngụ Ninh Thuận) 12 năm tù. Riêng bị cáo Uyên hiện đang thụ án 13 năm tù cũng tội lừa đảo do tòa phúc thẩm TAND tối cao tuyên phạt, cộng chung là 27 năm tù.
Theo cáo trạng, năm 2012, biết ông Nguyễn Văn Lành (ở TP.HCM) làm nghề kinh doanh vàng bạc đá quý có ý định mua thiên thạch, Huy đã dàn dựng “kịch bản” cùng Uyên, Tý, Khoa, Vũ, K’Thông và Dũng để lừa bán thiên thạch cho ông Lành nhằm chiếm đoạt 1,4 tỉ đồng.
Để “dựng cảnh” cho ông Lành tin, Huy (ở TP.HCM) thông qua Dũng (ở Ninh Thuận) đến xã Phước Chính (huyện Bác Ái) rủ Tý đóng vai người bán viên đá thiên thạch nặng 5kg. K’Thông là người trung gian môi giới ông Lành với Tý và Vũ để hai bên trao đổi mua bán thiên thạch.
Trong khi đó, Uyên và Khoa (ở TP.HCM) cùng hùn vốn với ông Lành để mua thiên thạch với giá 4 tỉ đồng và cung cấp cho ông Lành mẫu vật thử thiên thạch.
Sau khi Huy tổ chức xong đường dây lừa đảo, ngày 16-1-2012, K’Thông dẫn ông Lành đến xã Phước Chính gặp Tý, Vũ xem thiên thạch để mua. Đến nơi, Tý và Vũ không cho ông Lành xem thiên thạch vì cho rằng ông Lành không chứng minh có số tiền ban đầu 700 triệu đồng.
Những ngày tiếp đó, dù tại nhà Tý không có viên thiên thạch nào nhưng Huy cùng các bị cáo vẫn dàn dựng nhiều lần lừa ông Lành ra Ninh Thuận để xem và dùng mẫu vật thử thiên thạch, kể cả đưa tiền đóng giả là hùn vốn với ông Lành mua thiên thạch. Tuy nhiên, cả ba lần ông Lành ra Ninh Thuận đòi xem và thử thiên thạch đều bị Tý, Vũ tìm cách từ chối.
Sau đó Huy, Uyên và ông Lành đồng ý mua thiên thạch của Tý với giá 10 tỉ đồng (trong đó Huy góp 8,6 tỉ đồng, Uyên 1 tỉ, còn ông Lành góp 400 triệu đồng) nhưng khi bước vào nhà Tý thì K’Thông và Vũ xuất hiện gây sự với ông Lành vì ông Lành ra nhà Tý mua thiên thạch mà không báo K’Thông và Vũ là hai người môi giới cho ông Lành trước đây. Vụ mua bán thiên thạch giá 10 tỉ đồng xem như thất bại.
Sau đó, ngày 30-1-2012, Vũ gọi điện cho ông Lành đồng ý bán với giá 4 tỉ đồng và yêu cầu đặt cọc trước 1,4 tỉ đồng rồi cho xem, thử thiên thạch. Ông Lành đã đưa cho Vũ 400 triệu đồng vào ngày 2-2-2012 và đưa tiếp 1 tỉ đồng vào ngày 7-2-2012. Sau khi nhận đủ 1,4 tỉ đồng của ông Lành thì các bị cáo dàn dựng cảnh bị cướp mất tiền tại nhà Tý, còn thiên thạch thì Vũ ôm chạy vào rừng.
Sau đó, các bị cáo thay sim điện thoại trốn ông Lành. Biết mình bị lừa nên ông Lành làm đơn tố cáo.
Ngày 19/9/2016, Cơ quan An ninh điều tra A92, Tổng cục An ninh – Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Trần Hữu Tiệp – Chủ tịch HĐQT CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung.
Bà Trần Thị Thanh Phúc (Nguyễn Khuyến, Hà Nội) cho biết đã nhờ luật sư làm thủ tục để khởi kiện Ngân hàng Sài Gòn (SCB) ra tòa do thực hiện giao dịch chuyển 4 tỷ đồng trong tài khoản của bà không đúng quy định.
TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 23/9 sẽ xét xử vụ án Huỳnh Thị Bảo Ngọc (SN 1972, ở TPHCM), nguyên Phó phòng Quản lý quỹ, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, trong phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên tức Bầu Kiên năm 2014, TAND Hà Nội đã khởi tố vụ án lừa đảo với Bảo Ngọc ngay.
Ngôi nhà nghiêng nguy hiểm đe dọa tính mạng và tài sản của các hộ dân xung quanh ở phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa (Hà Nội) đến nay vẫn chưa được xử lý xong vì phải chờ kết quả từ đơn vị kiểm định của Bộ Xây dựng.
Việc dùng tiền dự án cho vay cá nhân, quản lý đầu tư lỏng lẻo xuất hiện khá phổ biến tại nhiều đơn vị thành viên của PVC phần nào lý giải vì sao đơn vị này thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT.
Ngoài 30 năm tù và các khoản tiền phải thu hồi, tài sản kê biên, Phạm Công Danh còn phải trả án phí sơ thẩm lên đến hàng tỷ đồng. Tổng cộng các bị cáo, bên liên quan phải chịu án phí gần 6 tỷ đồng.
Phạm Công Danh bỏ tiền mua một ngân hàng âm vốn hàng nghìn tỷ với mục đích buôn bất động sản kiếm lời, nhưng tất cả không như dự tính. Vào ngân hàng mà không làm ngân hàng khiến đại gia xây dựng không chỉ rơi vào vòng lao lý một mình mà còn kéo theo 35 người khác.
36 bị cáo cùng 162 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có mặt tại tòa để nghe tuyên án.
Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an (C50), thời gian gần đây đã xuất hiện nhóm đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, móc nối với các đơn vị chấp nhận thẻ làm giả thẻ, thanh toán “khống” qua POS để chiếm đoạt hàng tỉ đồng của ngân hàng và chủ thẻ.
Hãy cùng chúng tôi điểm lại những diễn biến chính của vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự