Tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLHS (sửa đổi) do Bộ Tư pháp vừa tổ chức tại TP.HCM, hai vấn đề gây nhiều chú ý là nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội và bỏ án tử hình trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người…

Ngày 20/8, doanh nhân trẻ Lý Quốc Nghiệp ở tỉnh Trà Vinh cho biết, hơn một năm đòi bồi thường gần 8,3 tỷ đồng oan sai thì nhận được quyết định “miễn truy cứu trách nhiệm hình sự” với anh của Viện KSND thành phố Trà Vinh. Nghĩa là, anh không có quyền đòi bồi thường, dù vụ án kéo dài gần chục năm, làm doanh nghiệp của anh điêu đứng.
Thực nghiệm hiện trường tại nhà anh Nghiệp, năm 2010, của Cơ quan CSĐT Công an thành phố Trà Vinh không chứng minh được anh Nghiệp phạm tội. Ảnh: Sáu Nghệ Thực nghiệm hiện trường tại nhà anh Nghiệp, năm 2010, của Cơ quan CSĐT Công an thành phố Trà Vinh không chứng minh được anh Nghiệp phạm tội. Ảnh: Sáu Nghệ
Quyết định số 250, do ông Nguyễn Thanh Bình, Viện trưởng Viện KSND thành phố Trà Vinh, ký ngày 31/7/2015. Trong đó, cho rằng anh Nghiệp có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn 31 triêu đồng nhưng do “đã lâu, hậu quả không lớn” nên “miễn truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Trước đây, ngày 2/1/2014, Viện trưởng Viện KSND thành phố Trà Vinh đã ký quyết định đình vụ án, đình chỉ bị can với anh Nghiệp, do không chứng minh được hành vi phạm tội. Từ đó, anh Nghiệp yêu cầu TAND thành phố Trà Vinh tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường gần 8,3 tỷ đồng. Nhưng có quyết định mới, vì quyết định ngày 2/1/2014 đã bị Viện KSND tỉnh Trà Vinh hủy bỏ vào hôm 29/7/2015.
Như thế, anh Nghiệp đã phải trải qua 2 vòng “nói đi nói lại” của viện kiểm sát.
Anh Nghiệp sinh năm 1981, mới ngoài 20 tuổi đã làm chủ doanh nghiệp tư nhân Quốc Nghiệp kinh doanh xăng dầu, gas và điện máy ở thành phố Trà Vinh. Tháng 5/2007, anh bị khởi tố bắt tạm giam và sau đó, diễn ra 5 phiên tòa phán quyết khác nhau. Nguyên do, năm 2004, anh Nghiệp “hợp đồng miệng” cho ông Lê Văn Tài trưng bày ti vi để giới thiệu với khách hàng ở nhà của anh. Sau một năm, ông Tài chở 18 cái ti vi về, nhưng rồi lại bỏ tivi trước nhà anh Nghiệp, làm đơn tố cáo anh Nghiệp “chiếm đoạt” những cái ti vi ấy, trị giá hơn 151 triệu đồng.
Năm 2008, điều tra và cáo trạng cho rằng anh Nghiệp chiếm đoạt hơn 186 triệu đồng, án sơ thẩm và phúc thẩm phạt anh Nghiệp 4 năm tù giam. Hai bản án này, năm 2009, bị quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao tuyên hủy.
Cơ quan CSĐT Công an thành phố Trà Vinh điều tra lại, không chứng minh được hành vi phạm tội, bị Viện KSND thành phố Trà Vinh 4 lần trả hồ sơ. Viện KSND tỉnh rút hồ sơ về để thỉnh thị ý kiến của Viện KSND Tối cao. Đầu năm 2011, Viện KSND Tối cao có công văn trả lời, nếu không đáp ứng được yêu cầu của quyết định giám đốc thẩm thì “không đủ căn cứ truy tố Lý Quốc Nghiệp”. Theo đó, giữa năm 2011, Viện KSND thành phố Trà Vinh ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can (lần thứ nhất) với anh Nghiệp. Nhưng một tháng sau, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nguyễn Trọng Khỏe ra quyết định hủy hai quyết định vừa nêu và phục hồi điều tra.
Điều tra lại, giảm số tiền “chiếm đoạt” còn 31 triệu đồng. Ngày 3/10/2011, TAND thành phố Trà Vinh xử sơ thẩm lần 2, phạt anh Nghiệp 2 năm tù giam. Bản án này, bị án phúc thẩm lần 2 của TAND tỉnh Trà Vinh ngày 8/7/2013 tuyên hủy, giao điều tra lại.
Điều tra lại vẫn không chứng minh được hành vi phạm tội nên ngày 2/1/2014, Viện trưởng Viện KSND thành phố Trà Vinh ra quyết định đình vụ án, đình chỉ bị can (lần hai) với anh Nghiệp. Và nay, cũng lần thứ hai, quyết định của Viện KSND thành phố Trà Vinh lại bị Viện KSND tỉnh hủy bỏ. Tuy nhiên, lần này, không phục hồi điều tra, vẫn đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can nhưng anh Lý Quốc Nghiệp không có quyền đòi bồi thường oan sai.
Tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLHS (sửa đổi) do Bộ Tư pháp vừa tổ chức tại TP.HCM, hai vấn đề gây nhiều chú ý là nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội và bỏ án tử hình trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người…
Trường hợp chi nhánh được công ty ủy quyền tham dự thầu thì chi nhánh được tham dự thầu với tư cách của công ty.
Sau 15 năm, với sự vào cuộc của báo Tiền Phong, hồ sơ vụ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) kiện Cty TNHH Hưng Phát tưởng đã bị bỏ quên lại được chuyển cho Tòa án.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an (phía Nam) phối hợp với phòng PC46 Công an TP.Cần Thơ đã kiểm tra lô hàng mỹ phẩm giả lớn nhất từ trước đến nay.
Ngày 4/9, cơ quan CSĐT – Công an TP.HCM (PC46) cho biết đang điều tra đơn của ông Phí Phong Hiệp – Giám đốc Công ty TNHH thép IPC Sài Gòn tố giác Phạm Thị Cẩm Hồng – Giám đốc Công ty TNHH Lickystar Việt Nam về tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo khoản 7 Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2010, cán bộ, công chức trong các ngành tòa án, kiểm sát, thanh tra, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Theo Cục Thuế Xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), đã xảy ra một số trường hợp gian lận của khách nước ngoài khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT). Cụ thể, sau khi nhận được tiền hoàn thuế, khách xuất cảnh không mang theo hàng hóa mà chuyển cho một đối tượng khác đem ngược trở lại nội địa.
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), đề xuất của Bộ Tư pháp về việc thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế hiện nhận được 2 luồng ý kiến trái chiều.
tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tếtội phạm kinh tế
Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.
Chiều 28-8, TAND tỉnh Ninh Thuận đã tuyên phạt 7 bị cáo trong vụ lừa bán thiên thạch từ 12-16 năm tù mỗi người.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự