tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-04-2017

  • Cập nhật : 22/04/2017

FED tìm nhà đầu tư cho 4,48 nghìn tỷ USD nợ công của Mỹ

Được xem là bước ngoặt quan trọng trong chính sách tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED đang tìm cách điều chỉnh và thông báo việc thôi nắm giữ trái phiếu Kho bạc và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) của chính phủ.

FED dự định thu hẹp quy mô món nợ 4,48 nghìn tỷ USD của Mỹ mà mình đang nắm giữ dưới dạng trái phiếu Kho bạc mà không gây ra ảnh hưởng xấu cũng như không cần dùng đến lãi suất liên bang FFR làm công cụ chính sách.

Để làm được điều đó, FED cần phải tìm ra cách tiếp cận đúng đắn và đánh giá kỳ vọng của thị trường về quy mô thu hẹp. Trong bài phát biểu ngày 17/4 tại Đại học Columbia, Phó Chủ tịch FED Stanley Fischer cho biết các ngân hàng trung ương nên cố gắng tránh gây sốc cho thị trường để không phá vỡ các mục tiêu chính sách của mình.

Nhân viên FED thường xuyên tìm kiếm phản hồi từ phía nhà đầu tư và kinh doanh trái phiếu để điều chỉnh tâm lý và kỳ vọng của thị trường.

fed la chu no lon nhat cua chinh phu my

Fed là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ

Bản khảo sát thị trường thường xuyên của FED New York sẽ được đưa ra vào thứ 2 (24/4), bao gồm các câu hỏi về thời điểm thông báo cho việc rút lui và thời gian cần thiết để hạ quy mô khoản nợ xuống mức phù hợp.

Hôm 12/4, một cuộc họp của Ủy ban Cố vấn Nhà đầu tư của Fed tại New York về Thị trường Tài chính thảo luận chương trình nghị sự về bảng cân đối ngân hàng trung ương toàn cầu. Chủ tịch ủy ban tư vấn là Chủ tịch FED New York William Dudley, cũng là Phó chủ tịch Uỷ ban Thị trường Mở FOMC. Các thành viên bao gồm Ray Dalio, Chủ tịch quỹ Bridgewater Associates LP, và Dawn Fitzpatrick, giám đốc đầu tư quỹ Soros Fund Management.

Cuộc họp bàn về những kỳ vọng của nhà đầu tư trong việc bình thường hoá bảng cân đối ngân hàng trung ương, cả ở Mỹ và nước ngoài, cũng như những chiến lược mà các ngân hàng trung ương nên sử dụng và những thách thức phải đối mặt. (NDH).
------------------------------------

ANZ bán mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho Shinhan

Thứ 6 (21/4), ANZ thông báo đạt được thỏa thuận bán lại mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ANZ phục vụ khoảng 125.000 khách hàng cá nhân tại Việt Nam, với khoảng 320 triệu đô la Úc dư nợ cho vay và khoảng 800 triệu đô la Úc dư nợ tiền gửi. Khoản chênh lệch thương mại của thương vụ này so với giá trị sổ sách của ANZ Việt Nam là không đáng kể đối với tập đoàn ANZ.

Ông Farhan Faruqui, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh Quốc Tế tại ANZ cho biết “thương vụ này nằm trong chiến lược đơn giản hóa và tăng hiệu suất vốn” của ngân hàng. Điều này cho phép ANZ tập trung nguồn lực vào mảng kinh doanh lớn nhất của mình tại châu Á là khối khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính.

ong farhan faruqui, giam doc dieu hanh khoi kinh doanh quoc te tai anz

Ông Farhan Faruqui, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh Quốc Tế tại ANZ

Thỏa thuận với ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm chuyển giao 8 chi nhánh và phòng giao dịch của ANZ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhân viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Ngân hàng Shinhan Việt Nam là công ty con của Shinhan Financial Group, một tập đoàn tài chính Hàn Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc và New York.

Shinhan mở văn phòng đại diện đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh năm 1993. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm 1 hội sở, 18 chi nhánh và phòng giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Hải Phòng và Bắc Ninh. (ANZ/NDH)
--------------------------------------------------

Những ngân hàng nào sẽ sớm xóa nợ tại VAMC?

Sau khi Vietcombank đã xóa sạch nợ xấu của mình tại VAMC vào cuối 2016, từ 2017 có triển vọng thêm một số thành viên tiếp bước, đi sớm hơn lộ trình dự kiến chủ động xử lý nợ xấu.

Cuối tuần này (22/4), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo ở mức 1,95%.



Theo dự thảo báo cáo tại đại hội vừa công bố, năm qua BIDV đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động, đảm bảo an toàn hoạt động, tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro.

Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,95%, thấp hơn rất nhiều so với bình quân toàn ngành (khoảng 2,46%).

Tuy nhiên, trong các dự thảo báo cáo dự kiến trình bày tại đại hội, phần nợ xấu rất lớn BIDV đã bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) không đề cập đến, mà nếu tính phần này thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn rất nhiều.

BIDV cũng là một trong số ít các ngân hàng thương mại tiếp tục gia tăng lượng nợ xấu bán lại cho VAMC trong năm qua, cũng như ở nhóm dẫn đầu về quy mô bán lại này.

Tập hợp từ báo cáo tài chính và dữ liệu công bố thời gian qua, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đến nay vẫn chưa công bố báo cáo tài chính hoặc các số liệu liên quan, nhưng nhiều khả năng vẫn là thành viên có lượng nợ xấu bán lại cho VAMC lớn nhất hiện nay (mệnh giá trái phiếu tại VAMC cuối 2015 lên tới hơn 46.000 tỷ đồng).

Vị trí thứ hai trước đây thuộc về BIDV, tuy nhiên do có trường hợp đặc biệt là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sau sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), nên đến cuối 2016 Sacombank đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 37.300 tỷ đồng nợ xấu bán sang VAMC, theo những thông tin giải trình gần đây.

Theo đó, BIDV lùi xuống vị trí thứ ba với hơn 21.000 tỷ đồng tính đến cuối 2016. Đáng chú ý, BIDV là một trong số ít ngân hàng thương mại tiếp tục tăng bán nợ xấu sang VAMC thay vì giảm được như hầu hết các thành viên khác.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng có lượng lớn nợ xấu bán sang VAMC, quy mô khoảng 14.500 tỷ đồng. Đây là trường hợp tái cơ cấu đầu tiên của hệ thống, qua hợp nhất ba ngân hàng thương mại từ 5 năm trước.

Kế đến, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) tính đến cuối 2016 đã bán khoảng hơn 9.100 tỷ đồng, song quy mô này đã giảm so với mức gần 10.342 tỷ đồng cuối 2015.

Cũng như BIDV, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng là một trong số ít thành viên tăng bán lại nợ xấu cho VAMC năm qua, từ khoảng 6.230 tỷ lên 7.029 tỷ.

Hiện do số liệu và tình hình nợ xấu và bán nợ xấu của ba thành viên mà Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt mua lại bắt buộc thời gian qua chưa cập nhật, nên các vị trí trên chỉ mang tính tham khảo tương đối.

Bên cạnh đó, không quá lớn, nhưng số dư nợ xấu tại VAMC của một số thành viên khác như Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Quân đội (MB), dù giảm được trong năm qua nhưng vẫn là thách thức, tương ứng 4.136 tỷ và 3.404 tỷ…

Nhưng trong thông điệp đưa ra tại đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, VPBank đã nêu định hướng sẽ tập trung xử lý, từng bước xem xét mua lại lượng nợ xấu đã bán nói trên. Tương tự, ngay trong năm 2016, Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng đã mua lại một phần và tiếp tục có kế hoạch mua lại tiếp trong 2017.

Cùng đó, tại đại hội đồng cổ đông vừa qua, Ngân hàng Á châu (ACB) cũng nêu định hướng tương tự, mua lại nợ xấu đã bán. Trong năm 2016, ACB cũng là trường hợp giảm được số dư đáng kể tại VAMC, từ 1.882 tỷ xuống còn 1.486 tỷ, cũng là số dư thấp hơn nhiều so với phần lớn các thành viên khác.

Và một thành viên nữa, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) năm qua cũng đã giảm khá mạnh số dư nợ xấu tại VAMC, từ khoảng 3.742 tỷ xuống còn 2.922 tỷ. Đáng chú ý, Techcombank đã đưa ra định hướng sẽ xử lý toàn bộ phần còn lại đó trong năm nay.

Cũng như Techcombank, ít nhất hai lần VietinBank nêu mục tiêu sẽ xử lý hoàn toàn nợ xấu đã bán cho VAMC trong năm nay.

Theo đó, sau khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã xóa sạch nợ xấu của mình tại VAMC, thì từ 2017 có triển vọng thêm một số thành viên nói trên tiếp bước, đi sớm hơn lộ trình dự kiến chủ động xử lý nợ xấu.(VNeconomy)
------------------------------

Ngành ngân hàng ngầm 8,5 nghìn tỷ USD của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Ngành ngân hàng ngầm của Trung Quốc đang quay trở lại, một tác dụng phụ không lường trước từ chiến dịch hạn chế hoạt động cho vay truyền thống và siết chặt cấp vốn trái phiếu của chính phủ nước này.
 

Kể từ cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và nhà chức trách đã thực hiện các biện pháp để hạn chế rủi ro đối với hệ thống tài chính trong nước, bao gồm tăng lãi suất ngắn hạn, kiềm chế đòn bẩy trên thị trường trái phiếu và kiềm chế đổ tiền vào đầu cơ bất động sản.

Hành động này khiến những người vay nợ đổ xô sang ngân hàng ngầm. Trong khi đó, các nhà quản lý đang cố gắng làm giảm rủi ro của khu vực trị giá khoảng 8,5 nghìn tỷ USD này (theo ước tính của Moody’s).

Vai trò ngày càng tăng của các ngân hàng ngầm là một trong những đặc điểm làm hệ thống tài chính Trung Quốc dễ bị ảnh hưởng khi có một cú sốc liên quan đến tài sản, Moody's cho biết trong một báo cáo tháng 3.

Trong một động thái nhằm kiềm chế ngân hàng ngầm, nhà quản lý Trung Quốc đang soạn thảo một loạt quy định mới sâu rộng cho các sản phẩm quản lý tài sản.

Theo số liệu của PBOC, các hình thức phổ biến nhất của ngành ngân hàng ngầm là thỏa thuận ủy thác cho vay và cho vay tín chấp. Hình thức đầu tiên là ngân hàng làm trung gian để một công ty cho một công ty khác vay tiền. Với hình thức thứ 2, ngân hàng dùng tiền thu được từ các sản phẩm quản lý tài sản để đầu tư vào một quỹ tín thác và dùng tiền lời để cho các doanh nghiệp vay.

Sự đóng góp của ngân hàng ngầm đối với nền kinh tế Trung Quốc đã tăng lên trong những tháng gần đây: tài trợ vốn ngoài bảng chiếm 15,7% tổng cho vay doanh nghiệp tính đến cuối tháng 3, tăng so với mức 15% cuối năm ngoái (theo số liệu của PBOC).

ty le nguon von vay cua trung quoc

Tỷ lệ nguồn vốn vay của Trung Quốc

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục