tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-06-2018

  • Cập nhật : 07/06/2018

Trung Quốc tăng quốc tế hóa nhân dân tệ

Hai năm sau nỗ lực quốc tế hóa nhân dân tệ (CNY) đầu tiên, hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc một lần nữa tập trung vào vấn đề này.

anh: reuters

Ảnh: Reuters

Theo Bloomberg, từ tháng 5 đến nay, các sáng kiến từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và chính phủ nước này đưa ra gồm: Bắt đầu vận hành toàn bộ giai đoạn mới của hệ thống thanh toán quốc tế, kéo dài thời gian hoạt động của hệ thống; Giúp các ngân hàng ngoại dễ dàng vay CNY, tạo điều kiện cho các khoản đầu tư nước ngoài rót vào trái phiếu và cổ phiếu niêm yết ở Đại lục; Phát tín hiệu nối lại chương trình để các nhà đầu tư Đại lục mua tài sản ở ngoài Đại lục bằng nhân dân tệ, chương trình vốn bị ngừng từ năm 2015.

Tỷ lệ nhân dân tệ trong thanh toán toàn cầu hạ xuống 2,8% cách đây ba năm, trước khi nỗ lực chặn, giảm dòng vốn thoái giữa lúc phá giá nội tệ năm 2015 được khởi động khiến tỷ lệ trên giảm còn 1,7%. Hiện nay, khi dự trữ ngoại hối và biến động ở mức thấp, các quan chức Trung Quốc có khả năng tập trung lại vào yêu cầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là biến CNY thành đồng tiền có vai trò lớn hơn trong tài chính thế giới.

“Chắc chắn sẽ có nhiều ứng dụng của đồng CNY trong chuyển tiền xuyên biên giới năm nay. Tỷ giá hối đoái sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường tài chính toàn cầu nhiều hơn. Các nhà đầu tư ngoài Đại lục cũng sẽ trở thành động lực quan trọng hơn cho cổ phiếu Đại lục”, chuyên gia lãi suất Trung Quốc kiêm chiến lược gia ngoại hối ở BNP Paribas Ji Tianhe cho hay.

Chuyện tăng giá gần đây của CNY, trong đó có đợt tăng giá mạnh nhất trong 10 năm vào quý 1/2018, giúp các nhà hoạch định chính sách có khả năng giảm nhẹ động thái chặn dòng vốn thoái. Dự trữ ngoại hối Trung Quốc, dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, nhìn chung có tăng từ đầu năm đến nay, trong khi nhu cầu tiền tệ từ nước ngoài có một số dấu hiệu tăng. Tiền gửi nhân dân tệ Hồng Kông tăng mạnh nhất từ năm 2011 trong tháng 4, theo số liệu công bố hồi tháng trước.

Ngoài các biện pháp thông thường thì Trung Quốc còn có một dự án dài hạn có thể giúp thúc đẩy vai trò của nhân dân tệ. Đó là Vành đai, Con đường để tăng cường quan hệ kinh tế với các nước trên khắp Á - Âu và xa hơn nữa.

“Thương mại và đầu tư Vành đai, Con đường chắc chắn sẽ tăng dòng tiền chảy giữa Trung Quốc và các nước nằm trong phát kiến Vành đai, Con đường khác”, giám đốc đầu tư thu nhập cố định Ben Yuen tại BOCHK Asset Management cho hay.

Tốc độ mở rộng vai trò nhân dân tệ vẫn còn vướng trở ngại là niềm tin của nhà đầu tư. Chuyện đô la Mỹ tăng giá có thể làm dấy lên lại mối lo về chuyện CNY mất giá. Thị trường chứng khoán vẫn đang trong tình thế ảm đạm dù MSCI Inc. thêm cổ phiếu Đại lục vào bộ chỉ số. Ngoài ra, trên thị trường trái phiếu Trung Quốc, làn sóng vỡ nợ đang lên.

Lúc này, các quỹ ngoại có vẻ lạc quan với tài sản Trung Quốc, họ mua vào lượng lớn cổ phiếu, trái phiếu nước này trong tháng trước. Dù nhân dân tệ giảm giá 2,5% so với USD so với mức cao trong tháng 3, chưa có nhiều lo ngại về các biến động vượt tầm kiểm soát. Biến động một tháng đang cận mức biến động thấp nhất trong gần 5 tháng.

Chuyên gia MK Tang tại Goldman Sachs Group cho hay: “Quốc tế hóa nhân dân tệ là bước đi tự nhiên cho chính phủ lúc này”.(Thanhnien)
-------------------

VinFast: Tham vọng lớn, thách thức lớn

Vinfast vẫn đang tất bật mọi thứ để chuẩn bị cho đợt ra mắt dòng xe thương hiệu ViệT

 

Song song đó, hãng xe này cũng không quên xây dựng trụ cột vững vàng cho mình trong dài hạn, đó là ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

Mục tiêu đã thất bại

Sau nhiều năm nỗ lực, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Vì vậy, Bộ Công Thương mới đây thừa nhận mục tiêu phát triển ngành ô tô Việt Nam đã thất bại, giá bán vẫn cao gấp đôi so với các nước trong khu vực; tỉ lệ nội địa hóa cũng không đạt yêu cầu đề ra.

Mặc dù vậy, niềm hy vọng về công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô đang nhen nhóm trở lại trong Triển lãm Quốc tế lần thứ 14 về “Ô tô, xe máy, xe đạp điện và công nghiệp phụ trợ”. Bởi năm nay, triển lãm này có sự xuất hiện của VinFast.

Tại sự kiện, có doanh nghiệp cung cấp dầu nhờn bôi trơn các chi tiết máy của Việt Nam phàn nàn khi VinFast chẳng đoái hoài gì đến hồ sơ năng lực mà mình đã nộp lúc dự án VinFast bắt đầu khởi động. Ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup (phụ trách ngành ô tô, giám sát dự án sản xuất ô tô VinFast), trả lời ngay rằng: “Đó là vì thời gian quá gấp rút nên VinFast đã có sẵn những cái tên ứng viên tiềm năng”.

Sự gấp rút có thể thấy qua kế hoạch mà Hãng đưa ra trong thời gian tới. Tuyên bố thành lập từ giữa năm 2017, nhưng đến tháng 9 tới, VinFast mới dự kiến ra mắt xe điện tại thị trường Việt Nam, cuối năm sau sẽ là 2 dòng sản phẩm xe cá nhân loại sedan và SUV.

Vấn đề hiện nay của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là nâng tỉ lệ nội địa hóa. Bởi vì, tùy từng dòng xe mà tỉ lệ nội địa hóa của hãng xe có thâm niên là Thaco chỉ lên mức 18-22% đối với dòng xe du lịch. Còn Toyota, công ty nắm giữ thị phần lớn nhất ở thị trường Việt Nam, cũng chỉ là 37% đối với riêng mẫu xe thông dụng là Innova.

Hằng năm, Việt Nam phải chi cả tỉ USD để nhập khẩu linh kiện ô tô, rồi lại bán thành phẩm cho người Việt. Thống kê của Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ (SIDEC) cho thấy có đến 73,5% nhập khẩu linh kiện, 17% được sản xuất phục vụ nội bộ, 9,5% mua ngoài, sản xuất tại Việt Nam (nhưng phần lớn là doanh nghiệp FDI). “Sau nhiều năm nỗ lực, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô vẫn còn sơ khai”, ông Vũ Quang Tâm, thành viên Hội đồng Quản trị VEAM, nhận xét.

Năm 2017, cả nước xuất khẩu nhóm mặt hàng phụ tùng linh kiện ô tô đạt đến 4,4 tỉ USD. Như vậy, riêng năm 2017, Việt Nam xuất siêu được 900 triệu USD cho nhóm mặt hàng này. Tuy nhiên, hầu hết các linh kiện phụ tùng này là do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp sản xuất và xuất khẩu, không có doanh nghiệp thuần trong nước tham gia.

Khảo sát của SIDEC cho thấy chỉ có 2 doanh nghiệp cung cấp linh kiện Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO 16959 trong khi con số này ở Thái Lan là trên 2.000, gần như toàn bộ. Đây là tiêu chuẩn không bắt buộc, nhưng lại là chuẩn quốc tế, lại càng không phải là loại chứng nhận gì quá cao cấp, Tiến sĩ Trương Thị Chí Bình, Giám đốc SIDEC, nhận xét.

Dù vậy, điều an ủi cho các nhà làm chính sách là ngay cả Thái Lan dù có nền công nghiệp hỗ trợ đứng thứ 6 trên thế giới, nhưng cũng chưa có thương hiệu ô tô riêng. Ở khu vực Đông Nam Á, cũng chưa có bài học nào thành công, ngay cả niềm tự hào của người Malaysia là hãng xe Proton nay cũng vừa bán cho Trung Quốc.

“Bài học quốc tế cho thấy cũng không hẳn quốc gia nào cũng có thương hiệu ô tô gắn với nền công nghiệp hỗ trợ”, ông Phan Đăng Tuất, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), cho biết. “Ngành công nghiệp hỗ trợ có và chỉ có khi chính phủ là người cầm còi và tạo điều kiện”, ông nói thêm.

Ngoài những lý do về mặt chính sách, một lý do chính là nhu cầu thị trường chưa đủ lớn để các nhà sản xuất tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, cho biết, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện ô tô toàn cầu không thâm nhập do nhu cầu của thị trường Việt Nam còn quá nhỏ. Thêm nữa, các doanh nghiệp Việt rất khó chen chân vào các chuỗi giá trị đã hình thành vì yếu tố kinh tế và đôi khi cả chính trị.

Chính vì vậy, nếu thành công, VinFast được kỳ vọng là cứu tinh không chỉ cho ngành công nghiệp ô tô, mà còn cả ngành công nghiệp hỗ trợ. 

Tham vọng lớn của VinFast

Theo ông Huệ, việc phát triển mảng công nghiệp hỗ trợ phải diễn ra đồng thời cùng lúc với các hạng mục khác của giấc mơ VinFast.

Để tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm, VinFast chọn cách sản xuất động cơ (phần khó nhất) và dập thân vỏ xe tại Việt Nam ngay từ khi bắt đầu sản xuất các dòng xe ra mắt vào cuối năm sau, bằng những hợp đồng với các hãng xe lớn toàn cầu. Tuy nhiên, với các phần khác, VinFast mới đây đã kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoài bước chân vào khu tổ hợp của mình.

VinFast quyết định dành khoảng 30% diện tích khu tổ hợp hiện nay, để làm nơi sản xuất dành riêng cho các công ty chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, xe điện. Theo ông Huệ, các hình thức đầu tư bao gồm liên doanh, hoặc nhà đầu tư cũng có thể cung cấp công nghệ, còn VinFast sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị sản xuất. Tất cả tùy theo khả năng và dự định của nhà đầu tư. Dù chưa nói rõ về tiêu chí lựa chọn đối tác, nhưng yếu tố tiên quyết mà VinFast nhấn mạnh đó là yêu cầu về chất lượng, giá cả và giao hàng.

VinFast: Tham vong lon, thach thuc lon

 

Tính đến thời điểm hiện tại, VinFast cho biết, ngoài 5 xưởng chính cho việc sản xuất xe, Công ty đã có 8 nhà máy sản xuất linh kiện được phê duyệt chủ trương đầu tư, đang trong giai đoạn ký hợp đồng và thiết kế nhà xưởng, với các đối tác đa dạng từ Đức, Mỹ, Pháp, Thái Lan... Trong số này, có 4 nhà máy VinFast tự đầu tư, 2 nhà máy liên doanh và 2 nhà máy có 100% vốn của nhà cung cấp.

Thực tế, theo ông Tuất, khả năng để doanh nghiệp Việt sản xuất ra linh kiện phụ tùng đạt chuẩn quốc tế không quá khó, nhưng vấn đề là không biết bán cho ai, trong khi việc chen chân vào các chuỗi giá trị không hề dễ dàng. Đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng là quá trình đầu tư dài hạn.

Để làm an lòng các nhà cung cấp, những con số tương lai mà VinFast đưa ra rất hấp dẫn. Sản lượng được công bố có thể lên đến 250.000 chiếc/năm trong giai đoạn đầu, hướng tới 500.000 chiếc/năm vào năm 2025, với chủng loại đa dạng từ xe du lịch, xe buýt cho đến xe điện. “Đây là động lực để các nhà cung cấp của chúng tôi đạt được quy mô kinh tế, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả trong ngành”, ông Huệ cho biết.

“Đó là kế hoạch cực kỳ táo báo”, ông Tuất nhận định. Thách thức này là rất lớn, bởi tổng sản lượng xe hằng năm ở Việt Nam mới chỉ khoảng hơn 300.000 xe (năm 2016), bao gồm cả xe cá nhân, xe tải và các loại xe chuyên dụng.

Thị trường nội địa không đủ lớn, trong khi VinFast cần đẩy sản lượng lên cao để lấy lợi thế theo quy mô. Trong bối cảnh đó, theo ông Huệ, VinFast sẽ giải bài toán này bằng con đường xuất khẩu. Có lẽ đó cũng là lý do vì sao VinFast chọn mẫu xe cao cấp, ưu tiên kiểu dáng, chất lượng ngay từ đầu, thay vì dòng sản phẩm phổ thông.

Tất nhiên, trong tương lai VinFast cũng đặt mục tiêu sản xuất các dòng xe nhỏ, có lẽ để phục vụ thị trường nội địa. Trong tháng 10 tới, VinFast sẽ lần đầu tiên đưa xe thương hiệu Việt đi triển lãm tại Paris, ông Huệ cho biết.

Trả lời cổ đông, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vingroup, cho biết, định hướng trước tiên của VinFast là thị trường trong nước, không phải nước ngoài. Thừa nhận mức độ cạnh tranh trong nước cũng rất lớn, nhưng ông cũng đánh giá khả năng để thành công rất cao. “VinFast là trụ cột chính của Vingroup trong kinh doanh thời gian tới”, ông Vượng cho biết.(NCĐT)
-------------------------

Thị trường xe hơi vào cuộc đua giảm giá

Không nằm ngoài dự báo, thị trường xe hơi tháng 6 bắt đầu cuộc đua giảm giá với mức giảm lên đến 100 triệu đồng. Đặc biệt, các dòng xe của Mỹ có đợt giảm giá khá sốc.

Nhiều dòng xe vào cuộc đua giảm giá trong tháng 6 này /// ​Thái Nguyễn

Nhiều dòng xe vào cuộc đua giảm giá trong tháng 6 này - ​THÁI NGUYỄN

Ngay từ đầu tháng 6, dòng xe Chevrolet của Mỹ công bố mức giảm cho 2 phiên bản LT và LTZ mẫu Chevrolet Cruze, được lắp ráp trong nước; mức giá lần lượt là 539 triệu đồng và 649 triệu đồng, giảm khoảng 50 triệu đồng so với thời điểm ra mắt năm 2017.

Cao cấp hơn nhưng nằm trong nhóm các mẫu xe có giá dưới 1 tỉ đồng, mẫu SUV vừa mới xuất hiện tại thị trường VN là Chevrolet Trailblazer, 7 chỗ và được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, cũng được giảm giá từ 30 - 80 triệu đồng cho 3 phiên bản khác nhau. Giảm mạnh nhất là phiên bản 2.8 4x4 AT LTZ, giảm đến 80 triệu đồng từ đầu tháng này. Theo đó, giá bán lẻ chiếc 2.8 4x4 AT LTZ từ 1,075 tỉ đồng xuống 995 triệu đồng trong tháng 6.

Theo bảng giá xe của Chevrolet công bố, các mẫu xe nhỏ như Spark, Aveo cũng giảm mạnh với mức giảm thấp nhất 25 triệu đồng với phiên bản Spark LT, cao nhất 60 triệu đồng với phiên bản LTZ.

Sau Chevrolet, nhiều mẫu xe mang thương hiệu Ford (Mỹ) cũng tham gia vào cuộc đua giảm giá trong tháng 6 này. Cụ thể, mẫu Fiesta của Ford được nhà kinh doanh công bố mức giá ưu đãi so với tháng trước giảm đến 60 triệu đồng. Phiên bản 1.5 AT Titanium 4 cửa từ 560 triệu đồng xuống 515 triệu đồng (giảm 45 triệu đồng); phiên bản 1.0L AT Sport+ từ 616 triệu đồng xuống 560 triệu đồng (giảm 56 triệu đồng); Fiesta 1.5L AT Sport 5 cửa từ 564 triệu đồng xuống 520 triệu đồng (giảm 44 triệu đồng).

Với các thương hiệu xe đến từ Nhật, Nissan đã tung ra giá giảm lên đến 100 triệu đồng cho dòng sedan phiên bản Teana 2016 và Teana 2017.

Theo đó, giá bán lẻ cho dòng xe này từ 1,3 tỉ đồng xuống gần 1,2 tỉ đồng trong tháng 6. Tại thời điểm năm 2017 khi được trình làng, chiếc Nissan Teana 2017 có giá gần 1,5 tỉ đồng. Theo bảng giá được công bố của Toyota (Nhật) trong tháng 6 giá bán lẻ không giảm mấy so với tháng 5.

Tuy nhiên, tại một số đại lý, Toyota lắp ráp trong nước được thông báo giá giảm từ 20 - 40 triệu đồng đối với các mẫu Vios, Innova, Altis... Còn lại, xe thương hiệu Honda (Nhật) luôn trong tâm thế “khan hàng” xe nhập nên không tham gia cuộc đua giảm giá tháng này, một vài nơi giảm từ 5 - 7 triệu đồng theo kiểu “giảm cho vui”, còn lại giữ nguyên giá.(Thanhnien)
---------------------

Khó ngăn được đà USD tăng giá

Đồng USD là sẽ mạnh lên và về cơ bản là không thể ngăn cản, nếu bạn lắng nghe lời khuyên của nhà chiến lược tiền tệ chính của HSBC.

"Không có gì để ngăn chặn USD tăng giá vào lúc này", David Bloom, người đứng đầu chiến lược ngoại hối toàn cầu của ngân hàng, nói với CNBC "Squawk Box Europe" hôm thứ 29.5. "Như chúng tôi đã lập luận, đồng bạc xanh đã trở lại, tính chu kỳ của nền kinh tế Mỹ là tuyệt vời".

Bloom là một phần của dự báo của ông về việc Cục dự trữ liên bang Mỹ đang trên đà tăng lãi suất ở mức hợp lý trong năm nay nhờ vào các chỉ số kinh tế mạnh mẽ, trong khi các ngân hàng trung ương khác của G-10 (nhóm 10 nước hàng đầu) bị hạn chế và khó tăng lãi suất.

"Tôi không thể tưởng tượng ra điều gì có thể ngăn Fed trong vài tuần tới, và không có gì tôi có thể tưởng tượng điều đó sẽ ngăn ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) không làm gì trong các cuộc họp," ông nói . "Vì thế, chúng ta đang chứng kiến sự đa dạng chính sách tiền tệ: một trong những đầu tàu tăng trưởng đang tiến nhanh về phía trước, trong khi những đầu tàu khác ì ạch và cần đến sự thúc đẩy của các nhà hoạch định chính sách".

Nền kinh tế Mỹ đang  mạnh lên

Triển vọng lạc quan phủ nhận quan điểm rộng rãi trong tháng 1 rằng năm 2018 sẽ là một năm đồng USD suy yếu, với những ngân hàng lớn như Goldman Sachs dự đoán đồng USD sẽ tiếp tục "yếu đi" so với các đồng tiền khác.

HSBC phản đối quan điểm này, dự báo rằng các trình điều khiển chu kỳ tích cực sẽ bù đắp hoặc, như nó bây giờ xuất hiện, vượt qua các hướng gió chính trị và cấu trúc.

Ngân hàng đa quốc gia Anh hiện nay chỉ ra các yếu tố mang tính chu kỳ thúc đẩy USD tăng giá. Trong vài tháng qua, dữ liệu về việc làm và tiền lương của Mỹ đã vượt quá mong đợi, kỳ vọng lạm phát tăng thêm và tăng khả năng Fed sẽ nâng lãi suất.

Và trong khi Fed tiếp tục theo con đường thắt chặt chính sách của mình, các ngân hàng trung ương khác trên khắp thế giới đang do dự. Đặc biệt ở châu Âu, dưới áp lực tăng trưởng yếu và sự bất ổn chính trị đến từ các nước như Ý và Tây Ban Nha, ngân hàng trung ương dường như đã bị trói tay.

Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra thêm 223.000 việc làm trong tháng 5, so với dự báo 190.000, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 18 năm là 3,8%. Thu nhập theo giờ trung bình tăng 0,3%, tăng 0,1% trong tháng 4.

Ủy ban thị trường mở Liên bang đã ra dấu hiệu rằng họ sẽ tăng lãi  thêm hai lần trong năm nay, ngoài một đợt nâng lãi suất trong tháng 3 vừa qua.

Trong khi đó, các tổ chức tài chính đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cũng như nhiều ngân hàng đã chỉ ra những căng thẳng về thương mại như một yếu tố cản trở USD tăng giá. Các nhà kinh tế khác đã cho rằng đà tăng này không bền vững, và với lý do nước Mỹ đang bị mất cân bằng tài chính và nợ công tăng lên.

Bloom phủ nhận điều này, ông lập luận rằng nó đã phản ánh vào đồng USD, nhưng lo ngại của một cuộc chiến thương mại bị thổi phồng. "Đúng là có sự ăn miếng trả miếng nhưng tôi sẽ không gọi nó là một cuộc chiến thương mại ..., tôi nghĩ rằng mọi người đang quá lo lắng về nó" ông nói.

Tuy nhiên, tốc độ tăng giá của đồng USD đã khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên. Đồng USD mạnh lêng nhanh chóng đã gây áp lực lên các thị trường mới nổi vốn đi vay nợ  bằng đô la, và đe dọa mang lại một cuộc suy thoái toàn cầu nhanh hơn.

Ông chia sẻ: "Tốc độ hơi đáng báo động, tôi lo lắng về điều đó", giải thích rằng các dự báo trước đây nói rằng phải tới cuốc năm USD mới tăng ở mức đó, chứ không phải trong vòng 6 tuần. "Gần đây đà tăng đã chững lại một chút, nhưng tôi không nghĩ nó đã kết thúc".(NCĐT)

Trở về

Bài cùng chuyên mục