tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-08-2016

  • Cập nhật : 16/08/2016

Sau 15 năm, thương mại Việt Nam – EU đã tăng hơn 10 lần

Trong vòng 15 năm từ năm 2000 đến năm 2015, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã tăng hơn 10 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 41,4 tỷ USD năm 2015.

Theo Vụ thị trường châu Âu, EU vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, đạt 74,7% kim ngạch xuất nhập khẩu với khu vực thị trường châu Âu.

Trong những năm qua quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả. Trong vòng 15 năm từ năm 2000 đến năm 2015, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã tăng hơn 10 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 41,4 tỷ USD năm 2015; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 11 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 30,8 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng 8 lần (1,3 tỷ USD lên 10,4 tỷ USD).

Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam sang EU đã đạt 21,2 tỷ tỷ USD, tăng 9,05% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam là 16,2 tỷ USD (tăng 8,68%); nhập khẩu vào Việt Nam đạt trên 4,97 tỷ USD (tăng 10,28%).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 vẫn là các sản phẩm truyền thống có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, hải sản, máy vi tính. Đặc biệt, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mới bắt đầu được xuất khẩu từ năm 2011, tuy nhiên đến năm 2015 đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 9,7 tỷ USD.

Các nhóm mặt hàng này chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Một số mặt hàng khác có kim ngạch không lớn nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng đều (khoảng từ 5-10%/năm) gồm: sản phẩm từ chất dẻo, gỗ và sản phẩm gỗ, túi xách-vali-ô dù, hạt tiêu, hạt điều...

Việt Nam nhập khẩu từ hầu hết các nước thành viên EU. Trong năm 2015, kim ngạch nhập khẩu từ các nước EU vào Việt nam ở mức 10,4 tỷ USD chiếm 34% kìm ngạch Xuất khẩu Việt Nam đi các nước EU. Những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ EU chủ yếu là những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc còn thiếu như: máy móc-thiết bị-dụng cụ, dược phẩm, sữa và sản phẩm từ sữa.


Trung Quốc thắt chặt các tiêu chuẩn về môi trường để giảm dư thừa

Chính phủ Trung Quốc cho biết nước này sẽ thực thi nghiêm ngặt tiêu chuẩn môi trường, an toàn và hiệu quả năng lượng cũng như kiểm soát tín dụng chặt chẽ hơn để chống lại năng suất dư thừa trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

Trung Quốc – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã xác định năng suất dư thừa là một trong những thách thức quan trọng và nước này đã cam kết sẽ đóng cửa hàng loạt ngành thép và than đá nhưng cho đến nay Trung Quốc đã thất bại trước mục tiêu đề ra.

 
Ngày 12/8, trong một dự thảo văn bản chính sách được công bố trên website của mình (www.miit.gov.cn), Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc cho biết Bộ sẽ "bình thường hóa việc thực hiện và thực thi chặt chẽ các tiêu chuẩn bắt buộc" để giải quyết dư thừa sản phẩm trong các ngành như thép, than, xi măng, chế tạo thủy tinh và nhôm.
 
Bộ này sẽ thực hiện một chính sách "tín dụng khác biệt" cho phép người cho vay tăng khoản vay để giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại trong khi cắt giảm tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động kém có nguy cơ đóng cửa.
 
Các doanh nghiệp không đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng mới sẽ được gia hạn trong 6 tháng để khắc phục và sẽ bị đóng cửa nếu họ không đạt được mục tiêu này. Những doanh nghiệp tiếp tục vượt quá tiêu chuẩn ô nhiễm không khí và nước sẽ bị phạt mỗi ngày và trong trường hợp nghiêm trọng cũng sẽ phải đóng cửa.
Chính quyền sẽ cắt điện và nước, thậm chí hủy bỏ các thiết bị của các công ty không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và an toàn. Các thiết bị cũng có thể được niêm phong để ngăn chặn các công ty này hoạt động trở lại.
 
Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc cũng lặp đi lặp lại một cam kết trước đó nhằm thực hiện các chính sách về giá khác biệt và trừng phạt nghiêm để buộc các công ty tuân theo luật lệ quy định.
 
Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc lo ngại một số chính quyền địa phương sẽ không hành động với đủ tính cấp bách khi nói đến mục tiêu giải quyết năng suất dư thừa. Mới đây, cơ quan hoạch định nhà nước chỉ ra các khu vực của Trung Quốc như Nội Mông, Phúc Kiến và Quảng Tây không đạt được mục tiêu này.
Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, nước này lên kế hoạch kết thúc 45 triệu tấn công suất thép thô hàng năm trong năm nay và 250 triệu tấn than nhưng chỉ có một phần ba tổng số này được hoàn thành vào cuối tháng 7/2016.

Nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc từ Iran tăng vọt hơn 285% trong tháng 7

Nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc từ Iran tăng mạnh trong tháng 7, gấp gần 4 lần so với tháng 7/2015, và tăng 5,9% so với tháng trước, sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế về chương trình hạt nhân gây tranh chấp của Tehran được dỡ bỏ.
Seoul đã mua 1,1 triệu tấn dầu thô Iran trong tháng trước, hay 260.910 thùng mỗi ngày, tăng 285% so với 286.374 tấn đã nhập khẩu một năm trước khi các lệnh trừng phạt bị áp đặt cho Tehran.
Nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 thế giới này đã nhập khẩu 7,22 triệu tấn dầu thô từ nước Trung Đông này trong giai đoạn 7 tháng đầu năm nay, hay 248.616 thùng/ngày, so với 3,23 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2015. Số liệu này hơn gấp đôi một năm trước.
Doanh số bán dầu mỏ của Iran có thể vẫn mạnh do nhà sản xuất OPEC này cắt giảm giá bán dầu thô tháng 8 cho châu Á, Địa Trung Hải và từ cảng Sidi Kerir tại Ai Cập, trong một nỗ lực tiếp tục lấy lại thị phần tại những khu vực này sau trừng phạt.
Hyundai Oilbank, nhà máy lọc dầu công suất bé nhất của Hàn Quốc, đã nhập khẩu lô hàng ngưng tụ lần đầu tiên từ Iran khoảng 1,1 triệu thùng trước khi khởi động tháp phân tách 130.000 thùng/ngày.
Số liệu nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc thường gồm cả sản phẩm ngưng tụ. Tổng thể nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này đã nhập khẩu 12,06 triệu tấn dầu thô tháng trước, hay 2,85 triệu thùng/ngày. Số liệu tổng cộng thấp hơn 3,9% so với 12,55 triệu tấn đã nhập khẩu trong tháng 7 năm ngoái.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc đã nhập khẩu 83,04 triệu tấn dầu thô hay 2,86 triệu thùng mỗi ngày, so với 80,01 triệu tấn hay 2,77 triệu thùng/ngày, trong cùng giai đoạn năm 2015.
Số liệu cuối cùng về nhập khẩu dầu thô tháng 7 sẽ được Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Hàn Quốc phát hành cuối tháng này.

Mỹ cắn quả đắng “đầu tư Trung Quốc”

Các nhà đầu tư Trung Quốc mang lại luồng sinh khí mới cho Thung lũng Silicon nhưng khác biệt trong văn hóa làm ăn khiến doanh nghiệp Mỹ không ít lần “hố” to.

du an khu nha metropolis o ngoai o los angeles do nha dau tu trung quoc greenland phat trien o bang california (my) - anh: reuters

Dự án khu nhà Metropolis ở ngoại ô Los Angeles do nhà đầu tư Trung Quốc Greenland phát triển ở bang California (Mỹ) - Ảnh: Reuters

“Trung Quốc nhận ra họ cần một hình mẫu để noi theo trong giai đoạn chuyển đổi từ nền công nghiệp sản xuất sang công nghệ sáng tạo. Đây là con đường tơ lụa điện tử

Shoucheng Zhang (nhà vật lý kiêm 
đầu tư mạo hiểm người Mỹ)

Công ty khởi nghiệp Quixey ở thành phố Mountain View, bang California khiến nhiều người không khỏi ghen tị khi lần đầu công bố khoản đầu tư trăm triệu đô từ hãng công nghệ lớn và quyền lực nhất Trung Quốc - Alibaba. Số tiền 110 triệu USD - cam kết chi trong hai năm 2013 và 2015 - chứng minh rằng giới nhà giàu Trung Quốc sẵn sàng chi đậm để sở hữu cổ phần trong các công ty công nghệ mới nổi.

Về phần mình, doanh nghiệp Mỹ không khỏi bị cám dỗ bởi dòng tiền dồi dào trong bối cảnh tìm kiếm đầu tư ở Thung lũng Silicon ngày càng khó khăn, ấy là chưa kể cánh cửa mở ra thị trường tỉ dân ở Trung Quốc...

Tiền nuốt không trôi

Với Quixey mọi thứ sau đó đều trật lất: Alibaba ngừng chi tiền như đã hứa. Doanh nghiệp này bị bỏ mặc lao đao cho đến khi Alibaba quay lại, lần này là một sự ngã giá: “Chúng tôi sẽ cho các anh vay với điều kiện các anh hứa không kiện cáo”.

Sau vài tháng đàm phán vã mồ hôi, Quixey chấp nhận lời đề nghị mới. Theo báo Washington Post, hôm đầu tháng 8-2016, công ty thông báo đã vay 30 triệu USD. Số tiền này đến từ Alibaba và một số nguồn khác nhưng đi kèm với những điều khoản tệ hơn rất nhiều so với ban đầu.

Quay lại năm 2013, sau khi Quixey nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ Alibaba, họ bắt đầu thực hiện một bản hợp đồng đặc biệt với gã khổng lồ Trung Quốc: xây dựng công nghệ cho phép người tiêu dùng tìm kiếm bên trong các ứng dụng tiếng Hoa trong hệ điều hành YunOS của Alibaba. Mọi thứ ban đầu suôn sẻ nhưng đến đầu năm 2016 thì tranh cãi nổi lên.

Alibaba cho rằng công ty Mỹ chậm trễ tiến độ giao hàng; Quixey nói Alibaba còn nợ tiền công hàng chục triệu USD. Trong khi đó, nguồn lợi từ hoạt động cung cấp dịch vụ của Alibaba (dựa trên công nghệ của Quixey) ở Trung Quốc chưa bao giờ đến được tay Quixey.

Theo một số nguồn tin, Alibaba thất vọng vì Quixey không mang lại lợi nhuận như mong đợi, mặt khác tập đoàn Trung Quốc cũng trải qua một công cuộc tái tổ chức khiến định hướng chính sách (và chính trị) thay đổi, dẫn đến các đối tác nhỏ của họ “không biết đường nào mà lần”.

Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn bởi rào cản ngôn ngữ, văn hóa giữa hai bên. Quixey cân nhắc ý định kiện Alibaba nhưng cuối cùng cho rằng không đáng. Thật ra có rất ít công ty khởi nghiệp đủ sức theo đuổi một vụ kiện tốn kém chống lại khách hàng/nhà đầu tư chính của mình.

Làm ăn với Trung Quốc không dễ

Ngoài Quixey, nhiều nhà đầu tư nhận xét quan hệ Thung lũng Silicon - Trung Quốc chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng đầy những hiểu lầm văn hóa. Kết quả tất yếu là có không ít quan hệ đối tác tan vỡ. “Dù những hứa hẹn của đối tác Trung Quốc rất thú vị trên giấy tờ, thực tế luôn đòi hỏi một sự đổi chác” - Jay Eum, giám đốc điều hành Hãng đầu tư mạo hiểm TransLink Capital ở Palo Alto (California), đánh giá.

Ngoài ra còn phải nói đến vấn đề lòng tin, thứ mà cả nhà đầu tư Trung Quốc lẫn đối tác của họ đều thiếu. Giới khởi nghiệp ở Mỹ đã bắt đầu dè chừng chiến thuật rắn mà một số đối tác Trung Quốc hay ứng dụng. Một số lo ngại trước khả năng công nghệ của họ bị ăn cắp - một câu chuyện không mới mẻ.

Về phần mình, các đại gia Trung Quốc chân ướt chân ráo đến Thung lũng Silicon lại không muốn bị coi thường hoặc đối xử như kẻ “ngu ngơ”, do đó họ đặt ra những điều kiện rất “lạ” đối với người Mỹ - bài học cay đắng của Quixey là ví dụ.

Ở Trung Quốc quy định luật pháp không nghiêm ngặt như Mỹ (trong chuyện làm ăn) trong bối cảnh chính quyền khuyến khích tăng trưởng nhanh. Cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, chiến thuật kinh doanh kiểu “chợ búa” vì thế khá phổ biến ở Trung Quốc - theo nhà kinh tế Thilo Hanemann thuộc Rhodium Group. Không hiếm trường hợp một nhà đầu tư rinh ý tưởng của một công ty khởi nghiệp A rồi mang 
sang đầu tư vào một đối thủ B.

“Đôi khi những chiến thuật này không phải là hiểu lầm mà phản ánh cách làm ăn của Trung Quốc. Nhà đầu tư có thể đòi hỏi những điều kiện quá đáng theo tiêu chuẩn của Thung lũng Silicon nhưng lại hoàn toàn bình thường ở Trung Quốc” - chuyên gia Connie Chan, thuộc Hãng đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz, nhận định.

Trong khi đó, dù biết bất lợi nhưng nhiều doanh nghiệp Mỹ không thể làm ngơ trước những bàn tay chìa ra. “Là nhà sáng lập (doanh nghiệp), anh phải nuôi lớn đứa con của mình, do đó đặt ra quá nhiều câu hỏi có thể chẳng hay ho gì” - 
Chris Nicholson, nhà sáng lập Skymind.io, giải thích.

Trong tương lai gần, Alibaba và Quixey đang cố giải quyết những bất đồng giữa họ. Hiện tại Quixey đã bắt đầu tìm kiếm đối tác mới và không còn xây dựng công nghệ cho Alibaba nữa. (Tuổi Trẻ)

Cột mốc 2014

Đầu tư Trung Quốc ở Thung lũng Silicon đã có từ cách đây ba thập kỷ nhưng năm 2014 có thể xem là cột mốc thay đổi lớn.

Nhà đầu tư Trung Quốc chốt 101 thương vụ trong năm 2014, nhiều gấp ba lần giai đoạn hai năm trước đó, theo Hãng phân tích CBInsights. Con số thật sự chắc chắn lớn hơn vì nhiều thương vụ không được công khai. Hiện tượng này tạo nên sự bùng nổ công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon.

Trong hai năm qua, các gã khổng lồ như Alibaba, Baidu và Tencent... cùng hàng chục tổ chức nhà nước, tư nhân của Trung Quốc đã chạy đua thâu tóm cổ phần trong những công ty sở hữu công nghệ chiến lược ở Mỹ.

Tính đến giữa năm 2016, đầu tư từ Trung Quốc vào Thung lũng Silicon (trừ bất động sản) đạt con số 6 tỉ USD, hơn một nửa số đó đạt được trong 18 tháng gần đây, theo thông tin từ Rhodium Group. Thực tế ảo và trí thông minh nhân tạo là hai lĩnh vực đặc biệt được quan tâm.

 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục