tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-08-2016

  • Cập nhật : 07/08/2016

Hụt nguồn cung, giá kính xây dựng tăng phi mã

Giá các loại kính trong lĩnh vực xây dựng đột nhiên tăng phi mã thời gian gần đây, khiến các doanh nghiệp gia công và người tiêu dùng điêu đứng.

Hụt nguồn cung, giá kính xây dựng tăng phi mã Kính được lắp đặt xây dựng tại một công trình ở quận 3, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Chị N.T.A.H. (ngụ Q.7, TP.HCM), đang trong quá trình hoàn thiện nhà, cho biết đơn vị thi công liên tục thay đổi giá kính hạng mục làm cầu thang có tay vịn từ 1,3 triệu đồng lên 1,45 triệu đồng chỉ trong vòng 2-3 ngày.

“Họ báo giá tăng chóng mặt mà còn nói chưa phải mức giá cuối cùng, nên cũng không rõ giá còn tăng đến mức nào nữa” - chị H. lo lắng nói.

Tương tự, chị N.T.T. (Q.12), chuyên gia công kính, cho biết cách đây một tháng giá kính nổi được chị mua khoảng 320.000 đồng/m2 nay đã vọt lên 430.000 đồng/m2. “Tổng cộng một tháng qua giá đã tăng khoảng 4 lần, lúc đầu còn tăng 2-3%/lượt, nhưng những lần sau đều từ 15-20% mới ghê chứ!” - chị T. thông tin.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ có tình trạng giá kính tăng thời gian vừa qua là do một công ty sản xuất kính cường lực phía Bắc đến giai đoạn đại tu thiết bị, khiến nguồn cung trên thị trường bị thiếu hụt cục bộ.

Nhân cơ hội này, một số công ty sản xuất kính khác đã tăng giá bán đầu nguồn, trong đó có công ty đã tăng giá bán từ cuối tháng 6-2016 với mức tăng trung bình 20-30% so với trước đó, hiện dao động 113.000 - 358.000 đồng/m2 (tùy độ dày của kính).

Theo các đại lý phân phối kính, việc một số công ty trong nước tăng giá bán kính đầu nguồn rất vô lý vì một loạt chi phí đầu vào như lãi suất, dầu FO, gas... đều không tăng thời gian qua. Do đó nếu nguồn cung trong nước tiếp tục tăng giá, phương án nhập khẩu kính sẽ được tính đến, bất chấp thuế suất nhập khẩu kính từ Trung Quốc hiện nay lên đến 35%.

“Sau khi trừ các chi phí, giá kính nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ bằng, thậm chí còn thấp hơn giá kính sản xuất trong nước so với lúc chưa tăng giá. Nên nếu trong nước cứ làm giá kính tăng vô tội vạ như vậy thì phương án nhập khẩu gần như là chắc chắn” - một doanh nghiệp chuyên trong lĩnh vực kinh doanh ngành kính khẳng định.

Năm 2009, Bộ Công thương từng khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với kính nổi nhập khẩu.

Tuy nhiên, phán quyết áp thuế cuối cùng không được ban hành vì đến thời điểm kết thúc điều tra, ngành kính sản xuất trong nước đã phục hồi do giá bán dầu FO (nguyên liệu chính để sản xuất kính nổi) thời điểm đó đã dần tương thích với giá dầu của thế giới.(TT)

Thực phẩm Nga lên ngôi nhờ lệnh cấm lương thực phương Tây

Lệnh cấm vận lương thực từ các nước phương Tây trong 2 năm qua đã tác động giúp dọn đường cho sản phẩm nội địa của Nga lên ngôi.

mot quay thuc pham tai sieu thi nga.

Một quầy thực phẩm tại siêu thị Nga.

Ngày 7/8/2016 là tròn hai năm kể từ khi Nga áp đặt lệnh cấm vận lương thực, cấm nhập khẩu thịt, xúc xích, cá, hải sản, rau, trái cây, các sản phẩm sữa từ các nước phương Tây. Tháng Bảy vừa qua, Chính phủ Nga đã quyết định một lần nữa gia hạn lệnh cấm này, đến cuối năm 2017, để đáp lại đợt gia hạn các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây.

Tuy nhiên, lệnh cấm vận lương thực đó đem lại cho người dân những cửa hàng trống rỗng như từng dự báo hay đang dọn đường cho sản phẩm nội địa lên ngôi? Theo Cơ quan kiểm soát hàng nông nghiệp Nga, hai năm qua đã chứng tỏ Nga có khả năng không cần đến nhưng mặt hàng quen thuộc sản xuất tại châu Âu và các nước khác có tên trong danh sách cấm.

Theo con số của Cơ quan Thống kê Nga, lệnh cấm vận đã tác động giúp tăng sản lượng nông nghiệp 3% trong năm 2015, và tăng 2,6% chỉ trong sáu tháng đầu năm 2016. Theo Phó Giám đốc Trung tâm phân tích thuộc Chính phủ Nga Tatiana Radchenko, các mặt hàng trong nước và Belarus nay đã chắc chân tại các cửa hàng ở Nga, người tiêu dùng đã chuyển sang dùng hàng nội địa. Do đó, tới đây nếu các nhà sản xuất nước ngoài quay trở lại thị trường Nga, họ sẽ phải nghĩ đến chính sách giá thấp hơn, song đây là việc rất khó trong bối cảnh giá cao hiện nay của đồng euro và USD so với đồng ruble.

Bộ Nông nghiệp Nga là “người hưởng lợi” chính từ tình huống hiện nay. Giảm nhập khẩu buộc họ phải nghĩ cách tăng sản lượng. Chỉ trong năm 2015, nhập khẩu hàng nông nghiệp và lương thực đã giảm 33,8%. Trong hai năm qua, Chính phủ Nga đã chi cho Chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia 440 tỷ ruble, chủ yếu tập trung cho các ngành chế biến sữa, chăn nuôi gia súc, trồng rau nhà kính, phát triển hạ tầng,...

Kết quả của khoản đầu tư này là số lượng gia súc và gia cầm đưa đi giết mổ năm 2015 đã tăng 4,6% so với năm trước đó, đạt 9,5 triệu tấn, còn trong sáu tháng đầu năm nay đã tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 6,2 triệu tấn. Thu hoạch rau năm 2015 tăng 3,5%, đạt 17,5 triệu tấn. Trong năm 2015 Nga cũng bội thu ngũ cốc với 104,8 triệu tấn. Nga cũng tìm ra những đối tác cung cấp mới các sản phẩm cá, thịt như Mozambique, Macedonia, Cuba, Philippines,...

Cơ quan Thống kê Nga cũng cho hay lạm phát tiêu dùng tính đến hết nửa đầu năm 2016 đã giảm còn 3,3% từ mức 8,5% của cùng kỳ năm ngoái.(baotintuc)

Ấn Độ thông qua Luật thuế hàng hóa và dịch vụ, DN Việt cần lưu ý

Sau nhiều lần bị trì hoãn, trong tuần này, Thượng viện Ấn Độ đã phê chuẩn Luật thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) sửa đổi.

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá đây là dấu mốc quan trọng kể từ khi Ấn Độ thực hiện cải cách kinh tế năm 1991. Phóng viên TTXVN tại New Delhi cho biết GST lần đầu tiên được chính phủ lúc đó do đảng Quốc đại đứng đầu giới thiệu vào năm 2013, song đạo luật đã gây khá nhiều tranh cãi. Sau khi sửa đổi các nội dung quan trọng, đạo luật này được Hạ viện Ấn Độ thông qua vào tháng 5/2015. Dù trải qua nhiều kỳ họp nhưng đạo luật này vẫn chưa được thông qua tại Thương viện do sự phản đối mạnh mẽ từ phe đối lập và chính quyền các bang.

Điểm đáng chú ý nhất là việc thông qua GST đã biến Ấn Độ trở thành một thị trường thống nhất khi đạo luật này gộp nhiều loại thuế phức tạp thành một mức chung như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế dịch vụ, thuế đô thị… Ngoài ra, chính quyền trung ương và địa phương cũng đã tìm được tiếng nói chung, theo đó chính quyền trung ương cam kết sẽ đền bù, bồi hoàn cho ngân sách các bang trong vòng 5 năm nếu ngân sách các bang bị giảm so với trước khi thực thi đạo luật này.

Giới chuyên gia kinh tế nhận định GST có tác động tích cực lên nhiều lĩnh vực của Ấn Độ. Đối với nền kinh tế, GST giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ tăng từ 0,9-2%/năm nhờ việc thống nhất thành một thị trường chung thay vì 29 thị trường ở 29 bang như trước đây và một mức thuế chung trên toàn quốc.

Đối với chính phủ, GST là thuế gián thu. Việc điều chỉnh mức thuế đối với một số ngành sẽ giúp tăng ngân sách nhà nước, trong khi việc triển khai rộng hệ thống thông tin khai báo và thu thuế cùng với hệ thống giám sát sẽ giảm tối đa tình trạng trốn thuế. Với doanh nghiệp Ấn Độ, GST là bước đột phá lớn. Lợi ích lớn nhất doanh nghiệp sẽ có được là giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí vận chuyển liên bang. Các chuyên gia ước tính chi phí vận chuyển có thể tiết kiệm được 30-40%.

Trong khi đó, người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi đáng kể khi thuế hàng hóa, chi phí sản xuất giảm, từ đó giá hàng hóa sẽ giảm, qua đó thúc đẩy tiết kiệm và tăng sức mua của người tiêu dùng.

Chính phủ Ấn Độ hy vọng đạo luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4/2017, thời điểm bắt đầu tài khóa mới ở nước này.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Bùi Trung Thướng, Bí thư thứ nhất, Trưởng đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, cho biết thương mại giữa hai nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ. Vì vậy, trong ngắn hạn, có thể nói GST không ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn với Ấn Độ cần lưu ý. Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu đầu vào như nông sản, thủy sản… sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Trong khi đó, những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động, linh kiện, máy vi tính, thiết bị điện tử… trong thời gian tới có thể bị ảnh hưởng.(TTXVN)

Canada tài trợ hơn 13 triệu USD thúc đẩy thương mại ASEAN

Ngày 4/8, bà Chrystia Freeland, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada, cho biết, trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy thương mại, Canada sẽ cung cấp hơn 13 triệu USD cho các dự án nhằm giúp những người lao động dễ bị tổn thương nhất tại Đông Nam Á thành công hơn trong kinh doanh.

Hợp tác với Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Canada sẽ hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo và xây dựng năng lực để giúp chính phủ các nước thành viên ASEAN đưa ra các chính sách, chương trình thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
 
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế Canada cũng sẽ hỗ trợ nghiên cứu nâng cao sự tham gia của ASEAN vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Các sáng kiến này nhằm cung cấp cho các nhà làm chính sách và các bên liên quan các nguồn lực cần thiết để các SME, đặc biệt là các SME do phụ nữ điều hành, có khả năng cạnh tranh, tự lực cánh sinh và có thể tiếp cận các thị trường quốc tế. 

“Canada tự hào ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong toàn thể khu vực ASEAN nhằm đảm bảo thương mại quốc tế tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế và mức sống. Thông qua chương trình thúc đẩy thương mại của Canada, chúng tôi mong rằng tất cả các thành phần trong xã hội đều được thụ hưởng và nhận thấy những lợi ích này", bà Chrystia Freeland, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế cho biết.

Còn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế Jean Lebel cho hay: “Dự án của chúng tôi sẽ hỗ trợ những người lao động có tay nghề thấp tại ASEAN, trong đó có nhiều phụ nữ, những người thường bị hạn chế trong các công việc có tiền công thấp, năng suất thấp và bị hạn chế sở hữu đất đai, tiếp cận tín dụng và đào tạo”.

Khu vực ASEAN là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tổng GDP khoảng hơn 3,1 nghìn tỉ USD năm 2015. Với 10 nước thành viên trong khối, ASEAN là đối tác mậu dịch hàng hóa lớn thứ 6 của Canada. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 21,4 tỉ đô la.(baotintuc)
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-08-2016

    ASEAN tăng cường hợp tác toàn diện với đối tác Nhật Bản
    Yếu tố tăng lãi suất tại Mỹ “hâm nóng” thị trường vàng
    Thép từ Trung Quốc và Nga “gặp khó” tại thị trường châu Âu
    Iran lên kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ dài hạn với đối tác châu Âu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-08-2016

    Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
    Thị trường phân bón dự báo tiếp tục suy yếu
    Giá vàng Ấn Độ giảm mạnh, xuống dưới 31.000 Rupee/10gram
    Thái Lan lo ngại giá gạo xuất khẩu buộc phải sụt giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-08-2016

    The Economist: Việt Nam có “con đường khó khăn hơn phía trước”
    Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm
    Bổ sung nhóm sản phẩm cá phile đông lạnh xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á-Âu
    Sản lượng dầu thô Iraq trong tháng 7 tăng lên 4,632 triệu thùng/ngày

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-08-2016

    Lãi suất cho vay tiêu dùng cao: Có hay không việc bẫy người vay?
    Hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam
    Thoái vốn ngân hàng: Kẹt do cổ phiếu “vua” mất giá
    Trung Quốc duy trì là nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất của Nga

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng  08-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-08-2016

    Đà Nẵng vào "tầm ngắm" của các doanh nghiệp logistics Hồng Kông
    Ông Takehiko Nakao tái đắc cử chức Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á
    Khởi công dự án mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải, vốn đầu tư 200 tỷ đồng
    Quỹ Mekong Capital đầu tư khoảng 15 triệu USD vào ABA

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-08-2016

    Hiệp định TPP khó "qua cửa" Quốc hội Mỹ
    Dữ liệu 200 triệu người dùng Yahoo bị rao bán
    Việt Nam lần đầu sản xuất thiết bị điện hạt nhân cho Hàn Quốc
    Khách hàng chính là kẻ thất bại trong thương vụ Uber-Didi

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-08-2016

    Giá vàng đang trong xu hướng tăng dần
    Quốc Cường Gia Lai báo lãi gấp 13 lần cùng kỳ
    Bao bì ghi sai sự thật bị phạt đến 60 triệu đồng
    Thế Giới Di Động thu 20 tỷ đồng từ bán thực phẩm
    Phần lớn kiều hối đầu tư sản xuất, kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-08-2016

    65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư tại Việt Nam
    Sẽ "khai tử" 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện
    Công ty không được phép ủy quyền cho chi nhánh dự thầu
    Đại gia Thuỵ Sỹ bán xi măng Holcim Việt Nam cho Thái Lan

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-08-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-08-2016

    Nhiều tập đoàn lớn tiếp tục "dốc" vốn vào Việt Nam
    6 tháng: Người Việt sắm hơn 700 xe ô tô mỗi ngày
    Thấy gì từ chỉ tiêu kinh tế 7 tháng đầu năm 2016?
    Khó đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-08-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-08-2016

    Gần 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản 7 tháng đầu năm
    Người tiêu dùng Việt lạc quan về nền kinh tế
    42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh
    Xuất khẩu gạo đạt 1,32 tỷ USD