tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-06-2016

  • Cập nhật : 30/06/2016

Đại gia Thái Lan hoãn xây siêu dự án lọc dầu 20 tỷ USD tại Việt Nam

Truyền thông nước ngoài vừa đưa thông tin cho biết, công ty năng lượng lớn nhất Thái Lan PTT đã hoãn kế hoạch xây dựng tổ hợp lọc hoá dầu trị giá hơn 20 tỷ USD tại Việt Nam. Việc đầu tư có thể sẽ được xem xét lại vào cuối năm nay.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân được đưa ra là do bối cảnh thị trường dầu thế giới còn nhiều biến động và do bộ máy lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam mới thay đổi nên phía PTT cần thời gian xem xét thêm.

PTT đã nghiên cứu tiềm năng đầu tư vào miền trung Việt Nam trong hơn 4 năm, và dự kiến sẽ khởi công dự án trong năm 2016 cùng đối tác là Saudi Aramco, công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Theo kế hoạch trước đó, PTT và Aramco sẽ chia đôi 80% cổ phần của dự án tại Tổ hợp lọc hoá dầu Nhơn Hội, Bình Định. Chính phủ Việt Nam nắm 20% còn lại.

Khu phức hợp bao gồm một nhà máy lọc dầu có công suất 400.000 thùng/ngày, một nhà máy hóa dầu với công suất 5 triệu tấn/năm, nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của Việt Nam.

Khi mới công bố, phía nhà đầu tư từng cho biết dự kiến sẽ đầu tư tới 28,7 tỷ USD vào Tổ hợp lọc hoá dầu Nhơn Hội. Tuy nhiên, sau đó, con số vốn đầu tư rút xuống còn khoảng 20 tỷ USD.

Thời điểm dự án này được công bố, nhiều ý kiến quan ngại về tính khả thi của dự án, trong đó không ít người hoài nghi về tiềm lực tài chính cũng như lo ngại về sự “bội thực” của các dự án lọc dầu hàng chục tỷ USD tại Việt Nam và các tác động lớn đến môi trường.

Tuy nhiên, với vốn đầu tư trên 20 tỷ USD, dự án này từng được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định cũng như khu vực miền Trung và cả nước. Nếu dự án đi vào hoạt động, sẽ đóng góp từ 3-4% GDP cả nước và đóng góp khoảng 30-40% GDP của Bình Định. Dự án góp phần giải quyết việc cho khoảng 30.000 lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp.

Về phía Việt Nam đã tạo khá nhiều điều kiện nhằm “trải thảm đỏ” cho nhà đầu tư này. Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư, dự án còn được tạo thuận lợi về điều kiện cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng. Để phục vụ cho dự án cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển hàng không, Thủ tướng cũng đã phê duyệt việc nâng cấp sân bay Phù Cát (huyện Phù Cát).


Vì sao doanh nghiệp Việt khó chen chân làm ốc vít, sạc pin cho Samsung

Một linh kiện cấp 2 là khuôn mẫu thì Samsung yêu cầu độ chính xác đến phần nghìn, trong khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đảm bảo chính xác đến phần trăm.

Đã ba năm kể từ khi các cuộc triển lãm, hội thảo của Samsung nhằm tìm kiếm đối tác cung cấp linh phụ kiện cho tập đoàn này đều đặn được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nhưng số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện, lọt vào "tầm ngắm" vô cùng ít ỏi.

Trong số 192 công ty Việt Nam có đủ năng lực trở thành nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của Samsung, chỉ 12 trong số này là nhà cung cấp số một, số còn lại là các nhà cung cấp cấp 2. Và 3 công ty trong số 12 nhà cung ứng cấp một đó là cung cấp linh phụ kiện điện tử, cơ khí…, số còn lại vẫn chỉ là bán bao bì, đóng gói sản phẩm.Tổng giám đốc một doanh nghiệp may mắn trở thành nhà cung cấp hiếm hoi được Samsung lựa chọn cho biết, trước khi trở thành đối tác của tập đoàn này, mỗi năm doanh thu công ty ông đạt gần 100 tỷ đồng. Để ký được hợp đồng chính thức, doanh nghiệp phải trải qua cuộc cải tổ sản xuất, quản lý dưới sự giám sát của chính các chuyên gia của tập đoàn này.

rat it doanh nghiep viet nam du dieu kien tham gia vao chuoi san xuat cua tap doan da quoc gia. anh: bao thai nguyen

Rất ít doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản xuất của tập đoàn đa quốc gia. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Tại Diễn đàn đối thoại chính sách đầu tư tổ chức mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, không hẳn vì các nhà đầu tư ngoại đưa ra yêu cầu quá khắt khe, mà “phải thưa thật là công nghiệp hỗ trợ Việt Nam rất khó phát triển, thậm chí muôn đời không làm được nếu không có sự đồng hành chia sẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)”.

"Sự khởi đầu bao giờ cũng khó khăn, vấn đề là các doanh nghiệp thể hiện ý chí đến đâu", ông Dũng nói.

Những điều kiện để sàng lọc doanh nghiệp theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài, là khắt khe, nhưng công bằng. Đơn cử, lãnh đạo Samsung đề cập 18 tiêu chí (chất lượng, thời gian giao hàng, giá cả…) đều sẽ lọt vào “tầm ngắm” của tập đoàn. Nhưng thực tế, điều này không hề dễ dàng.

Ví dụ, với một linh kiện cấp 2 là khuôn mẫu thì Samsung yêu cầu độ chính xác đến phần nghìn, trong khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đảm bảo chính xác đến phần trăm. Vì thế, phía Việt Nam chủ yếu tham gia khâu lắp ráp - khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong cơ cấu chuỗi giá trị.

“Muốn làm vậy, doanh nghiệp FDI phải hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Chừng nào doanh nghiệp FDI coi mình là doanh nghiệp Việt Nam, phát triển lâu dài trên tinh thần cộng hưởng, 2 doanh nghiệp sẽ gặp nhau, khắc phục nhược điểm của doanh nghiệp FDI”, GS Nguyễn Mại bình luận.

Tiết lộ rằng bản thân đã tham dự rất nhiều hội thảo liên quan tới phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đồng quan điểm: "Nếu không có sự hỗ trợ này, doanh nghiệp Việt Nam muôn đời không làm được và phát triển công nghiệp hỗ trợ chỉ là khẩu hiệu, ước mơ”. Ông cũng đề cập tới 3 cấp độ của công nghiệp hỗ trợ, mà cấp độ nào doanh nghiệp Việt cũng đều khó đáp ứng.

Ở cấp độ cao nhất đòi hỏi trình độ công nghệ cao, bí quyết công nghệ thì thường nằm ở những tập đoàn lớn. Họ phải giữ bí quyết, làm phụ tùng quan trọng. Tầng thấp nhất, theo ông, là chỉ cần cung cấp phụ tùng, linh kiện nhanh, rẻ, thuận lợi. “Ở cấp này Việt Nam cũng không cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc, vì giá bán của họ rất thấp”, ông nói.

Nêu thực tế doanh nghiệp FDI luôn nói rất muốn hỗ trợ, mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam nhưng do doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng yêu cầu. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam thì lại nói "làm sao dám đầu tư khi không biết ai là người sẽ mua. Tôi đã nhỏ sao lại dám tham gia cuộc chơi mà không biết bán cho ai", Bộ trưởng Dũng đặt vấn đề: “Chuyện phát triển công nghiệp hỗ trợ, cung cấp linh phụ kiện… khiến chúng ta liên tưởng tới câu chuyện 'con gà, quả trứng'. Vậy ai sẽ làm trước?”, và ông thẳng thắn cho rằng trong những trường hợp như vậy rất mong cộng đồng doanh nghiệp FDI chia sẻ với doanh nghiệp Việt Nam, bằng cách hợp tác, bổ sung cái Việt Nam còn thiếu. Đặc biệt, có hỗ trợ thì doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia được.(VNEX)


Xuất khẩu dệt may có thể đạt 50 tỷ USD vào 2025

Mặc dù gặp nhiều rào cản nhưng doanh nghiệp cũng như chuyên gia tin rằng với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay của dệt may, xuất khẩu ngành này có thể tăng gấp đôi vào 2025.

Chia sẻ tại diễn đàn dệt may 2016 ở TP HCM ngày 29/6, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội bông sợi Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Nếu giai đoạn 2000-2013, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào dệt may chỉ đạt 8,2 tỷ USD thì 2 năm sau đó con số này tiếp tục tăng lên thêm 6 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong 2 năm gần đây, tỷ lệ vốn FDI vào dệt may tăng đội biến. Trong đó, các tên tuổi lớn đến từ Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm đa số, chủ động đón đầu các hiệp định thương mại mà Việt Nam sắp được ký kết.

Theo tính toán, khi Việt Nam được hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do FTA, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP, FTA Việt Nam - EU, FTA Hàn Quốc và thuế suất giảm mạnh thì xuất khẩu dệt may sẽ tăng gấp đôi vào 2025.“Đến 2025 Việt Nam sẽ có khoảng 5 triệu lao động trong ngành dệt may và tỷ trọng xuất khẩu sẽ cán mốc trên 50 tỷ USD, gấp đôi so với xuất khẩu 2015", ông Tuấn dự báo.

det may viet nam xuat khau dang gap kho. anh: qh.

Dệt may Việt Nam xuất khẩu đang gặp khó. Ảnh: QH.

Tuy nhiên, để dệt may đạt được con số này, theo ông Tuấn không hề dễ. Bởi lẽ hiện nay công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu. Ngành này đang vướng “nút thắt cổ chai” khi  80% nguyên liệu vải phụ thuộc vào Trung Quốc, hoạt động nhuộm còn nhỏ lẻ, kém phát triển, trình độ công nghệ, trang thiết bị thấp. Đáng chú ý, nhân sự có trình độ trong nhóm ngành dệt may còn thiếu.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng cho rằng, lao động trình độ cao ở các khâu thượng nguồn như vải, nhuộm đang rất thiếu. Những cán bộ có trình độ đại học về dệt may tương đối ít và hầu như rất ít sinh viên muốn theo học ngành này. Riêng hệ thống trường cao đẳng tại Việt Nam nhiều nhưng chất lượng đào tạo chưa đạt. Vì vậy, để có nguồn chất lượng tốt, doanh nghiệp cần kết hợp với nhà trường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho ngành học này, đồng thời, xây dựng các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu.

Ở một khía cạnh khác, ông Cẩm cho biết, vì nguồn nhân lực thấp, chất lượng tay nghề chưa cao, vốn ít, nguyên liệu thiếu hụt..., doanh nghiệp Việt rất dễ rơi vào bẫy sản xuất với giá trị gia tăng thấp. Mặt khác, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan nên sẽ gặp nhiều rào cản trong quy định xuất xứ về vải với VEFTA và sợi với TPP. Do vậy, ông Cẩm khuyên các doanh nghiệp hãy cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển những mảng mà ngành dệt may còn thiếu, đồng thời, tăng cường nâng cao chất lượng lao động để bắt  kịp xu hướng trong thời gian tới. Nếu doanh nghiệp bắt nhịp sớm thì chắc chắn sẽ được hưởng nhiều ưu đãi sớm từ TPP, FTA…

Theo Tổng cục thống kê, 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 10,7 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng thấp so với kỳ vọng đặt ra của ngành.

Mới đây, trao đổi với VnExpress, nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết đang gặp khó trong xuất khẩu, đơn hàng cho 6 tháng cuối năm 2015 giảm dần. Cùng với đó, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng dệt may lao dốc, mạnh nhất là sợi, trong khi đó, chi phí sản xuất (giá nhân công, điện nước, phí bảo hiểm…) liên tục tăng.

Nhiều doanh nghiệp trong nước đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các đối thủ láng giềng như Lào, Campuchia, Bangladesh... Có khá nhiều khách hàng đã chuyển bớt đơn hàng sang Campuchia, Myanmar và Lào bởi các nước này có ưu đãi về thuế xuất hàng đi châu Âu và Mỹ,  vốn là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam.

Cũng thừa nhận xuất khẩu đang gặp khó, ông Phạm Xuân Trình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phong Phú cho biết, 6 tháng đầu năm tình hình xuất khẩu sợi của công ty giảm hơn so với cùng kỳ. Vì giá xuất hàng đi không được tốt nên công ty chỉ xuất với số lượng nhỏ và giữ lại nguyên liệu chuyển sang sản xuất thành phẩm để cung ứng ra thị trường. Đây là cách để doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn khi giá sợi rớt mạnh.(VNEX)


Ngân sách phải trả 68.000 tỷ đồng nợ quốc gia

Chi hơn 68.000 tỷ đồng trả nợ và viện trợ đã khiến mức bội chi ngân sách 6 tháng đầu năm đạt gần 83.000 tỷ đồng (3,7 tỷ USD).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm là 425.600 tỷ đồng, chỉ đạt 42% so với dự toán. Trong đó thu nội địa 342.800 tỷ đồng, thu từ dầu thô 17.700 tỷ, thu cân đối ngân sách hoạt động xuất, nhập khẩu từ 63 tỉnh thành là 63.000 tỷ đồng.

nghia vu tra no ngay cang tro thanh ganh nang cho ngan sach.

Nghĩa vụ trả nợ ngày càng trở thành gánh nặng cho ngân sách.

Trong khi đó, chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến nay khoảng 508.500 tỷ đồng, bằng 39,9% dự toán. Trong đó, chi cho đầu tư phát triển chỉ 74.500 tỷ đồng, bằng 29,2% so với dự toán. Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể khoảng 363.400 tỷ đồng. Chi khoảng 68.000 tỷ đồng trả nợ và viện trợ.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016. Theo đó, cơ quan điều hành dự kiến dành 273.300 tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ USD) để trả nợ năm nay, gồm: trả trực tiếp đã bố trí trong dự toán ngân sách năm (154.000 tỷ đồng), trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại (24.000 tỷ), đảo nợ (95.000 tỷ).

Chính phủ có kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD. Trong đó, khoản vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ…

Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong cân đối ngân sách Nhà nước, nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chi thường xuyên tiếp tục tăng cao từ 50% lên mức 65% tổng chi. Chi đầu tư phát triển bị giảm từ 30% tổng chi, xuống còn 17%. Với khả năng thu hiện nay, tổng thu ngân sách sẽ không đủ để chi thường xuyên và trả nợ. Do đó, toàn bộ chi đầu tư phải dựa vào vốn vay của Chính phủ.

Dự báo của Ngân hàng Thế giới đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 63,8% GDP, năm 2017 là 64,4%, năm 2018 lên 64,7%. Trong khi đó, nợ Chính phủ đã vượt giới hạn cho phép (50% GDP).


Brexit không ảnh hưởng việc đầu tư tại cộng hòa Síp

Người Việt đang đầu tư bất động sản tại quốc đảo này có thể tự do đi lại miễn visa đến 158 nước trên thế giới để làm ăn kinh doanh.

Sau khi người dân Anh bỏ phiếu đồng ý tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 24/6, không ít người dân, giới đầu tư Việt Nam băn khoăn lo ngại về chương trình đầu tư để định cư hoặc mang quốc tịch châu Âu sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, theo bà Gấm Hà - Giám đốc công ty Orient & Pacific Vietnam, việc người dân Anh bỏ phiếu rời EU thực tế không ảnh hưởng gì đến việc đầu tư vào Síp và quyền lợi của công dân châu Âu.

brexit-khong-anh-huong-viec-dau-tu-tai-cong-hoa-sip

"Bởi nếu Anh lựa chọn chấm dứt quyền tự do đi lại, sinh sống và học tập của công dân châu Âu tại xứ sở sương mù đồng nghĩa với việc công dân Anh cũng mất quyền lợi tương tự tại 27 nước EU còn lại. Như vậy, việc Anh phải duy trì quan hệ với EU theo một hình thức nào đó như Thoả ước khu vực kinh tế châu Âu (EEA) là có cơ sở và sẽ phải sớm được xác định”, bà nói.

Vị này cho rằng, quan hệ hợp tác kinh tế và ngoại giao giữa các nước được ràng buộc bởi rất nhiều hiệp ước và phải mất ít nhất 2-4 năm nữa, Anh mới thật sự rời khỏi EU. Ngoài ra, Anh rời khỏi EU sẽ không làm ảnh hưởng đến việc miễn visa đi lại song phương của công dân nước này và công dân các nước EU, và cũng không tác động đến chính sách visa của Anh hoặc EU vì bản chất của chính sách này là tách biệt với quy định về visa tạm thời và ngắn hạn.

Theo đó, với những nhà đầu tư mang quốc tịch Síp đang được hưởng một số quyền lợi gồm tự do đi lại miễn visa đến 158 nước trên thế giới, được sinh sống, làm việc tại bất kỳ nước nào thuộc EU, kinh doanh ở nhiều nước khác nhau và được bảo vệ tài sản, hưởng môi trường giáo dục hàng đầu thế giới cũng như chế độ chăm sóc, chữa trị y tế ở những nước phát triển. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể lập kế hoạch thuế cho các hoạt động kinh doanh tại các châu lục khác nhau.

brexit-khong-anh-huong-viec-dau-tu-tai-cong-hoa-sip-1

Thông tin về các dự án bất động sản và thủ tục cấp visa ngắn hạn cho nhà đầu tư, liên hệ văn phòng Lãnh sự danh dự Síp tại Việt Nam: Lầu 11, Tòa Nhà Harbour View, 35 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Hotline: +84 909765939 - Email: om@cyprusconsulate.vn

Cộng hòa Síp - quốc đảo lớn thứ 3 khu vực biển Địa Trung Hải, được biết đến là địa danh du lịch nổi tiếng thế giới. Hàng năm, quốc đảo đón hơn 4 triệu lượt khách du lịch cao cấp đến nghỉ dưỡng.

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp ven biển tại Síp chưa thể cung cấp đủ về số phòng nghỉ để phục vụ lượng khách du lịch ngày càng tăng. Hiện quốc gia này đang triển khai xây dựng thêm nhiều khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng, đặc biệt là ở khu vực Ayia Napa và Protaras để sớm đưa vào hoạt động phục vụ nhu cầu cao của ngành du lịch.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-07-2016

    Ngành thủy sản Mỹ, Canada chịu ảnh hưởng lớn từ Brexit
    Nga cấm nhập lương thực-thực phẩm của các nước EU tới cuối 2017
    Doanh số bán lẻ tháng 5 của Nhật Bản giảm hơn dự kiến ​​
    Trung Quốc nhằm mục tiêu sẽ cắt giảm công suất thép 45 triệu tấn vào năm 2016
    Xuất khẩu dầu mỏ của Iran trong tháng 7 giảm nhưng cao hơn năm trước 70%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều  01-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-07-2016

    Ngành thủy sản tăng trưởng âm trong nửa đầu năm
    Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng đột biến
    Vải thiều mất mùa nhưng được giá
    Nhà đầu tư tăng bán vàng
    Hàn Quốc đầu tư 400 triệu USD làm dự án điện sinh khối tại Quảng Bình

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-07-2016

    Standard & Poor's và Fitch đồng loạt hạ mức tín nhiệm của Anh
    Dự báo niềm tin sản xuất tháng 7 của Hàn Quốc không đổi
    Tăng trưởng kinh tế Tây Ban Nha giảm nhẹ trong quý II
    Đói nguyên liệu, nhiều nhà máy giảm 50% công suất
    Ngành dệt may phải cấu trúc lại sản xuất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-07-2016

    ECB kêu gọi các ngân hàng toàn cầu hợp tác sau sự kiện Brexit
    Tinh thần người tiêu dùng Đức tiếp tục sáng sủa hơn vào đầu tháng 7
    Tháng 6: Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 29,8% so với cùng kỳ
    Bội chi ngân sách 6 tháng ước khoảng 83 ngàn tỷ đồng
    Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 7,5%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-07-2016

    11.700 tỷ USD trái phiếu lãi suất âm đang được lưu hành
    Xử phạt 32 doanh nghiệp dược, mỹ phẩm vì nhiều sai phạm
    IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Đức sau Brexit
    Ngân hàng trung ương Anh rót 4,1 tỷ USD để trấn an thị trường
    Thâm hụt ngân sách của Nga tương đương 4,3% GDP nửa đầu 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-06-2016

    Khó đạt được TTIP trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Obama
    Trung Quốc dọa kiện Mỹ lên WTO vì thuế nhập khẩu thép
    6 tháng đầu năm, rau quả Việt Nam xuất khẩu được hơn 1 tỷ USD
    Phân bón Trung Quốc chiếm gần 45% thị phần nhập khẩu
    Sắp có quyết định chính thức áp thuế tự vệ đối với thép dài và phôi thép

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-06-2016

    EU bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý cho Việt Nam
    Mỹ áp thuế hơn 500% lên thép Trung Quốc
    Giá cà phê trong nước chạm “đỉnh”
    Toyota thu hồi 3,37 triệu xe
    IKEA thu hồi 29 triệu tủ gỗ có nguy cơ lật nhào

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-06-2016

    Đánh giá lại nhu cầu thị trường BĐS ở Hà Nội, TPHCM
    Phát triển vật liệu kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam
    Kinh tế Mỹ: Chưa kịp mừng... đã lo
    Anh có thể phải tăng thuế, cắt giảm chi tiêu để đối phó Brexit
    CASS: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,6% trong năm nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-06-2016

    Tăng trưởng xuất khẩu khó đạt mục tiêu 10%
    Doanh nghiệp VN không thể làm được nếu không có FDI hỗ trợ
    PVN đã xuất bán gần 8,7 triệu tấn dầu thô và condensate
    Việt Nam sắp có nhà máy mạch nha đầu tiên của Đông Nam Á
    Doanh nghiệp Việt cung cấp nội thất cho khách sạn 6 sao Thái Lan

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-06-2016

    Khối tài sản 'khủng' của chủ đầu tư tháp tài chính 108 tầng tại Hà Nội
    Brexit đẩy xa ngày Séc dùng đồng euro
    Nguồn lợi quảng cáo trên Instagram
    Thế giới mất 3.000 tỷ USD vì Anh
    Con tôm mang về cho Việt Nam 1 tỉ USD