tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 30-06-2016

  • Cập nhật : 30/06/2016

Tăng trưởng xuất khẩu khó đạt mục tiêu 10%

Tình hình thế giới có thể khiến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% trong năm nay khó hoàn thành.

Báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu sau 6 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước xuất siêu 1,5 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,7 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 11,2 tỷ USD.

"Tuy nhiên, nếu giá cả hàng hóa trên thế giới tiếp tục giảm, cùng với những khó khăn của kinh tế thế giới và sự chững lại về nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước sẽ khiến tăng trưởng xuất khẩu năm nay khó đạt mục tiêu 10%", cơ quan thống kê nhận định.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 82,2 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng gia công, lắp ráp có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm trước như điện thoại và linh kiện đạt 17,1 tỷ USD, tăng 16,7%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,9 tỷ USD, tăng 7,1%; giày dép đạt 6,3 tỷ USD, tăng 8,8%...

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay không có nhiều thay đổi khi nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 45,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu với kim ngạch ước tính đạt 37,4 tỷ USD. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đứng thứ hai khi chiếm 40,7%.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 17,7 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là EU đạt 16,3 tỷ USD, tăng 9,8%. Trung Quốc đứng thứ ba với 9,2 tỷ USD, tăng 14,3%.

Về nhập khẩu, cả nước nhập 80,7 tỷ USD hàng hóa, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu xăng dầu tăng 28% về lượng nhưng về giá trị đạt 2,4 tỷ USD, giảm 17,5% do giá dầu giảm. Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 878 triệu USD, giảm 19,4%. Nhập khẩu một số mặt hàng tăng cao như: điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,5 tỷ USD, tăng 12,1%; kim loại thường khác đạt 2,2 tỷ USD, tăng 24,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 2,1 tỷ USD, tăng 17,3%.

Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 91,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu, trong đó nhóm nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 50%; nhóm máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng chiếm 41%.

6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 23,3 tỷ USD, giảm 2,9%. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 14,9 tỷ USD, tăng 7,9%; ASEAN đạt 11,5 tỷ USD, giảm 3,4%.


Doanh nghiệp VN không thể làm được nếu không có FDI hỗ trợ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư (KHĐT) khẳng định như vậy tại diễn dàn Đối thoại chính sách đầu tư 2016 do Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài tổ chức sáng 28-6 và đề nghị các doanh nghiệp FDI chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp Việt.

san xuat phu tung, linh kien cua mot doanh nghiep cong nghiep ho tro o hung yen - anh: c.v.k

Sản xuất phụ tùng, linh kiện của một doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ở Hưng Yên - Ảnh: C.V.K

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dù dự nhiều hội nghị, hội thảo về công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nhưng ông “thưa thật” rằng CNHT của VN rất khó phát triển, thậm chí “muôn đời không làm được” nếu không có sự đồng hành chia sẻ của doanh nghiệp FDI.

Nếu không có sự hỗ trợ trên, theo ông Dũng, phát triển CNHT ở VN “chỉ là khẩu hiệu, mơ ước thôi”.

Cho rằng CNHT có ba cấp độ, cấp độ cao nhất đòi hỏi trình độ công nghệ cao, bí quyết công nghệ thì thường nằm ở những tập đoàn lớn. Họ phải giữ bí quyết, làm phụ tùng quan trọng. Tầng thấp nhất, theo ông, là chỉ cần cung cấp phụ tùng, linh kiện nhanh, rẻ, thuận lợi.

Ở cấp này VN cũng không cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc, vì giá bán của họ rất thấp.

Nêu thực tế FDI luôn nói rất muốn hỗ trợ, mua hàng của doanh nghiệp VN nhưng do doanh nghiệp VN không đáp ứng yêu cầu. Trong khi doanh nghiệp VN thì lại nói "làm sao dám đầu tư khi không biết ai là người sẽ mua", "tôi đã nhỏ sao lại dám tham gia cuộc chơi mà không biết bán cho ai".

Đặt câu hỏi với các doanh nghiệp FDI "vậy ai sẽ làm trước?", Bộ trưởng Bộ KHĐT thẳng thắn: "Rất muốn doanh nghiệp FDI chia sẻ với doanh nghiệp VN, bằng cách hợp tác, bổ sung cái VN còn thiếu. Đặc biệt, có hỗ trợ thì doanh nghiệp VN mới tham gia được".

“Nếu không muôn đời không làm được” - ông nói.

Nói về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2016, ông Dũng thẳng thắn cho rằng dù tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước, nhưng lạm phát của VN cũng tăng nhẹ dần đều trong suốt 5 tháng qua.

“Chính phủ đang xây dựng các kịch bản khác nhau để đối phó lạm phát tăng cao trở lại” - ông nói và cho rằng doanh nghiệp có thể tin tưởng, bởi Chính phủ đang chỉ đạo rất quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh và điều này “sẽ tạo hiệu ứng tích cực ngay 2016 cũng như trong trung hạn”


PVN đã xuất bán gần 8,7 triệu tấn dầu thô và condensate

Theo báo cáo sơ kết hoạt động xuất bán dầu thô 6 tháng đầu năm 2016, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, đơn vị này đã xuất bán ước đạt 8,68 triệu tấn dầu thô và condensate, bằng 54,25% kế hoạch cả năm (16 triệu tấn); đạt tổng trị giá trên 2,4 tỷ USD.

Trong đó, PVN cung cấp dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất ước đạt 3,73 triệu tấn (bao gồm cả dầu thô khai thác trong nước và nhập khẩu), bằng 59,9% kế hoạch cả năm (6,23 triệu tấn), đạt tổng trị giá 1.580 triệu USD, bằng 38,13% kế hoạch cả năm (3.047 triệu USD).

Dự kiến, trong 6 tháng cuối năm 2016, PVN sẽ tiếp tục xuất bán 3,59 triệu tấn dầu thô và condensate; và cung cấp 3,5 triệu tấn dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất; trong đó gồm 3,42 triệu tấn dầu thô trong nước và 0,08 triệu tấn dầu thô nhập khẩu; xuất bán ra nước ngoài 1,13 triệu tấn.

Theo Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Sinh Khang, ngay khi giá dầu lao dốc từ cuối năm 2014, PVN đã lập tức triển khai các phương án nhằm ngăn chặn ảnh hưởng như rà soát lại các dự án đang có chi phí cao, cân đối lại các dự án đang chuẩn bị triển khai, tăng cường nguồn lực để đẩy mạnh doanh thu tại các lĩnh vực như chế biến, dịch vụ kỹ thuật,...

Bên cạnh đó có những quyết định đầu tư mang tính kịp thời, vừa giúp các đơn vị thành viên vượt qua khó khăn, vừa tạo một nền tảng vững chắc cho hoạt động dầu khí trong tương lai.

Ông Nguyễn Sinh Khang cũng yêu cầu các Ban chuyên môn và các đơn vị đồng loạt kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác ở trong và ngoài nước, tiếp tục hoàn thiện các quy chế, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn... đảm bảo hoàn thành kế hoạch gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí trong 6 tháng tiếp theo.

Trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm sâu và ít có khả năng phục hồi nhanh trong thời gian ngắn, lãnh đạo Tập đoàn PVN trực tiếp làm việc với các đối tác liên quan trong nước và nước ngoài, các nhà điều hành khai thác mỏ để tối ưu các chương trình khai thác, rà soát tiết giảm chi phí để khai thác hiệu quả nhất


Việt Nam sắp có nhà máy mạch nha đầu tiên của Đông Nam Á

Vì sao tập đoàn ngũ cốc Interflour lại chọn Việt Nam, vốn là nơi không có khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất mạch nha làm nguyên liệu cho bia?

Theo tin tức gần đây, tập đoàn ngũ cốc Interflour của Úc và Indonesia đã bắt đầu xây dựng nhà máy mạch nha (malt) đầu tiên của Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của các công ty bia trong nước. Trong năm 2015, người Việt đã uống tới 3,4 tỷ lít bia, tăng 4,7% so với năm 2014.

Với 9 cơ sở sản xuất tại các nước Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam, Interflour là một trong những công ty xay xát bột mì lớn nhất châu Á với công suất 1,5-1,7 triệu tấn/năm. 2 cổ đông chính của Interflour (mỗi bên nắm 50%) là hợp tác xã xuất khẩu bột mì lớn nhất nước Úc CBH Group, cùng với tập đoàn Salim Group của Indonesia.

Tại Việt Nam, Interflour có hai nhà máy, một tại Đà Nẵng và một tại Cái Mép (cách TPHCM 80km về phía Nam). Nhà máy tại Đà Nẵng có công suất 70.000 tấn / năm, còn nhà máy ở Cái Mép lên tới 250.000 tấn / năm. Do có vị trí thuận lợi là gần cảng, Cái Mép cũng là nơi mà Interflour lựa chọn để xây nhà máy sản xuất mạch nha mới.

Ông Joe Pampano, giám đốc dự án của Interflour, cho biết: “Cảng Cái Mép mang lại cho chúng tôi lợi thế là có thể nhận các lô hàng lúa mạch (barley) số lượng lớn, cũng như chuyên chở đi thành phẩm bằng container. Hiện tại, tất cả mạch nha ở Việt Nam đều đến từ Úc và Châu Âu, vì vậy một khi xây dựng xong nhà máy này chúng tôi có thể cạnh tranh với các công ty lớn như Joe White Maltings (nhà sản xuất mạch nha lớn nhất của Úc)”.

Theo dự kiến, nhà máy sẽ đi vào sản xuất trong tháng 3/2017, với công suất dự định đạt khoảng 184.000 tấn, thay thế được 40% lượng mạch nha nhập khẩu hàng năm của Việt Nam. “Biên lợi nhuận từ mạch nha sẽ vượt xa biên lợi nhuận hiện nay của lúa mì”, ông Pampano cho biết.

Cũng theo ông, nguồn lúa mạch của nhà máy mới sẽ không chỉ đến từ Úc, mà còn được thu mua từ các nước có khả năng cung cấp với giá cạnh tranh. Đây không chỉ là nhà máy mạch nha đầu tiên của Việt Nam mà còn là của cả Đông Nam Á, vốn là khu vực có khí hậu không thuận lợi cho sản xuất mạch nha. Thông thường thì quy trình này thường đòi hỏi nhiệt độ thấp và không khí khô, nhưng nhờ có công nghệ hiện đại và nhân sự trình độ cao, Interflour đang tự tin là sẽ thành công trong việc sản xuất mạch nha ở Việt Nam.

Trước khi chọn lựa Việt Nam làm nơi xây nhà máy, Interflour đã nghiên cứu kỹ triển vọng của thị trường này. Bia đang chiếm đến hơn 97% lượng đồ uống có cồn được hơn 90 triệu dân Việt Nam tiêu thụ hàng năm. Trong vòng 10 năm qua, lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi, và cứ mỗi năm thì lại có thêm gần 1 triệu người đủ tuổi uống bia rượu. Theo ông Pampano cho biết, ngay đến cả Heineken cũng không sản xuất kịp để đủ nguồn cung cho thị trường.(NCĐT)


Doanh nghiệp Việt cung cấp nội thất cho khách sạn 6 sao Thái Lan

Bình Phú vừa ký hợp đồng trị giá 1,2 triệu USD để cung cấp đồ nội thất cho khách sạn 6 sao của Central Group tại Thái Lan.

Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại nội thất Bình Phú vừa công bố thương vụ cung cấp đồ nội thất bằng gỗ trị giá 1,2 triệu USD cho khách sạn 6 sao Park Hyatt, thuộc sở hữu của Central Group.

Theo đó, công ty này sẽ cung cấp các sản phẩm bàn, sofa, gương, tủ TV và ghế từ nhà máy tại Bình Dương. Hàng sẽ được chuyển đi vào đầu tháng 7 để chuẩn bị cho sự kiện khai trương khách sạn vào cuối năm nay tại Bangkok.

Theo bà Nguyễn Thuỳ Trang, Tổng Giám đốc công ty Bình Phú, đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp của bà giới thiệu các sản phẩm đến khách hàng ở Bangkok.

Theo công bố của Bình Phú, doanh nghiệp này trước đây đã cung cấp sản phẩm cho nhiều công trình lớn như khách sạn, nhà nghỉ dưỡng ở Dubai, Maryland, Melbourne, Rome...

Trong khi đó, đại diện của Central Group cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp đồ nội thất với chất lượng vượt trội đến khắp nơi trên thế giới.

Central Group là tập đoàn bán lẻ, quản lý vận hành trung tâm mua sắm và phát triển bất động sản quốc tế. Tập đoàn này đang thực hiện tham vọng bành trướng hoạt động tại Việt Nam kể từ khi tham gia thị trường này từ năm 2011. Hiện Central đang nắm 49% cổ phần Nguyễn Kim và sở hữu chuỗi siêu thị Big C. Ngoài ra, tập đoàn còn sở hữu chuỗi cửa hàng Robins, siêu thị Lan Chi.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-07-2016

    ECB kêu gọi các ngân hàng toàn cầu hợp tác sau sự kiện Brexit
    Tinh thần người tiêu dùng Đức tiếp tục sáng sủa hơn vào đầu tháng 7
    Tháng 6: Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 29,8% so với cùng kỳ
    Bội chi ngân sách 6 tháng ước khoảng 83 ngàn tỷ đồng
    Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 7,5%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-07-2016

    11.700 tỷ USD trái phiếu lãi suất âm đang được lưu hành
    Xử phạt 32 doanh nghiệp dược, mỹ phẩm vì nhiều sai phạm
    IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Đức sau Brexit
    Ngân hàng trung ương Anh rót 4,1 tỷ USD để trấn an thị trường
    Thâm hụt ngân sách của Nga tương đương 4,3% GDP nửa đầu 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-06-2016

    Khó đạt được TTIP trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Obama
    Trung Quốc dọa kiện Mỹ lên WTO vì thuế nhập khẩu thép
    6 tháng đầu năm, rau quả Việt Nam xuất khẩu được hơn 1 tỷ USD
    Phân bón Trung Quốc chiếm gần 45% thị phần nhập khẩu
    Sắp có quyết định chính thức áp thuế tự vệ đối với thép dài và phôi thép

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-06-2016

    Đại gia Thái Lan hoãn xây siêu dự án lọc dầu 20 tỷ USD tại Việt Nam
    Vì sao doanh nghiệp Việt khó chen chân làm ốc vít, sạc pin cho Samsung
    Xuất khẩu dệt may có thể đạt 50 tỷ USD vào 2025
    Ngân sách phải trả 68.000 tỷ đồng nợ quốc gia
    Brexit không ảnh hưởng việc đầu tư tại cộng hòa Síp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-06-2016

    EU bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý cho Việt Nam
    Mỹ áp thuế hơn 500% lên thép Trung Quốc
    Giá cà phê trong nước chạm “đỉnh”
    Toyota thu hồi 3,37 triệu xe
    IKEA thu hồi 29 triệu tủ gỗ có nguy cơ lật nhào

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-06-2016

    Đánh giá lại nhu cầu thị trường BĐS ở Hà Nội, TPHCM
    Phát triển vật liệu kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam
    Kinh tế Mỹ: Chưa kịp mừng... đã lo
    Anh có thể phải tăng thuế, cắt giảm chi tiêu để đối phó Brexit
    CASS: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,6% trong năm nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-06-2016

    Khối tài sản 'khủng' của chủ đầu tư tháp tài chính 108 tầng tại Hà Nội
    Brexit đẩy xa ngày Séc dùng đồng euro
    Nguồn lợi quảng cáo trên Instagram
    Thế giới mất 3.000 tỷ USD vì Anh
    Con tôm mang về cho Việt Nam 1 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-06-2016

    Sản lượng dầu Nigeria tăng lên 1,9 triệu thùng
    Sản lượng sữa và sản phẩm tại EU tăng
    Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia trong tháng 5/2016 giảm 16%
    Trung Nguyên vẫn giữ vị trí số 1
    Để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội khi hội nhập

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-06-2016

    Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt hơn 147 tỷ USD
    IMF: Thị trường tài chính vẫn nằm trong tầm kiểm soát sau Brexit
    Trung Quốc: lợi nhuận sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 3,7%
    Anh bắt đầu nếm đòn đau
    Sản lượng cát dầu Canada tăng 42% vào năm 2025

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-06-2016

    Tổng cục trưởng GSO: Về dài hạn Brexit sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam
    Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm giá tiền đồng
    Nhiều ngân hàng rục rịch dời một phần khỏi Anh
    Chuyên gia nhận định:Vàng sẽ tăng nhưng có giới hạn
    Hàn-Trung-Nhật bắt đầu vòng đàm phán thứ 10 về thỏa thuận FTA