Tăng trưởng tín dụng sẽ phụ thuộc vào “sức khoẻ” ngân hàng; Hàng NK sản xuất XK không được hoàn thuế bảo vệ môi trường; Đầu tư điện mặt trời không còn là cuộc chơi của các đại gia; Trung Quốc đang bơm 'núi tiền' vào nền kinh tế

Gần 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản 7 tháng đầu năm
Đến thời điểm 20/07/2016, cả nước đã thu hút được 1.408 dự án FDI cấp phép mới. Tổng số vốn đăng ký đạt 8,695 tỉ USD, tăng 32% về số dự án và tăng 25% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài ra, có 660 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 4,245 tỉ USD.
Trong 7 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới lớn nhất với 5,6 tỷ USD, chiếm 64,7% tổng vốn đăng ký cấp mới. Đứng thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản thu hút được số vốn đầu tư 986,2 triệu USD, chiếm 11,3%. Các ngành còn lại đạt 2,08 tỷ USD, chiếm 24%.
Theo thông tin của Công ty CBRE Việt Nam, các dự án FDI nổi bật đổ vào vào lĩnh vực bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2016 có thể kể đến thương vụ Samsung đầu tư 300 triệu USD vào một tòa nhà 21 tầng tại Hà Nội, một đối tác từ Liên bang Nga thông qua TNR Holdings đầu tư dự án 300 triệu USD cũng tại Hà Nội và SynGience (Singapore) đầu tư 18 triệu USD vào một dự án tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo giới quan sát, nhìn toàn cục, thị trường bất động sản hiện đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng nhưng chưa bền vững. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản rất tốt, do hành lang chính sách thông thoáng, rõ ràng; đặc biệt là các chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.(TCTC)
Người tiêu dùng Việt lạc quan về nền kinh tế
Hãng nghiên cứu Nielsen (Hoa Kỳ) vừa ra báo cáo nghiên cứu về Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Quý II/2016 với kết quả niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ được ở mức cao.
Theo đó, mặc dù có sự giảm nhẹ trong quý II/2016 nhưng người tiêu dùng Việt vẫn lạc quan về nền kinh tế quốc gia so với các nước khác.
Nhờ đó, đưa Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia có mức độ lạc quan cao nhất trên toàn cầu chỉ sau Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy, người Việt vẫn có xu hướng tiết kiệm cao nhất trên thế giới (chiếm 76% số người được hỏi), theo sau là Indonesia (70%), Philippines (65%), Malaysia & Singapore (63%) và Thái Lan (62%).
Tuy nhiên, khi thu nhập tăng dần lên, bên cạnh việc tiết kiệm, người tiêu dùng Việt Nam cũng rất sẵn lòng để chi trả cho các khoản mục lớn.
Sau khi đã trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 3/5 người Việt sẽ sử dụng tiền nhàn rỗi để đi du lịch, nghỉ mát, mua sắm quần áo mới và sử dụng các dịch vụ giải trí bên ngoài.
Theo khảo sát, sức khỏe vẫn là mối quan tâm quan trọng của người tiêu dùng Việt trong quý này, với 1/3 người Việt (32%) chỉ ra rằng sức khỏe là một trong hai mối quan tâm lớn nhất của họ trong vòng 6 tháng tới.
Bên cạnh đó, sự đảm bảo về công việc và sự ổn định của nền kinh tế tiếp tục là mối quan tâm lớn thứ 2 và thứ 3 của người tiêu dùng (29% và 26%, theo thứ tự).(TCTC)
42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới và điều chỉnh đến ngày 15/7 đạt 863,6 triệu USD với 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn.
Theo đó, từ đầu năm đến ngày 15/7, đã có 448 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 638,1 triệu USD.
Trong đó, 100% vốn nước ngoài 353 dự án, vốn đầu tư đạt 323,7 triệu USD; liên doanh 90 dự án, vốn đầu tư đạt 309,4 triệu USD.
Điều chỉnh tăng vốn đầu tư 78 dự án, số vốn tăng 225,5 triệu USD.
Trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với 12 dự án, vốn đầu tư 278,8 triệu USD (chiếm 43,7%); thương nghiệp 168 dự án, vốn đầu tư 184,6 triệu USD (chiếm 28,9%); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 26 dự án, vốn đầu tư 70,4 triệu USD (chiếm 11%); xây dựng 19 dự án, vốn đầu tư 10,9 triệu USD; vận tải kho bãi 30 dự án, vốn đầu tư 14,8 triệu USD; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ 86 dự án, vốn đầu tư 22,7 triệu USD; thông tin truyền thông 64 dự án, vốn đầu tư 33,4 triệu USD (chiếm 5,2%)...
Đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn.
Ttrong đó, Cayman Islands đứng đầu với 4 dự án, vốn đầu tư 230,5 triệu USD (chiếm 36,1%); Nhật Bản 75 dự án, vốn đầu tư 96,1 triệu USD (chiếm 15,1%); Singapore 60 dự án, vốn đầu tư 87,2 triệu USD (chiếm 13,7%); Hàn Quốc 88 dự án, vốn đầu tư 51,2 triệu USD (chiếm 8%); British Virgin Islands 6 dự án, vốn đầu tư 44,6 triệu USD (chiếm 7%); Đài Loan 13 dự án, vốn đầu tư 30,3 triệu USD (chiếm 4,8%); Malaysia 16 dự án, vốn đầu tư 26 triệu USD (chiếm 4,1%)…(TCTC)
Xuất khẩu gạo đạt 1,32 tỷ USD
Đó là khối lượng gạo Việt Nam xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2016, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 với 35,1% thị phần. Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 chiếm 11,6% thị phần.
Các thị trường khác có giá trị tăng mạnh là Gana (41%) và Bờ Biển Ngà (31,3%). Trong khi, các thị trường có giá trị giảm mạnh là Philippines (54,3%), Malaysia (59,2%) và Singapore (34,6%).
Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 7/2016 diễn biến trầm lắng, giá lúa Hè Thu biến động từ ổn định đến giảm nhẹ. Thời tiết mưa nhiều khiến chất lượng hạt gạo giảm sút nên không thu hút được khách hàng, trong khi đó thương lái mua lúa cũng gặp khó khăn.
Tăng trưởng tín dụng sẽ phụ thuộc vào “sức khoẻ” ngân hàng; Hàng NK sản xuất XK không được hoàn thuế bảo vệ môi trường; Đầu tư điện mặt trời không còn là cuộc chơi của các đại gia; Trung Quốc đang bơm 'núi tiền' vào nền kinh tế
Dòng vốn chuyển dịch vào bất động sản; Xây dựng cao tốc Bắc- Nam: Mỗi km phải chi gần 182 tỷ đồng; Tập đoàn VTG của Canada muốn đầu tư tuyến metro Sân bay Nội Bài - Hồ Tây; Ba năm tới, Việt Nam "hụt" hơn 110.000 tỷ đồng vì tự do thương mại
Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam thăng hạng; Ý kiến trái chiều mô hình Trưởng đặc khu kinh tế; Golden Horse thúc đẩy dự án trường đua ngựa 500 triệu USD tại Bắc Ninh; Thị trường Trung Quốc hạ nhiệt, chứng khoán châu Á vẫn bám sát mức kỷ lục
Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ số phiếu cao; Ngăn chặn đầu cơ, trục lợi đất đai xung quanh sân bay Long Thành; Khai giá thấp hơn, Công ty Sony Electronics Việt Nam bị ấn định thuế hơn 7 tỷ đồng; Giới kinh doanh Việt chạy đua theo Black Friday
Ôtô 7 đến 9 chỗ ngồi phải dán nhãn năng lượng từ năm 2018; Nước sạch Vĩnh Phúc "mở đường" cho nhà đầu tư muốn sở hữu lượng lớn cổ phần NVP; Xi măng Tam Điệp mất gần hết vốn; Nhiều đại gia đồ uống nước ngoài 'đổ bộ' vào Việt Nam
Việt Nam không nên học Trung Quốc chặn Facebook và Google; Platium Victory mua hơn 51 triệu cổ phiếu VNM và trở thành cổ đông lớn của Vinamilk; Tập đoàn nào lập quy hoạch tổng thể đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong?; Thuế về 0%, đường Việt sợ bị hạ đo ván trên sân nhà
Ngân hàng lớn bất ngờ nâng mạnh lãi suất tiền gửi; Người 'bỗng dưng có tài khoản giao dịch 27,5 tỉ' rút đơn kiện; Startup Mỹ "qua cầu rút ván" sau khi huy động vốn bằng tiền ảo; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có tân Phó Tổng giám đốc
FPT báo lãi ròng 1.725 tỷ đồng trong 10 tháng, tăng 13% so với cùng kỳ; Đầu tư tư nhân tăng mạnh; Ô tô tiếp tục giảm giá gần 230 triệu đồng dịp cuối năm; Sau rà soát, mỗi kilômet đường sắt Hà Nội giảm 1.000 tỉ đồng
Nhà máy lớn nhất của Mazda tại Đông Nam Á đã hoàn thành 70% tiến độ; Nhu cầu mua nhà ở Úc của người Trung Quốc đang giảm nhiệt; Agribank dồn dập thoái vốn khỏi công ty con; Thêm một mặt hàng Việt bị Mỹ đánh thuế hơn 230%
Bất động sản Việt: Nhà đầu tư ngoại thèm muốn cơ hội phát triển khu nghỉ dưỡng lớn; Quy định về điều kiện sản xuất phân bón gây khó cho doanh nghiệp; Cuối năm "bung hàng" thoái vốn nhà nước; Bia Sài Gòn sang Singapore và Anh tìm cơ hội bán cổ phiếu
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự