Năm 2015, phát hiện sai phạm về kinh tế hơn 97.000 tỷ đồng
Hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2016
EVN ký kết vay 4,8 tỷ USD vốn ODA, vẫn lo không đủ tiền cho đầu tư?
Hy vọng tiền chạy khỏi Trung Quốc vào Việt Nam
Bình Định có thêm dự án thép 2.000 tỉ đồng
Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-01-2016
- Cập nhật : 07/01/2016
Báo nước ngoài ‘mổ xẻ’ công thức thành công của kinh tế Việt Nam
Đề xuất thuế nhập khẩu 5% với chất béo khan của sữa
Bộ Tài chính vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức thuế nhập khẩu chất béo khan của sữa (AMF).
Từ trước đến nay cơ quan hải quan vẫn xác định chất béo khan của sữa AMF có thuế nhập khẩu 5% - Ảnh: Tuổi Trẻ
Trong văn bản này, Bộ Tài chính đề xuất chấp nhận mã số thuế và mức thuế 5% theo khai báo của các doanh nghiệp sữa đã được hải quan chấp nhận để thông quan.
Theo các doanh nghiệp, từ trước đến nay cơ quan hải quan vẫn xác định mặt hàng AMF có thuế nhập khẩu 5%. Tuy nhiên mới đây trên cơ sở kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan địa phương áp mã số thuế 040590.90 với mức thuế 15% và thực hiện truy thu thuế doanh nghiệp với các lô hàng nhập từ năm 2010.
Trước đó, cuối tháng 11-2015, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần Đại Tân Việt… đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị khẩn cấp phản đối việc áp dụng mã số không có căn cứ với mặt hàng AMF. Bản chất hai mặt hàng trên là một và đề nghị cơ quan hải quan sử dụng chung một mã số HS 0405.90.10, thuế nhập khẩu là 5%.
Ước tính tổng số thuế bị truy thu đối với các doanh nghiệp ngành sữa lên đến gần 1.000 tỉ đồng.
Trong văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết việc xác định bản chất hàng hóa, thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất của cả hai mặt hàng ABF và AMF qua công tác giám định là khó khăn. Bởi đây là hai mặt hàng dễ lẫn do thành phần cơ bản tương tự nhau, cùng là nguyên liệu sản xuất sữa chua, sữa hoàn nguyên các loại… và chỉ khác nhau ở chỉ số peroxide, nguyên liệu đầu vào, sử dụng phụ gia trong quá trình sản xuất.
Bộ Tài chính thừa nhận vướng mắc trên xuất phát từ chính sách, quy định về mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng AMF chưa hợp lý, thiếu tính minh bạch, các sản phẩm có cùng thành phần cấu tạo, cùng công dụng, được sử dụng thay thế cho nhau nhưng lại có mức thuế nhập khẩu khác nhau.
Mặt khác, xét thấy mặt hàng AMF là nguyên liệu cho sản xuất sữa trong nước chưa sản xuất được nên bộ đề nghị chấp nhận mã số thuế và mức thuế nhập khẩu 5% đối với mặt hàng AMF như khai báo của doanh nghiệp đã được hải quan thông quan.
Đồng thời, bộ này cho biết đã sửa đổi mức thuế nhập khẩu ưu đãi 5% đối với cả hai mặt hàng AMF và ABF trong thông tư 186, áp dụng trong biểu thuế nhập ưu đãi năm 2016.
Sẽ ngừng xuất khẩu cát nhiễm mặn
Do giá trị thu về từ cát khai thác được cũng không đáng bao nhiêu nên tới đây sẽ dừng không cho xuất khẩu cát nhiễm mặn
Người dân cho rằng việc hút cát dưới lòng biển là nguyên nhân khiến lượng cát ở bãi biển Đại Lãnh bị mất nhiều, gây sạt lở nhà dân - Ảnh: Duy Thanh
Sáng 5-1, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết Thủ tướng đã quyết định dừng cấp phép các dự án khai thác cát sỏi lòng sông mới và tới đây sẽ không cho xuất khẩu cát nhiễm mặn khai thác từ sông, từ biển.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2015, triển khai nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên - môi trường năm 2016, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định các kiến nghị của một số địa phương về chủ trương xã hội hóa khai thác cát nhiễm mặn ở sông, biển nhưng không kiểm soát được việc nhà đầu tư khai thác quá mức, gây xói lở vùng bờ là rất đúng.
Ngoài ra, theo Phó thủ tướng, do giá trị thu về từ cát khai thác được cũng không đáng bao nhiêu nên tới đây sẽ dừng không cho xuất khẩu cát nhiễm mặn.
Ấn Độ đẩy mạnh bán hóa chất, mỹ phẩm sang VN
VN là thị trường tiềm năng về thuốc nhuộm, hợp chất nhuộm trung gian và hóa chất cơ bản của các doanh nghiệp Ấn Độ.
Ngày 5-1, nhân dịp đến VN chuẩn bị buổi giao lưu thương mại, triển lãm hóa chất, mỹ phẩm Ấn Độ tại TP.HCM dự kiến tổ chức ngày 7 và 8-1, ông S. G. Bharadi, giám đốc điều hành Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu hóa chất cơ bản, dược phẩm và mỹ phẩm Ấn Độ (CHEMEXCIL), cho biết VN là thị trường tiềm năng về thuốc nhuộm, hợp chất nhuộm trung gian và hóa chất cơ bản của các doanh nghiệp Ấn Độ.
Chỉ riêng trong hai năm 2014 và 2015, theo thống kê của CHEMEXCIL, tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm này sang VN đạt đến 114,02 triệu USD, tăng 5,85% so với cùng kỳ giai đoạn trước.
Theo ông S. G. Bharadi, chuyến đi lần này có khoảng 50 doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực thuốc nhuộm và hợp chất nhuộm trung gian, hóa chất cơ bản vô cơ và hữu cơ, bao gồm hóa chất nông nghiệp, xà phòng, chất tẩy, mỹ phẩm... Ngoài chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm sản xuất tại Ấn Độ, chính phủ nước này cũng mong muốn thu hút các công ty đa quốc gia lập trung tâm sản xuất toàn cầu tại Ấn Độ, trong đó có nhà đầu tư VN.
Prudential đổ tiền vào trái phiếu chính phủ
Prudential đã tham gia đầu tư 500 tỉ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm lần đầu tiên của Bộ Tài chính và cam kết đầu tư 5.500 tỉ đồng trong năm 2016...
Ngày 5-1, đại diện Công ty bảo hiểm Prudential cho biết trong đợt phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm lần đầu tiên của Bộ Tài chính, doanh nghiệp này đã tham gia đầu tư 500 tỉ đồng và cam kết đầu tư 5.500 tỉ đồng trong năm 2016, nâng tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm của đơn vị này lên đến 6.000 tỉ đồng.
Trước đó năm 2015, khoảng 5.200 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 20 năm đã được các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đăng ký, trong đó Prudential cũng có mức đầu tư kỷ lục 3.200 tỉ đồng.
Theo ông Trần Du Lịch - ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc phát triển các định chế tín dụng phi ngân hàng để thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn là rất cần thiết khi nhu cầu phát hành thêm trái phiếu chính phủ đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ngày càng lớn mà nguồn ngân sách không còn dồi dào.
“Phải xây dựng hành lang pháp lý, chính sách để các tổ chức có lượng vốn lớn có thể tham gia thị trường trái phiếu chính phủ như các loại quỹ bảo hiểm...”, ông Lịch nói thêm.