tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-01-2016

  • Cập nhật : 06/01/2016

Sắp đấu giá 23 khu "đất vàng" trung tâm Tp.HCM

sap dau gia 23 khu "dat vang" trung tam tp.hcm

Sắp đấu giá 23 khu "đất vàng" trung tâm Tp.HCM


Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Tp.HCM vừa cho biết, năm 2016 sẽ đấu giá 23 khu "đất vàng" thuộc các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Trung tâm Phát triển quỹ đất (Tp.HCM) đã triển khai công tác đấu giá 28 khu đất, với tổng diện tích là 854,816,7m2. Trong đó, đã có 3 khu đất với tổng diện tích 9.508,9m2 được bán đấu giá thành công và bàn giao cho các đối tượng trúng đấu giá. Số tiền thu về từ đấu giá nộp vào ngân sách thành phố trên 117 tỷ đồng.

Có 1 khu đất đã bán đấu giá thành công nhưng chưa bàn giao cho đơn vị trúng đấu giá, có diện tích 3.298,2m2 với mức giá khởi điểm hơn 558,4 tỉ đồng, giá đấu giá thành công là 1.430 tỷ đồng.

Đối tượng trúng đấu giá đã nộp 15% giá khởi điểm, số tiền còn lại đến nay đã quá thời gian quy định, nhưng đơn vị trúng đấu giá vẫn chưa hoàn tất việc nộp tiền. Theo chúng tôi tìm hiểu, thì đơn vị trúng đấu gía khu đất trên chính là công ty Tân Hoàng Minh. Khu đất này nằm tại số 23 đường Lê Duẩn, quận 1.

Theo Sở TNMT, có 3 khu đất mang ra đấu giá nhưng không thành công, chiếm diện tích trên 3,2 nghìn m2. Trong đó, có 2 khu đất nằm trên địa bàn quận Gò Vấp, 1 khu thuộc huyện Củ Chi.

Theo kế hoạch, trong năm 2016 Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố sẽ đấu giá 23 khu "đất vàng" thuộc các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Các khu đất chưa hoàn tất thủ tục đấu giá năm 2015 sẽ chuyển sang năm 2016 là 14 khu với diện tích 95.400m2, bao gồm khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1.

Cùng với đó là 9 khu đất được bổ sung đấu giá trong năm 2016 với diện tích gần 42.300m2 tại Thủ Đức (3 khu), quận 3, quận 1, quận 5, quận 7, huyện Bình Chánh (2 khu), nâng tổng số khu đất dự kiến bán đấu giá trong năm 2016 lên 23 khu.


Đà Nẵng: Bất chấp cảnh báo, ồ ạt xây khách sạn

Mặc dù Sở VHTTDL đã cảnh báo về thực trạng thừa khách sạn (chủ yếu 1-3 sao) tại Đà Nẵng, nhưng bất chấp cảnh báo này, khách sạn vẫn cứ đua nhau mọc lên. Trong khi đó, Đà Nẵng vẫn chưa có một quy hoạch nào về việc xây khách sạn.

Theo đánh giá của Sở VHTTDL, hiện nay số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Đà Nẵng đang tăng trưởng nhanh, đặc biệt đối với phân khúc khách sạn 1-3 sao thì cung đã vượt cầu vào mùa thấp điểm khách du lịch.

Do đó, Sở này khuyến cáo các tổ chức, cá nhân cần chuyển hướng đầu tư kinh doanh vào các mùa phục vụ du lịch khác nhau, như dịch vụ ẩm thực Việt, nhà hàng đặc sản (chuyên phục vụ một đặc sản đặc trưng), trung tâm mua sắm, bảo tàng tư nhân, khu vui chơi giải trí, tụ điểm văn hóa (cà phê, âm nhạc), quán bar...

Cảnh báo là vậy nhưng khảo sát của PV tại nhiều khu vực, nhất là tại phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) hàng loạt khách sạn cũ mới vẫn thi nhau mọc lên.

Tại các tuyến đường An Thượng 30, Đỗ Bá, Phan Tôn, Lê Quang Đạo, Hoàng Kế Viêm.. có ít nhất 10 khách sạn từ 4-12 tầng đang xây dang dở. Đó là chưa kể tại các tuyến đường như Hà Bổng, Dương Đình Nghệ (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà)... đã trở thành "phố khách sạn" tự bao giờ.

Thực trạng Đà Nẵng chưa có một quy hoạch nào về việc xây khách sạn đã bộc lộ điểm yếu trong công tác đầu tư hạ tầng du lịch. Ông Phạm Minh Tuấn - Tổng Thư ký Hiệp hội khách sạn Đà Nẵng - cho rằng, việc đầu tư ồ ạt những khách sạn vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng xuất phát từ hiệu ứng đám đông!.

cac khach san tu 4-12 tang xay dung san sat nhau ben duong bien vo nguyen giap. anh: nhiet bang.

Các khách sạn từ 4-12 tầng xây dựng san sát nhau bên đường biển Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Nhiệt Băng.

“Thực tế nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng “miếng bánh” ngành kinh doanh khách sạn này dễ sinh lời mà bỏ ít công sức, trong khi trước đó họ chưa có một chiến lượt xây dựng bền vững từ đào tạo nguồn nhân lực cho đến quản lý khách sạn một cách hiệu quả” - ông Tuấn nêu thực trạng.

Theo ông Tuấn, thay vì cấp phép đăng ký xây dựng khách sạn mới ồ ạt, các cơ quan quản lý nhà nước nên tư vấn, hướng nhà đầu tư đến các hạng mục khác nhưng cũng nằm trong ngành du lịch như: Nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí…

“Đà Nẵng nên quy hoạch, phân loại lại khách sạn. Bên cạnh đó, các nhà trường đào tạo nghề cần nhìn nhận một thực tế từ các yêu cầu của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu từ thị trường. Như vậy ngành du lịch của chúng ta mới được bền vững và phát triển được” - ông Tuấn cho biết.


Thị trường BĐS rất dễ “trật đường ray” khi phát triển quá nóng

Theo báo cáo thị trường BĐS Tp.HCM quý 4/2015 vừa được công ty TNHH CBRE Việt Nam, công bố sáng nay, thị trường suốt năm 2015 hoạt động khá sôi nổi. Năm 2015 khép lại với tổng lượng giao dịch cao nhất lịch sử trong một năm – ước tính đã tiêu thụ 36.160 căn hộ, tăng 98% so với năm trước. Con số này đã bao gồm giao dịch bán lẻ cho người mua lẻ và cả giao dịch bán sỉ cho các nhà đầu tư tổ chức và các đại lý môi giới nhà đất.

Chỉ tính riêng quý 4/2015, ước tính tổng lượng giao dịch  trên thị trường lên đến tương ứng 10.340 căn hộ (tăng 28% so với quý trước đó đối với giao dịch mua lẻ) và 8.128 căn hộ (tăng nhẹ 2% so với quý trước đối với các giao dịch mua bán sỉ).

Theo báo cáo của CBRE, những dự án trung và cao cấp, với giá bán giao động trong khoảng 1,3-5 tỷ đồng được bán rất chạy, chiếm hơn 75% tổng lượng giao dịch toàn thành phố trong quý 4 qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009-2014, căn hộ bình dân có giá dưới 1,3 tỷ đồng/căn luôn chiếm tỷ lệ giao dịch thành công lớn nhất. “Điều này cho thấy thị hiếu thị trường đang dần cải thiện và người mua ngày có xu hướng chuộng căn hộ cao cấp hơn”, bà Dương Thuỳ Dung – Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE tiết lộ.

Về giá bán, trong năm 2015 giá bán trên toàn thị trường sơ cấp đạt trung bình 2.012 USD/m2, tăng 4,4% so với năm 2014 và 2,5% so với quý trước. Giá bán của sản phẩm cao cấp tăng vọt 8,3% so với cùng kỳ năm 2014, hiện ở mức trung bình là 2.025 USD/m2, chủ yếu nhờ các dự án đang chào bán tại các “điểm nóng” của thành phố. Cá biệt có những dự án ở các vị trí khá đẹp, chủ đầu tư uy tín có giá tăng từ 10-15%.

Bà Dung cho biết thêm: “Mặc dù gía bán cao, các dự án vẫn được tiêu thụ nhanh và các hoạt động mở bán vẫn diễn ra rất nhộn nhịp, điều đó chứng tỏ thị trường đã bước vào một chu kỳ mới”.

Theo đó, trong năm 2016, dự kiến một số dự án trọng điểm ở khu trung tâm thành phố sẽ được mở bán với mức giá trên 7.000 USD/m2. Tuy nhiên, thị trường trong năm nay không hẳn chỉ có các dòng sản phẩm cao cấp, với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp BĐS hiện đang tập trung vào các dự án nhà ở trung bình, bình dân kèm với tiện ích nội khu tốt hơn. Do vậy, 2016 sẽ cho thấy một năm cạnh tranh đầy sôi động của thị trường BĐS và dự án nào đáp ứng được như cầu thật của thị trường sẽ được tiêu thụ nhanh hơn.

Theo tính toán của CBRE, trong năm 2016 này, dự kiến thị trường sẽ có khoảng 45.000 căn hộ từ 90 dự án thuộc mọi phân khúc trên khắp Tp.HCM. Trong đó, tỷ trọng nguồn cung các dự án hàng đầu (cao cấp và hạng sang) sẽ tăng thêm 20% so với năm 2014 vừa qua. Nguồn cung dồi dào tuy nhiên giá chào bán sẽ ở mức cao hơn, chắc chắn tình hình cạnh tranh sẽ vô cùng căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tiêu thụ tại các dự án này. CBRE cũng khẳng định rằng những dự án càng nằm ở các vị trí không nổi bật và sản phẩm kém cạnh tranh sẽ mất lợi thế rõ ràng.

Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, đưa ra lời cảnh báo: “Khi thị trường tăng trưởng quá nhiều, quá nhanh, thì chúng ta rất dễ đi trật đường ray. Chúng ta cần phải tỉnh táo và nhanh nhạy trước cơ hội này”.

Cũng theo ông Marc, đã đến lúc chúng ta cần có các trung tâm đào tạo nhân viên kinh doanh BĐS, những người mà trước đây chưa được đào tạo đầy đủ kiến thức và kỷ thuật. Điều này là cần thiết để chuẩn bị tốt hơn cho một thị trường cạnh tranh khốc liệt với quá nhiều lựa chọn, giá bán ngày càng tăng và đối tượng khách hàng cũng đa dạng hơn, đặc biệt khi có người nước ngoài tham gia mua nhà trên thị trường...


Xử phạt 22 công ty dược phẩm sai phạm

xu phat 22 cong ty duoc pham sai pham

Xử phạt 22 công ty dược phẩm sai phạm


Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 22 công ty hoạt động kinh doanh dược phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm.

Cụ thể, số liệu tổng kết tháng 12/2015 cho thấy, từ ngày 1/12/2015 đến ngày 31/12/2015, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 22 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 432,5 triệu đồng.

Đồng thời, thu hồi hiệu lực 44 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 2 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tạm dừng lưu thông 11 lô sản phẩm thực phẩm.

Trong danh sách xử phạt lần này có 8 công ty bị xử phạt từ 24 đến 50 triệu đồng. Cụ thể gồm: Công ty TNHH Grow Green AZ (Số 8, ngách 78, ngõ Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nộị), vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Cumasen trên website http://lasen.com.vn có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, mức tiền phạt 25.000.000 đồng.

Công ty TNHH Dược phẩm VNP (Ô 54, F3, khu đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội), vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng FOGYMA trên website http:/fogyma.vn có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, mức tiền phạt 25.000.000 đồng.

Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam (tầng 5, số 322 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), vi phạm không duy trì việc kiểm nghiệm định kỳ theo quy định cho 3 sản phẩm: Sữa tươi tiệt trùng tách béo hiệu Prisident, Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất hiệu Prisident và Phô mai miếng Cheddar hiệu Prisident. Mức tiền phạt 25.000.000 đồng.

Công ty TNHH Thương mại chế biến thực phẩm Mai Phú Thành (584 Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh), vi phạm sản xuất và bán 2 lô sản phẩm thực phẩm bổ sung: Nutri Fam Gold, Nutri Fam Alpha ngày sản xuất 8/12/2015, hạn sử dụng 8/6/2017 khi giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đã hết hiệu lực, mức tiền phạt 28.000.000 đồng

CTCP Thương mại Dược phẩm Quốc tế Á Châu (Số nhà 28, tổ 19, phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội), vi phạm sản xuất và bán 4 lô sản phẩm thực phẩm chức năng Brain KBG, Thực phẩm chức năng Cốm vi sinh Bioprobiotic New, Thực phẩm chức năng Valsleepy, Thực phẩm chức năng Cốm bổ Canxi AC kisd không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, mức tiền phạt 24.275.000 đồng.

Công ty TNHH Thực phẩm chức năng Hoàng Hạ Vy (Số 102, Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội), vi phạm bán sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bột sữa non Vplus Colostrum Milk Powder 450 g có chất lượng không phù hợp với chỉ tiêu công bố ghi trên nhãn chính trong hồ sơ công bố sản phẩm, mức tiền phạt: 27.600.000 đồng.

Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen (Số 43 Nguyễn Đức Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Tiêu ban Thủy New trên báo hình có nội dung không phù hợp với nội dung được Cục An toàn thực phẩm xác nhận, mức tiền phạt: 25.000.000 đồng.

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiều Việt (Số 1331/15/220 Lê Đức Thọ, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh), vi phạm về quảng cáo 2 sản phẩm thực phẩm chức năng Superior Fat Burner và Super Growth Height, tái phạm nhiều lần, mức tiền phạt 50.000.000 đồng.

Cục An toàn thực phẩm đã quyết định thu hồi hiệu lực: Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phấm đối với các sản phẩm: Thực phẩm chức năng Super Growth Height của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiều Việt; Thực phẩm chức năng Superior Fat Burner của Công ty TNHH Minh Anh; thực phẩm chức năng Thận Lực Phiến của CTCP Dược phẩm Khang Đạt.

Đồng thời, thu hồi 37 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phấm của Công ty TNHH Một thành viên MC Food, 5 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phấm/Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của CTCP Dinh dưỡng Wellcare.

Lũy kế từ 1/1/2015 đến 31/12/2015, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt 261 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 4,75 tỷ đồng.

Trong đó, có 203 công ty vi phạm về quảng cáo bị phạt hơn 3,57 tỷ đồng; thu hồi 74 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 8 giấy xác nhận nội dung quảng cáo, 2 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Tạm dừng lưu thông 71 lô sản phẩm, thu hồi tiêu huỷ 5 sản phẩm và 230kg sản phẩm vi phạm về chất lượng, chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng khác xử lý 15 trường hợp.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, trọng tâm năm 2016, Cục An toàn thực phẩm tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng.... xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, thực hiện công bố công khai cơ sở vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.


Thuế, phí “ngốn” gần 50% lợi nhuận, làm sao doanh nghiệp lớn lên được?

chuyen gia kinh te pham chi lan

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan


Doanh nghiệp Việt Nam phải đóng góp tới hơn 40% lợi nhuận cho các loại thuế, phí. Trong khi trung bình ở các nước ASEAN là 17% thuế thu nhập doanh nghiệp...

Nhận định về thực trạng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, khu vực tư nhân trong nước dường như không lớn lên được.

“Số lượng doanh nghiệp tăng nhưng quy mô cứ nhỏ dần, thậm chí nhỏ li ti. Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp qua các năm ở Việt Nam gần đây có sự trồi sụt dữ dội. Nhiều doanh nghiệp năm trước đăng ký thành lập, năm sau đã đóng cửa. Doanh nghiệp muốn tồn tại, hoạt động còn nhiều khó khăn” – bà Lan cho biết.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2012 cả nước có 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, tạo 7,8 triệu việc làm phi nông nghiệp, tương đương 35% số lượng việc làm phi nông nghiệp.

Như vậy, toàn bộ khu vực tư nhân (kể các các doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực hộ kinh doanh cá thể) tạo ra 14,5 triệu việc làm, chiếm 76,7 % việc làm phi nông nghiệp hiện nay.

Bên cạnh đó, có tới 1,25 triệu hộ có đăng ký kinh doanh hoặc có mã số thuế, chiếm 27%. Trên thực tế các hộ kinh doanh cá thể này hoạt động gần như doanh nghiệp, quy mô nhỏ, nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực cũng như tăng năng suất lao động.

Đồng thời, vị chuyên gia này cũng cho rằng, năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp tư nhân còn thấp. Vốn đầu tư của doanh nghiệp đổ nhiều vào các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, xây dựng trong khi những ngành khác như công nghiệp, dệt may… bị thiếu vốn.

Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam ít gắn kết vào chuỗi giá trị. Hợp tác kinh doanh ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng (29,5%) và trong khâu sản xuất hàng hóa và dịch vụ (24,8%). Khâu phát triển sản phẩm mới ít có sự hợp tác nhất.

Mối liên kết ngược và liên kết xuôi hạn chế, không tạo được hiệu ứng lan toả của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Tỷ lệ các sản phẩm được mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước chỉ chiếm khoảng 26,6% tổng giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI.

Trong khi đó, chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp), so với 60% ở Malaysia hay Thái Lan. 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Malaysia.

“Điều này khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ít có khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của FDI qua chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất” – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

Ngoài ra, vị chuyên này cũng cho rằng, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn nhiều trở ngại đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.

Theo báo cáo của World Bank, trong năm qua môi trường kinh doanh Việt Nam có vài mặt được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn khá thấp. Hơn 90 nghìn doanh nghiệp hình thành nhưng chỉ hoạt động thông qua mua đi bán lại thì mới chỉ là phát triển về số lượng, chất lượng chưa có, khoa học công nghệ còn yếu kém.

“Doanh nghiệp Việt Nam phải đóng góp tới hơn 40% lợi nhuận cho các loại thuế, phí là quá cao. Trong khi trung bình ở các nước ASEAN là 17% thuế thu nhập doanh nghiệp, mình gấp đôi họ như thế thì lấy đâu ra động lực, phần dôi dư để họ tái đầu tư, để lớn lên” – bà Lan lo ngại.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-01-2016

    Giá dầu giảm, lọc dầu Dung Quất vẫn lãi 6.000 tỉ đồng
    Năng suất lao động ngành nông lâm thủy sản đạt 31 triệu đồng/năm
    Biên giới Việt- Trung: Nhập hàng TQ tăng vọt, xuất đi giảm mạnh
    Giá thức ăn chăn nuôi cao do chiết khấu ‘hoa hồng’ lớn
    Thương vụ Metro Cash & Carry Việt Nam bán cho Thái Lan hoàn tất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-01-2016

    HSBC: Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh trong năm 2016
    Nỗi lo đến từ Trung Quốc
    3 điều kiện để doanh nghiệp chứng khoán được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
    Khu Đông và Nam TP.HCM tiếp tục là điểm đến của dự án nhà phố và biệt thự
    Siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi sẽ soán ngôi thị trường bán lẻ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-01-2016

    Báo nước ngoài ‘mổ xẻ’ công thức thành công của kinh tế Việt Nam
    Đề xuất thuế nhập khẩu 5% với chất béo khan của sữa 
    Sẽ ngừng xuất khẩu cát nhiễm mặn
    Ấn Độ đẩy mạnh bán hóa chất, mỹ phẩm sang VN
    Prudential đổ tiền vào trái phiếu chính phủ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-01-2016

    Lạm phát sẽ tăng trở lại trong năm 2016
    Philippines muốn nhập thêm gạo Việt
    Năm 2016, thương mại biên giới dự kiến đạt 30 tỉ USD
    Chứng khoán Việt tốt nhất Đông Nam Á
    Bia Việt chính hiệu chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-01-2016

    HSBC dự báo tiền đồng tiếp tục mất giá
    8 doanh nghiệp sữa thoát truy thu thuế hàng trăm tỷ đồng
    Căn hộ dịch vụ cho thuê có thể tăng giá 10% trong năm 2016
    2 đại gia tranh mua Vinamotor trong thương vụ 1.250 tỷ đồng
    VietinBank báo lãi 7.360 tỷ đồng năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-01-2016

    Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD vào năm 2020
    Thụy Sĩ ủng hộ Việt Nam ký FTA với khối EFTA
    Vốn rút ra khỏi Trung Quốc trong 3 tháng qua tương đương GDP Hy Lạp
    Tổng thống Venezuela giành kiểm soát Ngân hàng Trung ương
    Thủ tướng Nhật tuyên bố sắp thoát giảm phát

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-01-2016

    Đừng quá phụ thuộc “ông hàng xóm”
    Cà phê Việt chính thức vào Stabucks
    10.000 búp bê đồ chơi Barbie của Trung Quốc bị tiêu huỷ
    Nhiều nước đề phòng máy tính Trung Quốc
    Giao dịch nhà đất tại Tp.HCM cao nhất trong lịch sử

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-01-2016

    Việt Nam vào top 10 nước có thể tăng GDP nhanh nhất 2016
    Tiêu thụ căn hộ TP HCM cao kỷ lục
    5 người giàu nhất thế giới mất 8,7 tỷ USD trong ngày đầu năm
    Bán hàng đa cấp trái phép có thể bị phạt 100 triệu đồng
    Mặt bằng bán lẻ Đà Nẵng tăng giá 7%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-01-2016

    PVN khai thác vượt 2,1 triệu tấn dầu so với kế hoạch được giao
    Năm 2015, Samsung Bắc Ninh nộp thuế hơn 1.600 tỷ đồng
    Doanh thu thị trường bảo hiểm đạt 68.000 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm
    Giải ngân gần 90.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông năm 2015
    Chính phủ Trung Quốc lại ra tay cứu chứng khoán

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-01-2016

    Dự trữ ngoại hối các thị trường mới nổi an toàn dù tiền tệ lao dốc
    Gần 70% nhà đầu tư Mỹ thua lỗ trong năm 2015
    Triển khai mới hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM
    Tái cơ cấu chỉ để lại 15 ngân hàng
    Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN