tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-01-2016

  • Cập nhật : 07/01/2016

HSBC dự báo tiền đồng tiếp tục mất giá

Với dự trữ ngoại hối ngày càng mỏng, HSBC cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ giảm dần can thiệp và cho phép tiền đồng giảm giá thêm nữa trong những tháng tới.

Theo báo cáo triển vọng kinh tế mới được công bố, ngân hàng HSBC nhận định cùng với việc thâm hụt thương mại mở rộng, tiền đồng và dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang chịu áp lực ngày càng lớn. Cặp tỷ giá VND/USD đang được giao dịch ở ngưỡng cao của biên độ cho phép. Đồng nhân dân tệ ngày càng yếu đi đã làm tăng áp lực lên tiền đồng. "Khi nguồn dự trữ ngày càng mỏng, tính theo giá trị nhập khẩu đã giảm còn 2,1 tháng vào quý III/2015, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ giảm dần can thiệp và cho phép tiền đồng giảm giá thêm nữa trong những tháng tới", HSBC nhận định. Trên thực tế, chỉ trong ngày 4/1/2016, một cơ chế điều chỉnh tỷ giá mới đã được thiết lập cho phép tỷ giá được biến động linh hoạt theo thị trường.

ngan hang nha nuoc vua cong bo co che dieu chinh moi doi voi tien dong, can cu theo ty gia trung tam duoc thong bao hang ngay.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cơ chế điều chỉnh mới đối với tiền đồng, căn cứ theo tỷ giá trung tâm được thông báo hằng ngày.

Nhận xét chung về tiềm năng tăng trưởng, nhà băng ngoại cho biết Việt Nam còn rất lớn và hãng lạc quan về triển vọng ngắn hạn cho nền kinh tế. "Chúng tôi giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,7% so với cùng kỳ, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ. Chúng tôi nâng mức dự báo năm 2017 lên thêm 0,1 điểm phần trăm thành 6,8% so với cùng kỳ", báo cáo nêu.

Với mức tăng trưởng đã chuyển hẳn sang 6-7%, HSBC kỳ vọng lạm phát sẽ tăng trở lại trong nửa sau của năm 2016 và dự kiến vượt qua mức mục tiêu đề ra 5%. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý phải thực hiện chính sách thắt chặt, song về phần mình, Ngân hàng Nhà nước có vẻ khá thư giãn về vấn đề giá cả trong tương lai.

Trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay Ngân hàng Nhà nước dự định giữ lãi suất ổn định ở mức hiện tại nếu lạm phát được giữ ở khung 3-5%. Tăng trưởng tín dụng được đặt mục tiêu 18%, dù rằng con số này có thể đạt cao nhất 20%.

Tuy nhiên, ngay cả khi tăng trưởng tín dụng được giám sát ở mức thấp hơn mục tiêu đề ra và lạm phát cơ bản được kiềm chế, HSBC cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể thắt chặt dần dần trong nửa cuối năm nay, bằng việc tăng lãi suất thêm 0,05% trong quý III để giảm thiểu rủi ro. Trong quá khứ, Việt Nam đã chủ trương áp dụng chính sách ủng hộ tăng trưởng mà kết quả là bùng nổ tín dụng, khiến nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, bất ổn tiền tệ xảy ra.

Song, báo cáo cũng nhấn mạnh tăng trưởng Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại nếu không thực hiện thành công cải cách. Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cải cách khu vực tài chính phải được đào sâu thêm nữa và việc quản trị cần được củng cố để cải thiện việc phân bổ tín dụng, nếu không sẽ dẫn đến kích hoạt một chu kỳ bùng nổ và phá sản trong tương lai.


8 doanh nghiệp sữa thoát truy thu thuế hàng trăm tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa rút lại quyết định truy thu thuế hàng trăm tỷ đồng của 8 doanh nghiệp sữa, sau khi các đơn vị này kiến nghị lên Thủ tướng vào tháng trước.

Văn bản trình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo về việc xử lý quyết định truy thu thuế với Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) và 7 doanh nghiêp nhập khẩu sữa được lãnh đạo Bộ Tài chính gửi đi mới đây. Trước đó, 8 doanh nghiệp sữa đã gửi đến công văn kiến nghị đến Thủ tướng và Bộ Tài chính khi cho rằng có sự bất nhất trong việc xác định biểu thuế của cơ quan hải quan với mặt hàng Anhydrous Milkfat nhập khẩu.

8 doanh nghiep sua van duoc cong nhan cach ke khai ma so mat hang chat beo khan tu sua / bo ma khong bi truy thu thue. anh: h.h.

8 doanh nghiệp sữa vẫn được công nhận cách kê khai mã số mặt hàng chất béo khan từ sữa / bơ mà không bị truy thu thuế. Ảnh: H.H.

Theo các doanh nghiệp, mặt hàng này là dầu bơ khan hay gọi cách khác là chất béo khan từ sữa. Trước đây, họ đều khai báo mã số thuế là 0405.90.10, với mức thuế suất nhập khẩu là 5%. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan gần đây lại có công văn cho rằng đây là hai mặt hàng khác nhau và thay đổi mã số thuế của mặt hàng này, yêu cầu truy thu thuế các doanh nghiệp ngược trở lại từ năm 2010. Nguyên nhân là mặt hàng nhập về được xác định là chất béo khan của sữa (thuế suất nhập khẩu là 15%) chứ không phải chất béo khan từ bơ (thuế suất nhập khẩu là 5%).

Trước những phản ứng từ doanh nghiệp và một số đại diện ngoại giao, Bộ Tài chính vẫn cho rằng việc tách biểu thuế với hai mã số cho hai mặt hàng trên là cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn kiến nghị Thủ tướng chấp nhận mã số và mức thuế suất theo khai báo của các doanh nghiệp đã được cơ quan hải quan thông qua trước đây.

Như vậy, với đề xuất này, Bộ Tài chính đã bác quyết định truy thu thuế đối với 8 doanh nghiệp sữa. Theo nguồn tin của VnExpress, nếu phải truy thu, số thuế các doanh nghiệp phải nộp có thể từ 700 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng thừa nhận mức thuế nhập khẩu 15% với mặt hàng chất béo khan của sữa - nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm sữa chua, sữa hoàn nguyên trong nước là quá cao. Do đó, cơ quan này đã sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu xuống 5% (bằng với mặt hàng chất béo khan từ bơ).

Bộ Tài chính cũng dẫn kinh nghiệm quốc tế cho thấy có sự khác nhau trong phân định hai mặt hàng này. Mỹ và New Zealand tách riêng dòng hàng cho chất béo khan từ sữa mà không định danh riêng dòng hàng chất béo khan từ bơ. Còn Thái Lan, nước này cũng phân biệt rõ hai mặt hàng này là khác nhau.


Căn hộ dịch vụ cho thuê có thể tăng giá 10% trong năm 2016

Trong 12 tháng tới, cùng với việc thâm nhập thị trường của các tập đoàn quản lý toàn cầu, giá thuê trung bình của căn hộ dịch vụ tại TP HCM có thể tăng 5-10%, theo CBRE Việt Nam.

Năm 2016, thị trường TP HCM dự kiến sẽ đón thêm 5 dự án căn hộ dịch vụ mới. Ở nhóm hạng A, Tập đoàn Ascott Limited lên kế hoạch giới thiệu dự án Waterfront Saigon. Trong khi 4 dự án còn lại thuộc hạng B gồm: Saigon Plaza do Quốc Cường Gia Lai đầu tư, C.T Plaza của Tập đoàn C.T, Viettel Tower của Tập đoàn Viettel và New Pearl của Tập đoàn Sunny Worl Property Development. 

Trước đó, thị trường bất động sản tiêu dùng cao cấp tại TP HCM cũng ghi nhận sự xuất hiện của 2 nhà quản lý căn hộ dịch vụ tên tuổi là Tập đoàn Windsor Management và Ascott.

Theo đánh giá của CBRE, ngành căn hộ dịch vụ vẫn còn sức hút lớn thông qua việc ngày càng có nhiều dự án hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với các nhà quản lý quốc tế hoặc các công ty địa phương nhiều kinh nghiệm.Ngoài ra, các hiệp ước lao động mới được ký kết trong năm 2015 sẽ tạo điều kiện để nguồn cầu tiếp tục tăng trưởng tại khu vực trung tâm thành phố từ các khách hàng doanh nhân của các tập đoàn đa quốc gia, chủ yếu là Nhật và các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương.

can ho dich vu cho thue tai tp hcm don nhan du bao trai chieu trong nam 2016. anh: vu le

Căn hộ dịch vụ cho thuê tại TP HCM đón nhận dự báo trái chiều trong năm 2016. Ảnh: Vũ Lê

Tuy nhiên, dự báo lạc quan về triển vọng thị trường căn hộ dịch vụ cho thuê năm 2016 đang vấp phải hoài nghi. Bởi lẽ, ngay trong báo cáo quý IV/2015 của đơn vị này cho thấy giá thuê căn hộ dịch vụ tại TP HCM giảm 1,2-3,8%.

Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư Phú Vinh, Phan Công Chánh cho rằng thị trường bất động sản cho thuê sắp bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trong 7-12 tháng tới. Theo đó, nguồn cung căn hộ cao cấp đứng trước nguy cơ sẽ trở nên dư thừa ngắn hạn từ nửa cuối năm 2016, dẫn đến nhiều khả năng sụt giảm giá thuê cục bộ ở một số khu vực.

Các loại hình bất động sản cho thuê tự phát quy mô nhỏ: căn hộ dịch vụ mini, phòng trọ cao cấp cho thuê, khách sạn chuyển sang nhà cho thuê trung hạn cũng đang đón nhận khá nhiều nhà đầu tư tham gia. Căn hộ dịch vụ cho thuê được xếp hạng theo các chuẩn A, B, C mặc dù ở một phân khúc cao hơn phần còn lại nhưng vẫn không tránh khỏi xu hướng gia tăng nguồn cung đáng kể trong thời gian tới.

"Điều này cho thấy cơ hội tăng giá căn hộ dịch vụ cho thuê có thể vấp phải một số chướng ngại vật nhất định do nguồn cầu tăng quá nhanh.Vì vậy, cần thận trọng khi đưa ra kỳ vọng tăng giá. Cuộc chơi chỉ phù hợp cho những chủ đầu tư biết hoạch định kế hoạch lâu dài và bài bản", ông nói.


2 đại gia tranh mua Vinamotor trong thương vụ 1.250 tỷ đồng

Các doanh nghiệp có lĩnh vực cốt lõi trong ngành ôtô, cùng đăng ký kinh doanh tại quận Tây Hồ (Hà Nội) đều mong muốn sở hữu 98% cổ phần tại Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố các nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia phiên đấu giá 85,6 triệu cổ phần (97,7% vốn) của Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) sẽ diễn ra ngày 11/1 tới. Đây là số cổ phần mà Bộ Giao thông vận tải mong muốn thoái theo chủ trương cổ phần hóa Vinamotor.

phien dau gia 97,7% co phan cua vinamotor se dien ra vao ngay 1/11 toi day. anh:vinamotor

Phiên đấu giá 97,7% cổ phần của Vinamotor sẽ diễn ra vào ngày 1/11 tới đây. Ảnh:Vinamotor

Theo HNX, chỉ có 2 nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam và Công ty cổ phần Phát triển TN.

Motor N.A được thành lập năm 2005, địa chỉ tại quận Tây Hồ, Hà Nội và ngành nghề kinh doanh chính là đại lý ôtô, xe máy, bất động sản. Hiện công ty đang quản lý trực tiếp đại lý ôtô Tây Hồ rộng gần 6.000 m2. Với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm 10 năm phân phối cho các hãng xe lớn trên thế giới, Motor N.A cam kết đưa Vinamotor thành nhà sản xuất, phân phối ôtô hàng đầu Việt Nam.

Theo thông tin công bố, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Tuy vậy, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2015 khá khiêm tốn (8,4 tỷ đồng), trong khi cả năm 2014 cũng chỉ đạt 1,2 tỷ đồng.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Phát triển TN được thành lập năm 2002, cũng có địa chỉ tại quận Tây Hồ. Doanh nghiệp này hoạt động đa ngành nghề nhưng lĩnh vực cốt lõi vẫn là bán buôn các loại ôtô, xe máy, hàng tiêu dùng, vận tải hành khách đường bộ. Ngoài ra, công ty cũng kinh doanh bất động sản, nhà hàng và dịch vụ lưu trú…

TN cho biết mục đích của việc mua Vinamotor là đầu tư tài chính và phát triển kinh doanh. Nguồn tiền dùng để mua là vốn tự có của doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 6, công ty có vốn điều lệ 1.223 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 230 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2014 cũng chỉ đạt 783 triệu đồng.

Với giá khởi điểm là 14.612 đồng một cổ phần, hai công ty này phải chi tối thiểu 1.250 tỷ đồng để sở hữu Vinamotor. Trước đó, từng có nhiều đại gia đánh tiếng mua lại Vinamotor như Công ty Ôtô TMT, Công ty Đầu tư và phát triển Sacom... song đều bỏ cuộc vì quy định đấu giá cổ phần của Vinamotor khá khắt khe. Theo đó, điều kiện mà phía Bộ Giao thông đưa ra là đơn vị tham gia đấu giá phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 926 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế và cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.

Vinamotor được cổ phần hóa từ năm 2014, với vốn điều lệ 876 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ôtô: Sản xuất xe động cơ, thân xe, rơ-moóc và bán rơ-moóc, phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe, môtô, xe máy...

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô trong nước, kết quả kinh doanh của Vinamotor có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2014, tổng doanh thu của công ty đạt 1.709 tỷ đồng, tăng 32% so với 2013. Lợi nhuận sau thuế đạt 165 tỷ đồng, tăng 11 lần cùng kỳ. 

Tổng tài sản của doanh nghiệp khi đó đạt 1.854 tỷ đồng, giảm 15,5% so với đầu năm, trong khi nợ phải trả đạt 768 tỷ đồng (nợ ngắn hạn 644 tỷ). Hiện Vinamotor cũng đang sở hữu 6,5 triệu cổ phần, tương ứng 21,8% vốn điều lệ của Công ty ôtô TMT.


VietinBank báo lãi 7.360 tỷ đồng năm 2015

Việc sáp nhập PGBank có thể được ngân hàng hoàn tất trong quý I/2016.

Thông tin trên được lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết tại hội nghị tổng kết năm 2015 ngày 6/1. Đến hết 31/12/2015, tổng tài sản của nhà băng tăng 17,8% khi đạt 779.000 tỷ đồng, tín dụng tăng 24,2% so với năm 2014. Trong đó, dư nợ bán lẻ tăng mạnh 51%. Tổng nguồn vốn huy động cũng tăng 18% so với năm 2014.

Năm 2015, VietinBank cũng đã phát hành thành công hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp, bổ sung lượng vốn tự có. Hết năm 2015, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của nhà băng này đạt 7.360 tỷ đồng, vượt 8% so với kế hoạch được Đại hội cổ đông đặt ra. Tỷ suất sinh lời ROE và ROA lần lượt là 10,2% và 1,0%.

Theo báo cáo của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 0,85%.

Năm 2016, ngân hàng này dự kiến tiếp tục tăng trưởng 15-17% tổng tài sản, huy động vốn và tín dụng tăng 18-20%, tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 3%.

Dự kiến trong quý I năm nay, VietinBank sẽ hoàn tất sáp nhập với Ngân hàng Xăng dầu (PGBank).


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-01-2016

    Tỉ phú George Soros: Thị trường toàn cầu đang bước vào khủng hoảng
    Số căn hộ tiêu thụ tại Hà Nội tăng gần gấp đôi
    Sàn chứng khoán TP.HCM 'bốc hơi' hơn 180 tỉ đồng
    Tăng trưởng VN dự báo thấp hơn Myanmar, Lào, Campuchia
    USD mạnh tác động đến kinh tế Nga như thế nào?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-01-2016

    Chính thức cho phép mua bán chứng khoán trong ngày
    Chứng khoán Trung Quốc lại ngừng giao dịch
    99% doanh nghiệp nhỏ không muốn trở thành 'đại gia'
    MobiFone mua 95% cổ phần AVG
    AON Holdings mua lại tòa nhà cao nhất Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-01-2016

    Giá dầu giảm, lọc dầu Dung Quất vẫn lãi 6.000 tỉ đồng
    Năng suất lao động ngành nông lâm thủy sản đạt 31 triệu đồng/năm
    Biên giới Việt- Trung: Nhập hàng TQ tăng vọt, xuất đi giảm mạnh
    Giá thức ăn chăn nuôi cao do chiết khấu ‘hoa hồng’ lớn
    Thương vụ Metro Cash & Carry Việt Nam bán cho Thái Lan hoàn tất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-01-2016

    HSBC: Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh trong năm 2016
    Nỗi lo đến từ Trung Quốc
    3 điều kiện để doanh nghiệp chứng khoán được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
    Khu Đông và Nam TP.HCM tiếp tục là điểm đến của dự án nhà phố và biệt thự
    Siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi sẽ soán ngôi thị trường bán lẻ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-01-2016

    Báo nước ngoài ‘mổ xẻ’ công thức thành công của kinh tế Việt Nam
    Đề xuất thuế nhập khẩu 5% với chất béo khan của sữa 
    Sẽ ngừng xuất khẩu cát nhiễm mặn
    Ấn Độ đẩy mạnh bán hóa chất, mỹ phẩm sang VN
    Prudential đổ tiền vào trái phiếu chính phủ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-01-2016

    Lạm phát sẽ tăng trở lại trong năm 2016
    Philippines muốn nhập thêm gạo Việt
    Năm 2016, thương mại biên giới dự kiến đạt 30 tỉ USD
    Chứng khoán Việt tốt nhất Đông Nam Á
    Bia Việt chính hiệu chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-01-2016

    Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD vào năm 2020
    Thụy Sĩ ủng hộ Việt Nam ký FTA với khối EFTA
    Vốn rút ra khỏi Trung Quốc trong 3 tháng qua tương đương GDP Hy Lạp
    Tổng thống Venezuela giành kiểm soát Ngân hàng Trung ương
    Thủ tướng Nhật tuyên bố sắp thoát giảm phát

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-01-2016

    Sắp đấu giá 23 khu "đất vàng" trung tâm Tp.HCM
    Đà Nẵng: Bất chấp cảnh báo, ồ ạt xây khách sạn
    Thị trường BĐS rất dễ “trật đường ray” khi phát triển quá nóng
    Xử phạt 22 công ty dược phẩm sai phạm
    Thuế, phí “ngốn” gần 50% lợi nhuận, làm sao doanh nghiệp lớn lên được?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-01-2016

    Đừng quá phụ thuộc “ông hàng xóm”
    Cà phê Việt chính thức vào Stabucks
    10.000 búp bê đồ chơi Barbie của Trung Quốc bị tiêu huỷ
    Nhiều nước đề phòng máy tính Trung Quốc
    Giao dịch nhà đất tại Tp.HCM cao nhất trong lịch sử

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-01-2016

    Việt Nam vào top 10 nước có thể tăng GDP nhanh nhất 2016
    Tiêu thụ căn hộ TP HCM cao kỷ lục
    5 người giàu nhất thế giới mất 8,7 tỷ USD trong ngày đầu năm
    Bán hàng đa cấp trái phép có thể bị phạt 100 triệu đồng
    Mặt bằng bán lẻ Đà Nẵng tăng giá 7%