tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng12-07-2017

  • Cập nhật : 12/07/2017

Mỹ tăng cường giám sát cá tra nhập khẩu

Từ ngày 1.9.2017, chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ sẽ chính thức được thực thi.

my tang cuong giam sat ca tra nhap khau

Mỹ tăng cường giám sát cá tra nhập khẩu

Tất cả các lô hàng cá da trơn, trong đó có cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ được yêu cầu xuất trình đầy đủ hồ sơ cho Bộ Nông nghiệp Mỹ để tái kiểm tra.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), các nội dung kiểm tra gồm: Sự phù hợp của chứng thư kèm theo lô hàng; kiểm tra cảm quan; kiểm tra ghi nhãn; kiểm tra điều kiện bảo quản; số lượng thùng.

Ngoài ra Cục thanh tra và An toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp Mỹ) cũng tiến hành lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất độc hại, định danh loài và vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ tiêu kiểm tra về dư lượng hóa chất, kháng sinh gồm: kháng sinh hạn chế sử dụng và Nitrofurans 89 chất; thuốc bảo vệ thực vật 108 chất; thuốc nhuộm trị nấm 4 chất; kim loại nặng 17 chất.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra đạt giá trị 790 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình xuất khẩu cá tra hiện nay gặp nhiều khó khăn do tình trạng kiểm soát ngặt nghèo của Mỹ và chiến dịch truyền thông “bôi bẩn” ở châu Âu. Đây là 2 thị trường lớn của sản phẩm cá tra Việt Nam.(Thanhnien)
----------------

Doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng mở rộng hoạt động ở châu Phi

Các doanh nghiệp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tích cực theo đuổi cơ hội và sẵn sàng chấp nhận rủi ro tại châu Phi, một thị trường mà họ cho là đầy hứa hẹn.

chu tich trung quoc tap can binh (bia trai) trong mot lan ky ket thoa thuan hop tac phat trien tri gia 60 ti usd voi lanh dao cac quoc gia chau phi anh: reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa trái) trong một lần ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển trị giá 60 tỉ USD với lãnh đạo các quốc gia châu Phi ẢNH: REUTERS

Theo báo cáo gần đây của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company, các doanh nghiệp của quốc gia châu Á ngày càng gia tăng các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại châu Phi. Ước tính có hơn 10.000 công ty của Trung Quốc đang hoạt động tại châu lục này, một con số lớn hơn rất nhiều so với số liệu thu thập được trước đó.

Trong đó, nếu chỉ tính riêng tám quốc gia châu Phi, bao gồm Angola, Ethiopia, Bờ Biển Ngà, Kenya, Nigeria, Tanzania, Zambia và Nam Phi, thì số lượng các công ty của Đại lục đã là 4.821, nhiều hơn gấp 3,7 lần con số đăng ký từ Bộ Thương mại Trung Quốc.

Báo cáo của McKinsey cũng cho thấy có khoảng 90% công ty được khảo sát là các công ty tư nhân, vượt xa số doanh nghiệp nhà nước. Theo Nikkei, trong số các doanh nghiệp Đại lục đang hoạt động ở châu Phi nổi lên những cái tên đáng chú ý như Ngân hàng Trung Quốc với những chi nhánh ngân hàng được mở tại Nam Phi, và First Automotive Work với khoản đầu tư không nhỏ vào các nhà máy lắp ráp xe tải của Nam Phi và Nigeria.

Tính theo kết quả phân chia theo ngành công nghiệp, có 31% là sản xuất, 25% là dịch vụ, 22% là thương mại, còn 15% thuộc về lĩnh vực xây dựng và bất động sản. McKinsey ước tính rằng các công ty chuyên về sản xuất đã chiếm được 12% thị phần ở châu Phi. Tuy nhiên, con số này vẫn nhỏ hơn 50% thị phần mà các công ty xây dựng và bất động sản đang nắm giữ.

Sự tham gia đầu tư, kinh doanh của các công ty Trung Quốc ở lục địa đen dường như đang vượt xa so với các quốc gia châu Á khác. Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại châu Phi tính đến năm 2016 chỉ vỏn vẹn ở con số 373 doanh nghiệp.(Thanhnien)
----------------------

Chỉ 100 doanh nghiệp thải ra 71% lượng khí thải toàn cầu

Đây là kết quả của báo cáo mới về khí thải nhà kính trên thế giới Carbon Majors Report được Climate Accountability Institute và CNBC công bố.

chi 100 doanh nghiep thai ra 71% luong khi thai toan cau anh: reuters

Chỉ 100 doanh nghiệp thải ra 71% lượng khí thải toàn cầu Ảnh: Reuters

Cụ thể, báo cáo cho biết chỉ 100 công ty trên thế giới là tác nhân của 71% lượng khí thải toàn cầu, và hơn một nửa lượng khí thải công nghiệp là của 25 doanh nghiệp nhà nước. Mức khí thải suốt quá trình lịch sử đủ lớn để góp phần vào việc gây ra biến đổi khí hậu từ năm 1988. Trong cùng năm đó, Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu cũng được thành lập.

Thông thường, dữ liệu về khí thải nhà kính quy mô lớn thường được thu thập theo từng nước. Carbon Majors Report thì tập trung vào các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch để soạn báo cáo, nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu trong tương lai.

Các hãng phát nhiều khí thải nhất trong ba thập niên qua gồm các hãng như ExxonMobil, Shell và BP. Ba công ty dầu khí lớn đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề về hồ sơ môi trường trong quá khứ nên đã và đang bắt đầu chú ý đầu tư xanh. ExxonMobil thông báo trong tháng 5 rằng họ bắt đầu khai thác việc lưu trữ khí thải carbon, trong khi BP và Shell tăng đổ tiền vào các nguồn năng lượng tái tạo trong những năm gần đây.

Theo báo cáo, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên thêm 4 độ C nếu xu hướng này tiếp tục. “Nếu xu hướng khai thác nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục trong 28 năm tới như cái cách nó đã trải qua 28 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đến cuối thế kỷ này sẽ tăng lên khoảng 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp”.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt đến mức cao như trên có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại, không thể đảo ngược cho môi trường thế giới. Năm 2015, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu mà nhiều nước trên thế giới tham gia đồng ý cho biết rằng mức tăng nhiệt độ toàn cầu sẽ được giữ ở dưới mức 2 độ C, và các nước theo đuổi nhiều nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ chỉ đến 1,5 độ C. Dù vậy hôm 1.6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước ông sẽ rút khỏi hiệp định, bắt đầu các cuộc đàm phán để tái gia nhập hoặc tái đàm phán lại một hiệp định mới.

Hiện gần 100 hãng, trong đó có Apple, Google và Anheuser-Busch InBev vừa cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo theo sáng kiến RE100. Một số doanh nghiệp lớn nhất thế giới tham gia sáng kiến này và tất cả đều cam kết dùng năng lượng tái tạo.(Thanhnien)
--------------------

Mỹ vẫn tăng nhập ô tô Mexico dù Tổng thống Donald Trump đe dọa thương mại

Gần sáu tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức và đe dọa sẽ trừng phạt các nhà sản xuất ô tô nhập khẩu xe từ Mexico, dòng xe từ phía nam biên giới Mỹ vào nước này vẫn tăng.

Theo CNBC, dữ liệu mới từ Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Mexico cho hay nước này xuất khẩu 1,16 triệu xe đến Mỹ trong nửa đầu năm 2017, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Không những vậy, Mỹ chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng số xe xuất khẩu từ Mexico đến các thị trường thế giới. Nửa đầu năm nay, 76,8% số ô tô và xe tải được vận chuyển ra khỏi Mexico đến Mỹ, tăng gần 1 điểm phần trăm so với cách đây một năm.

Hồi tháng 1, Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Twitter: “Mỹ có thâm hụt thương mại 60 tỉ USD với Mexico. Đây là thỏa thuận một chiều ngay từ đầu Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với số lượng lớn việc làm và doanh nghiệp biến mất”.

Nhập khẩu ô tô từ Mexico tăng lên trong bối cảnh doanh số xe ở Mỹ chậm lại trong năm 2017, hạ 2,1%. Dù ông Trump gây áp lực đủ để hãng Ford ngừng xây dựng nhà máy lắp ráp ở Mexico, nỗ lực của ông trong việc làm chậm dòng xe nhập khẩu từ nước láng giềng vẫn chưa đem lại kết quả.

Mới đây, Chủ tịch BMW cho hay ông không thay đổi kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp cuối cùng ở Mexico. Nhà máy này được dự kiến khai trương vào năm 2019. Nửa đầu năm nay, số ô tô sản xuất ở Mexico tăng 12,6% lên mức cao kỷ lục là 1,88 triệu xe.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục