Nga lên án Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại; Doanh nghiệp Pakistan lo ngại Trung Quốc; Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chính phủ vỡ nợ; Việt Nam khẳng định quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Mỹ ngày 12-7 nói với Hàn Quốc rằng nước này muốn đàm phán lại một thỏa thuận tự do thương mại ký kết năm 2012 vì cho rằng đó là một mối quan hệ thương mại bất lợi.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (trái) đến thăm Washington và gặp tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng trước - Ảnh: AFP
Đài BBC cho biết đây là động thái bảo vệ lợi ích thương mại mới nhất của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trước đó ông Trump muốn sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và đe dọa áp thuế quan đối với các sản phẩm nước ngoài như sắt thép.
Tổng thống Mỹ cũng rút khỏi Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vào tháng 1, ngay sau khi ông nhậm chức tại Nhà Trắng.
Hàn Quốc là một đối tác thương mại lớn của Mỹ. Washington đã trao đổi khoảng 144,6 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ với Seoul hồi năm ngoái.
Chính quyền tổng thống Obama từng nói rằng thỏa thuận tự do thương mại năm 2012 sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên kể từ khi có hiệu lực, xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Hàn Quốc đã giảm gần 3% kể từ khi thỏa thuận chính thức có hiệu lực và chỉ còn 42,3 tỉ USD.
Mặt khác nhập khẩu từ Hàn Quốc đã tăng khoảng 23%.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết: "Chúng tôi có thể và phải làm tốt hơn".
Thâm hụt thương mại về hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đối với Hàn Quốc là khoảng 17 tỉ USD trong năm 2016 mặc dù nói riêng thì Mỹ cũng có thặng dự cho ngành xuất khẩu dịch vụ.
Lá thư ngày 12-7 mà chính phủ Washington gởi cho Seoul đã gọi nước này là "một đồng minh quan trong và đối tác thương mại chủ chốt" nhưng cũng cho biết rằng chính quyền"có những lo ngại thật sự về sự mất cân bằng thương mại nghiêm trọng của chúng ta".
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 4, tổng thống Trump cũng đã mô tả thỏa thuận năm 2012 với Hàn Quốc là một "thỏa thuận khủng khiếp" và là "con đường một chiều".
Ông Lighthizer cũng đã gởi cho chính phủ Hàn Quốc một lá thư trong ngày 12-7, yêu cầu Seoul mở một cuộc họp chung để bàn về vấn đề này trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận thư.
Đài BBC cho biết họ chưa thể tiếp cận phía Hàn Quốc để ghi nhận phản hồi từ nước này.(Tuoitre)
-----------------------
Mới đây Uber buộc phải ra quyết định không hề dễ chịu chút nào đó là rút khỏi thị trường Nga và sáp nhập mảng kinh doanh với đối thủ.
Hiện Uber và Yandex NV đang trong quá trình sáp nhập hai công ty vào làm một tại thị trường Nga. Uber sẽ đầu tư 225 triệu USD để đổi lấy 36,6% cổ phần của công ty mới này. Mặc dù chưa đặt tên cho công ty mới nhưng sau thương vụ sáp nhập, giá trị của công ty ước tính đạt 3,37 tỷ USD.
Công ty Yandex cũng đầu tư 100 triệu USD và sở hữu 59,3% cổ phần của công ty mới. Sau khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu của Yandex đạt đỉnh từ trước đến nay khi tăng 15% đạt 1.881 ruble/cổ phiếu.
Thỏa thuận giữa Uber và Yandex đánh dấu lần thứ 2 "gã khổng lồ" dịch vụ gọi xe taxi qua ứng dụng điện thoại phải chào thua trong cuộc chiến giành thị phần trên các quốc gia lớn. Trước đấy, Uber cũng đã phải chấp nhận thất bại trước đối thủ Didi Chuxing ở thị trường Trung Quốc sau khi thiệt hại tới 2 tỷ USD để cạnh tranh với công ty này.
Mặc dù tại thị trường Mỹ, Uber đang chiếm ưu thế so với các đối thủ khác nhưng công ty đang phải đối mặt với hàng loạt những "lùm xùm" và biến cố xoay quanh cựu CEO Travis Kalanick. Thỏa thuận với Yandex được xem là một phần nỗ lực của công ty trong việc cải cải thiện doanh thu đồng thời thu hẹp khoản lỗ và giải quyết các vấn đề pháp lý.
Ông Tigran Khudaverdyan, người đứng đầu Yandex sẽ trở thành CEO của công ty mới được Uber và Yandex thành lập.Thỏa thuận được kỳ vọng sẽ hoàn tất trong 3 tháng cuối năm 2017.
Việc Uber rút khỏi thị trường Nga có thể được coi là bước mở đường tiếp theo cho những thỏa thuận tương tự như vậy của Uber tại các thị trường lớn hơn và cạnh tranh khốc liệt hơn. Các nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ về năng lực của Uber khi doanh thu của hãng trong tháng này ở các thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á liên tục giảm.
Trong 3 tháng đầu năm, Uber lỗ 708 triệu USD - một bước cải thiện so với mức 991 vào quý IV năm ngoái. Tuy nhiên, mới đây Uber thông báo với các nhà đầu tư rằng khoản lỗ của họ trong thời gian gần đây đã được thu hẹp. (NDH)
---------------------------
Sắp tới, người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam có thể gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng trong nước, theo một thông tư mà Ngân hàng Nhà nước đang đưa ra lấy ý kiến.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo hướng những người nước ngoài không cư trú nhưng sống và làm việc tại Việt Nam được gửi tiền có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
Theo quy định hiện hành tại Pháp lệnh ngoại hối người cư trú là cá nhân nước ngoài, người không cư trú không được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng VND cũng như ngoại tệ tại tổ chức tín dụng trong nước.
Do vậy theo các chuyên gia, Thông tư mới này được ban hành sẽ là bước tiến mới, giúp thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của người nước ngoài đang làm việc, sinh sống ở Việt Nam.
Theo dự thảo thông tư, các pháp nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam dưới các hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành, văn phòng hoạt động, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự tại Việt Nam gửi tiền gửi có kỳ hạn để phục vụ hoạt động của các hình thức hiện diện tại Việt Nam của người không cư trú đó.
Còn người không cư trú là cá nhân có hiện diện tại Việt Nam gồm người nước ngoài cư trú tại Việt Nam với thời hạn dưới 12 tháng; người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho văn phòng đại diện, văn phòng điều hành, văn phòng hoạt động, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định cho phép người nước ngoài gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo hạn chế các dòng vốn nóng, đầu cơ trên thị trường tiện tệ.
Điều này cũng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là người không cư trú có hiện diện tại Việt Nam.
Để gửi tiết kiệm có kỳ hạn hưởng lãi suất, khách hàng là người nước ngoài không cư trú chỉ được sử dụng tiền VND, ngoại tệ trên tài khoản thanh toán VND, tài khoản thanh toán ngoại tệ của mình.
Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định này nhằm đảm bảo phù hợp với chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và mục tiêu quản lý ngoại hối, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.(Tuoitre)
-----------------------------
Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã bán được 7,83 triệu tấn thép các loại trong 6 tháng đầu năm 2017, tăng đến 11,7% so với cùng kỳ do nhu cầu tiếp tục tăng cao.
Theo Hiệp hội thép VN (VSA), sở dĩ các doanh nghiệp tiếp tục duy trì được lượng bán hàng tốt do nhu cầu thị trường nội địa tăng trở lại, nhu cầu thép xây dựng tăng cao vì hàng loạt các dự án bất động sản, công trình dân dụng khởi công xây dựng.
Mặt khác, nhờ tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng, nhập khẩu một số mặt hàng thép đã giảm so với cùng kỳ năm 2016 như thép hình, thép thanh hợp kim và không hợp kim, thép tôn mạ..
Tuy nhiên, nhập khẩu thép cuộn không hợp kim vẫn tiếp tục đổ về rất nhiều, tăng tới 643% về lượng và tăng 700% về giá trị nhập khẩu, tương ứng gần 170.000 tấn.
Theo một cán bộ có thẩm quyền của VSA, nguyên nhân khiến nhập khẩu thép cuộn không hợp kim tăng đột biến là do sau khi Bộ Công thương áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép dài nhập khẩu ở mức 15,4% thì các doanh nghiệp nhập khẩu đã “lách” mã HS để nhập loại thép nói trên, có thuế suất nhập khẩu chỉ ở mức 3%.
Trong khi đó, xuất khẩu thép các loại đã vượt ngưỡng 2 triệu tấn, thu về 1,36 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 27% về lượng và 53% về giá trị so với cùng kỳ 2016.(Tuoitre)
Nga lên án Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại; Doanh nghiệp Pakistan lo ngại Trung Quốc; Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chính phủ vỡ nợ; Việt Nam khẳng định quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Từ nay tới cuối năm, tỷ giá sẽ biến động mạnh nhất vào lúc nào?; Kinh tế tư nhân: Chìa khóa của tăng trưởng; Có bao nhiêu vàng cất giữ tại London ?; Tổng thống Brazil cam kết thúc đẩy cải cách để khôi phục nền kinh tế
FPT sẽ thoái vốn đang nắm giữ tại FPT Retail xuống dưới 50%; Giao dịch bất động sản tại Hà Nội ổn định, TP. Hồ Chí Minh giảm nhẹ; Hơn 35.000 tấn tôn mạ màu nhập khẩu được miễn áp thuế tự vệ; Tạo môi trường cho dân tự bỏ vốn kinh doanh
Trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành con dao hai lưỡi ngay trong năm tới; Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có lãnh đạo mới; 7 tháng, ngành Hải quan xử lý 8.372 vụ buôn lậu, gian lận thương mại; Thủ tướng ra 'tối hậu thư' giải ngân vốn ODA
Xuất khẩu thủy sản có thể chạm mốc 8 tỷ USD; Nhiều cái mới trong quản lý sữa trẻ em; Cho phép người Việt đánh bạc trong nước: Thay đổi lớn của ngành du lịch; Phát hành thêm gần 15,2 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ trong tháng 7, lãi suất giảm sâu
Ấn Độ giải thích lý do hàng hóa Trung Quốc siêu rẻ; Ngừng bay, Air Mekong và Indochina Airlines vẫn nợ đầm đìa; Hơn 200 container biến mất: Xử lý nghiêm hải quan vi phạm; Bắt 1 nguyên giám đốc chi nhánh ngân hàng Agribank
44% doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vì rào cản pháp lý; Bắt giam 16 bị can ở 4 ngân hàng liên quan đại án Phạm Công Danh; Trung Quốc, Ấn Độ có thể hưởng lợi nếu Mỹ trừng phạt dầu mỏ Venezuela; Lợi nhuận của Heineken cao vượt dự báo
Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai báo lãi hơn 1.000 tỷ trong quý 2; Hà Nội chưa vay được vốn từ ADB làm đường sắt đô thị số 3; Petrolimex lãi hơn 1.100 tỉ từ xăng dầu; Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
PMI Việt Nam giảm còn 51,7 điểm trong tháng 7; “Tránh cạnh tranh bằng mọi giá, thu hút đầu tư theo kiểu giẫm đạp lên nhau”; Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ Sacombank khi cần thiết; “Ông lớn” phân phối gas của Nhật đổ hơn 1.100 tỷ mua cổ phần doanh nghiệp Việt
Giành được Trung Quốc, Didi tiếp tục "truy sát" Uber tại châu Âu và châu Phi; Châu Âu điều tra xe nâng giá kê bằng tay Việt Nam nghi “thay thế” hàng Trung Quốc; Ông “trùm” mía đường đột ngột đóng cửa hãng taxi, 80 tài xế mất việc; Nhiều bất cập trong phương án cổ phần hoá của “ông lớn” HUD
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự