tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-10-2017

  • Cập nhật : 10/10/2017

“Trò chơi vương quyền” ở đế chế 70 tỷ USD Uber

Ngoài những vấn đề khó khăn trong kinh doanh, đế chế Uber còn đang phải đối phó với cuộc chiến tranh quyền đoạt chức trong nội bộ công ty.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

 

Bắt đầu một công việc mới chưa bao giờ là dễ dàng. Đây là câu chuyện thực tế đúng với nhiều người, ngay cả là Dara Khosrowshahi – CEO mới của Uber – người đang nắm trong tay một công việc mà có lẽ không ai muốn động vào.

Chỉ trong vòng 1 tháng nhậm chức, CEO Dara đã gặp phải hàng loạt vấn đề đau đầu gồm cả việc công ty bị rút giấy phép hoạt động tại London – một trong những thị trường lớn nhất của hãng. Và ngoài ra còn có mối lo khác mang tên "trò chơi vương quyền" đang diễn ra trong nội bộ công ty.

Đầu tuần trước, CEO Dara đã gặp gỡ với các nhà chức trách London để cố gắng thuyết phục Cơ quan Giao thông London gia hạn giấy phép hoạt động mới cho công ty – vốn đã hết hiệu lực từ ngày 30/9.

Trở ngại bị cấm tại London là một trong những thử thách lớn nhất với CEO Dara cho tới thời điểm này. Ông sẽ cần phải cho thấy Uber là một công ty đã trưởng thành – một đơn vị có thể đàm phán cùng các nhà chức trách hoặc ít nhất là giúp thiết lập nên các quy định. Cách tiếp cận truyền thống của Uber là cứ thâm nhập thị trường rồi sau đó mới đàm phán với các nhà chức trách sau. Điều đó đang bắt đầu mang lại những tác dụng phụ.

Cách CEO Dara giải quyết vấn đề tại London lần này sẽ cho chúng ta biết phong cách lãnh đạo của ông. Liệu đây sẽ là người dám đương đầu hay am hiểu thị trường hay không? Cựu CEO Travis Kalanick thì chứng minh mình là người luôn tỏ ra bất cần với những tình huống như thế này. Dara sẽ cần cho thấy sự khác biệt bởi ông đang nắm trong tay trọng trách vực lại startup giá trị nhất thế giới này.

Tuy nhiên, Dara hiện đang là cái gai trong mắt Kalanick. Cựu CEO này đã bổ nhiệm 2 người mới vào hội đồng quản trị Uber – bước đi khiến Dara ngạc nhiên và rằng ông cảm thấy "thất vọng" và "bất bình thường". Kalanick làm điều này bởi hội đồng quản trị đang được thiết lập để bỏ phiếu tái cơ cấu nhằm giới hạn quyền lực của ông. 2 thành viên mới được chính ông chọn sẽ có thể trở thành đồng minh của ông.

Giống như Cersei Lannister trong series phim nổi tiếng "Game of Thrones" tìm tới Iron Bank để mong sự giúp đỡ, Kalanick đang cố gắng thiết lập đồng minh của riêng mình để duy trì quyền lực. Dara gặp phải một vấn đề lớn bởi trong khi ông ấy vẫn đang giải quyết đống hỗn độn tại London thì bước đi của Kalanick tại quê nhà đang đe dọa tới kế hoạch cải tổ công ty của ông.

Những gì Uber cần lúc này là dẹp bỏ cuộc chiến tranh quyền lực trong hội đồng quản trị, đặc biệt là giữa lúc thông tin về việc Softbank có thể đầu tư hàng tỷ USD vào đây. Nếu có Softbank trong hội đồng quản trị, Uber sẽ có nguồn lực tài chính quan trọng để đánh bại những đối thủ cạnh tranh khác.

Bất kỳ vấn đề nào liên quan tới quyền lực hoặc cạnh tranh trong hội đồng quản trị đều đe dọa tới điều này. Khả năng lãnh đạo của Dara hiện đang được thử thách. Ông sẽ cần phải cân bằng giữa các bên xung đột trong khi vẫn đảm bảo đưa công ty tiến về phía trước. (Trí Thức Trẻ)
-----------------------------

Trung Quốc bác bỏ chuyện tấn công mạng với tỉ phú lưu vong

Chính quyền Bắc Kinh vừa lên tiếng cáo buộc tỉ phú Quách Văn Quý thêu dệt những cáo buộc với chính phủ ở quê nhà, đồng thời bác bỏ chuyện tấn công mạng nhằm vào ông này.

 

ti phu quach van quy - anh: reuters

Tỉ phú Quách Văn Quý - Ảnh: REUTERS

 

Theo hãng tin Reuters, trong thông cáo của Bộ Công an Trung Quốc gửi tới hãng tin này ngày 8-10, một thông báo bằng tiếng Anh khá hiếm hoi, chính quyền Trung Quốc cho biết kết quả cuộc điều tra của họ cho thấy "không có chứng cứ nào" về việc chính phủ Trung Quốc có liên quan trong những vụ tấn công mạng bị cáo buộc đã nhằm vào tỉ phú Quách Văn Quý đang xin tị nạn chính trị tại Mỹ. 

Cùng với đó, Bộ Công an Trung Quốc cũng nói Trung Quốc đã cung cấp tới chính phủ Mỹ những chứng cứ cho thấy ông Quách Văn Quý là người đã bịa đặt ra những tài liệu giả mạo để bao biện cho việc ông xin được tị nạn chính trị tại nước này.

Bộ Công an Trung Quốc cũng nói sẽ gửi công văn chính thức yêu cầu chính quyền Mỹ điều tra về vụ việc liên quan tới tỉ phú Quách Văn Quý.

Thời gian qua ông Quách Văn Quý đã có nhiều phát ngôn bất lợi cho chính quyền Bắc Kinh trên các cơ quan truyền thông Mỹ, trong đó những tố cáo chi tiết về việc nhiều quan chức Trung Quốc đã tham nhũng ra sao.

Thông báo của Bộ Công an Trung Quốc nêu: "Những tài liệu chính thức đã bị làm giả và các thông tin sai lệch mà ông ấy (Quách Văn Quý) thêu dệt là rất nhạy cảm và vô lối".

Tuy nhiên tỉ phú Quách bác bỏ chuyện những tài liệu của ông là giả, đồng thời nói rằng thông cáo của Bộ Công an Trung Quốc không đáng tin cậy.

Thứ tư tuần trước (4-10), tổ chức nghiên cứu Hudson có trụ sở tại Washington đã dự kiến tổ chức phiên đối thoại với ông Quách, tuy nhiên sự kiện này bị hủy vào một ngày trước khi diễn ra theo kế hoạch mà không có lời giải thích.

Nếu không bị hủy, sự kiện đó sẽ diễn ra đồng thời với chuyến công tác của một phái đoàn đại biểu chính thức của Trung Quốc tới thủ đô Washington để tham dự phiên đối thoại cấp cao về vấn đề thực thi pháp luật và an ninh mạng giữa hai nước.

Viện Hudson cho biết đã phát hiện một vụ tấn công từ Thượng Hải nhằm đánh sập hệ thống truy cập trang web của tổ chức này nhiều ngày trước đó.

Trong phiên họp tuần qua với Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, ông Jeff Sessions, đã nêu ra thông tin về vụ tấn công mạng.

Theo người phát ngôn Bộ Tư pháp, phía Trung Quốc "cam kết sẽ hợp tác" trong điều tra về vụ việc.

Ông Quách Văn Quý nộp đơn xin cấp cơ chế tị nạn chính trị tại Mỹ hồi tháng 9 năm nay. Tuy nhiên tuần vừa qua, hãng luật Clark Hll PLC, công ty đại diện quyền lợi cho ông, đã từ chối giải quyết thủ tục xin tị nạn cho ông sau khi bị các hacker Trung Quốc tấn công.

Ông Thomas Ragland, luật sư của công ty Clark Hill, người đã đệ trình đơn xin cơ chế tị nạn cho ông Quách Văn Quý trước đó, xác nhận ông không còn là người đại diện quyền lợi cho tỉ phú Quách nữa, tuy nhiên không giải thích rõ lý do. (Tuoitre)
--------------------------

Đã xử lý được 45.000 tỉ đồng nợ xấu

Về xử lý nợ xấu, tính đến hết tháng 7.2017, hệ thống ngân hàng ước tính xử lý khoảng 45.000 tỉ đồng.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đến cuối tháng 9.2017, tỷ lệ nợ xấutheo báo cáo khoảng 2,9% (năm 2016 khoảng 2,6%), tập trung chủ yếu tại một số ngân hàng có năng lực tài chính và khả năng quản trị điều hành yếu, trong diện tái cơ cấu.

Về xử lý nợ xấu, tính đến hết tháng 7.2017, hệ thống ngân hàng ước tính xử lý khoảng 45.000 tỉ đồng. Trong đó nợ xấu thu hồi từ khách hàng chiếm khoảng 33,6%, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu ước khoảng 26,3% và bán nợ cho VAMC khoảng 31,7%...

Ước tính đến cuối tháng 9, số dư dự phòng rủi ro tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng, tăng khoảng 22% so với cuối năm 2016.

Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng nhận định tình hình lợi nhuận của hệ thống tổ chức tín dụng khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 47.000 tỉ đồng, tăng 39% so cùng kỳ năm 2016, chủ yếu nhờ đóng góp từ hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ.(Thanhnien)
----------------------------

Venezuela đề xuất giao dịch dầu thô bằng rúp Nga, nhân dân tệ

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vừa đề xuất các nước sản xuất dầu mỏ thảo luận về việc lập một giỏ tiền tệ để giao dịch dầu thô và các sản phẩm tinh chỉnh.

Theo Russia Today, ông Nicolas Maduro nói tại Diễn đàn Năng lượng Nga diễn ra ở Moscow trong tuần này: “Phát triển cơ chế kiểm soát thị trường dầu mỏ là điều cần thiết”. Ông Maduro cho rằng việc giới thiệu giỏ tiền tệ thay thế, trong đó có nhân dân tệ, rúp Nga và nhiều đồng tiền khác sẽ loại bỏ tác động của giao dịch kỳ hạn. Ông nhấn mạnh Venezuela đang xử lý khoản nợ với Nga và thỏa thuận giữa hãng năng lượng Nga Rosneft cùng công ty dầu quốc doanh Venezuela PDVSA đang chuẩn bị được đàm phán.

“Chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ việc trả nợ cho Nga. Nếu chúng tôi có thêm nhiều điều khoản thuận lợi để tái cấu trúc nợ, đây sẽ là kết quả của một thỏa thuận giữa hai chính phủ”, ông Maduro nói. Tổng thống Venezuela chỉ ra rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến việc đàm phán nợ với các chủ nợ Mỹ rất khó khăn.

Caracas đang lên kế hoạch đưa dầu thô đến nhiều thị trường thay thế, đề phòng trường hợp Nhà Trắng áp đặt các biện pháp trừng phạt lên dầu thô nước này. Tổng thống Venezuela cho biết: “Venezuela có kế hoạch A, B, C và nhiều kế hoạch khác. Có nhiều doanh nghiệp quốc tế quan tâm đến việc mua dầu và các sản phẩm tinh chỉnh của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cho họ các điều khoản tốt nhất”.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục