tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-12-2015

  • Cập nhật : 18/12/2015

Suýt mất 63 container gạo vì... nhẹ dạ

suyt mat 63 container gao vi... nhe da

Suýt mất 63 container gạo vì... nhẹ dạ

Doanh nghiệp này đã phải trả số tiền lớn cho các chi phí phát sinh tại cảng cũng như vận chuyển về Việt Nam…
Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cho biết: Trong năm 2015 nơi này liên tục tiếp nhận, xử lý và phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhận được thông tin chào bán, mua hàng hóa, ký kết hợp đồng giao dịch xuất nhập khẩu mang tính lừa đảo, gian lận từ một số doanh nghiệp có trụ sở tại UAE. Tổng số tiền mà Thương vụ ghi nhận và góp phần nhằm ngăn chặn, hạn chế mất mát cho doanh nghiệp lên đến gần 4 triệu USD với tám vụ việc.
Một trường hợp điển hình được Thương vụ Việt Nam tại UAE nêu ra là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo nhận được hợp đồng từ khách hàng ARABIAN DISTRIBUTOR LLC ở Dubai với trị giá 2,3 triệu USD.
Sau khi nhận được đơn hàng, doanh nghiệp này đã vận chuyển 63 container lên tàu, trị giá đơn hàng là gần 1 triệu USD và hoàn tất bộ chứng từ xuất khẩu, đồng thời xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng của Việt Nam đại diện cho người bán, nhờ họ gửi bộ chứng từ đến ngân hàng Regnum Bank để đòi tiền. Bên cạnh đó, hãng chuyển phát nhanh DHL cũng cho biết ngân hàng thanh toán Regnum Bank đã nhận được bộ chứng từ.
Tuy nhiên, đến tháng 7-2015, phía doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận được tiền thanh toán của đối tác. Trong lúc đó, theo thông tin từ phía hãng vận tải, khách hàng ARABIAN DISTRIBUTOR LLC đã liên hệ hãng tàu và cảng vụ để làm lệnh yêu cầu hãng tàu giao hàng.
Đến lúc này, doanh nghiệp mới tá hỏa và cầu cứu sự trợ giúp từ Thương vụ.
Theo Thương vụ Việt Nam tại UAE, sau rất nhiều nỗ lực của các bên và doanh nghiệp, hiện tại lô hàng 63 container gạo đã được chuyển về Việt Nam. Doanh nghiệp này đã phải trả số tiền lớn cho các chi phí phát sinh tại cảng cũng như vận chuyển về Việt Nam…
Đại sứ quán cũng đã có công điện gửi Hải quan cảng Sài Gòn và cơ quan thuế đề nghị xem xét cân nhắc việc doanh nghiệp nói trên phải đóng thuế nhập khẩu (tạm thời) 40% giá trị lô hàng theo quy định hiện hành để hạn chế các phí tổn mà doanh nghiệp phải chịu.
Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến cáo để doanh nghiệp trong nước khi làm ăn với các doanh nghiệp có trụ sở tại UAE đặc biệt lưu ý để tránh rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, phát triển thị trường, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật.
Về phương thức thanh toán, cần thương lượng với đối tác để sử dụng hình thức thư tín dụng L/C không hủy ngang hoặc bảo đảm của ngân hàng có uy tín quốc tế để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán hoặc gian lận của người mua. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Chỉ áp dụng phương thức đặt cọc khi đã biết rõ mức độ tín nhiệm và có thời gian giao dịch đủ dài với đối tác (mức đặt cọc tối thiểu 20%-30%).

Rau câu, đậu phộng da cá… sang Mỹ

Ngày 16-12, ông Trần Văn Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty Tài Tài (huyện Hóc Môn, TP.HCM), cho biết công ty đã ký kết hợp đồng hợp tác với Công ty Vietwah, đối tác chiến lược và phân phối độc quyền sản phẩm của Tài Tài tại thị trường Mỹ.

Theo ông Tài, các sản phẩm “ăn vặt” của công ty như đậu phộng muối, đậu phộng da cá, đậu phộng snack, bánh flan, rau câu… đã và đang được xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada… Đặc biệt để sản phẩm đưa vào thị trường Mỹ, công ty phải đáp ứng những tiêu chuẩn rất khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Dây chuyền, công nghệ hiện đại có quy trình kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đến thành phẩm.


Nhiều doanh nghiệp Việt đang lơ mơ phòng vệ thương mại

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức rõ biện pháp phòng vệ thương mại như là một biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thậm chí phần lớn doanh nghiệp chưa chủ động nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để tự bảo vệ mình.

Đây là thực tế được nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 16-12 ở Hà Nội.

Ông Tô Thái Ninh, Phó Trưởng phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương), cho rằng việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) là sự cạnh tranh khắc nghiệt. Theo đó, khi tham gia Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan; từ đó hàng hóa từ nước ngoài có chất lượng tốt hơn giá rẻ hơn thâm nhập thị trường, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Ngành sản xuất của Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà, khi giá hàng hóa không cạnh tranh được đồng thời cũng không xuất khẩu được.

ton thep la mat hang chiu suc ep canh tranh lon tu hang ngoai nhap

Tôn thép là mặt hàng chịu sức ép cạnh tranh lớn từ hàng ngoại nhập

Hiện nay, biện pháp truyền thống được các nước thường áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước là biện pháp thuế quan. Khi hội nhập sâu rộng, mức độ cắt giảm thuế quan càng nhanh càng mạnh thì hàng rào thuế quan không còn tác dụng. Thay vào đó là biện pháp hàng rào kỹ thuật; vậy nhưng ở Việt Nam, khi xây dựng hàng rào kỹ thuật quá cao thì hạn chế sản xuất trong nước, nếu xây dựng thấp thì các nước dễ dàng đáp ứng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phương Nam, Cục phó Cục Quản lý Cạnh tranh, cho biết trong thương mại còn ba công cụ phòng vệ thương mại cho phép các quốc gia sử dụng gồm tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá. Biện pháp phòng vệ là bảo vệ doanh nghiệp (DN) trong nước và bảo vệ DN xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, cho rằng nhiều DN chưa nhận thức rõ biện pháp phòng vệ thương mại như là một biện pháp bảo vệ các DN sản xuất trong nước. Thậm chí, nhiều DN chưa chủ động nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để tự bảo vệ mình.

Bên cạnh đó, DN chưa có phòng ban hay nhân sự chuyên trách về vấn đề phòng vệ thương mại, không đủ tiềm lực tài chính để thuê luật sư và theo đuổi vụ kiện phòng vệ thương mại.

Ngoài ra, có một số DN mang nặng tâm lý e ngại, né tránh tham gia các vụ kiện; một số hiệp hội, ngành hàng còn yếu, chưa đủ khả năng tập hợp các DN cùng khởi kiện.


Xuất khẩu gạo Japonica Nhật bất ngờ tăng mạnh

 Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo xuất khẩu cả năm ước đạt hơn 6,5 triệu tấn, trong đó gạo trắng cao cấp và gạo thơm chiếm hơn 50%.

Nguyên nhân là do những thị trường Philippines, Indonesia, Trung Quốc tăng mua.

Đáng chú ý loại gạo Japonica có nguồn gốc Nhật Bản tăng mạnh hơn 100% nhưng số lượng vẫn nhỏ (chỉ chiếm 1% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam). Đây là loại gạo VFA vừa đề xuất đưa vào danh mục các loại gạo chọn làm thương hiệu gạo quốc gia. Tuy nhiên, nhiều ý kiến không đồng ý vì đây không phải là giống gạo do Việt Nam lai tạo, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chất lượng không bằng gạo Japonica sản xuất tại Nhật.

Thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam vẫn là châu Á khi chiếm gần 74%, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập gạo Việt nhiều nhất. Ước tính năm nay xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch khoảng 1,5 triệu tấn gạo.

Theo VFA, năm 2016 vẫn sẽ là một năm khó khăn cho xuất khẩu gạo Việt Nam do nhu cầu thấp vào hai quý đầu.


Big C Việt Nam sẽ được bán với giá hơn 800 triệu USD?

Tập đoàn Casino (Pháp) chủ sở hữu thương hiệu Big C Việt Nam vừa phát đi thông cáo về việc tập đoàn này có kế hoạch bán các tài sản ở Việt Nam, Thái Lan và Comlombia để cắt giảm nợ khoảng 2 tỉ euro (tương đương 2,2 tỉ USD) vào năm 2016, chủ yếu thông qua các giao dịch bất động sản và bán lại một số tài sản không cốt lõi của tập đoàn.

tap doan casino co y dinh ban chuoi sieu thi big c tai viet nam

Tập đoàn Casino có ý định bán chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam

Hãng tin Bloomberg dẫn lời Bruno Monteyne, chuyên viên phân tích tại Sanford C. Bernstein, cho biết giá trị chuyển nhượng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của tập đoàn Casino có thể lên tới 750 triệu euro (khoảng 813 triệu USD).

Trong khi đó, khối bất động sản tại Thái Lan và Colombia mà Casino nắm giữ có thể đạt giá trị tương ứng là 550 triệu euro và 200 triệu euro. Tuy nhiên, đối tác tham gia nhận chuyển nhượng các tài sản trên không được tập đoàn Casino tiết lộ.

Casino thực hiện tái cơ cấu tài chính sau khi giá cổ phiếu của tập đoàn này giảm 40% trong năm nay do suy thoái kinh tế tại Brazil và đồng real của nước này mất giá. Trong một thông báo, tập đoàn này cho hay việc bán bớt tài sản tại khu vực Mỹ Latinh hồi tháng 7 đã thu về 1,7 tỉ euro. Khu vực này cũng đóng góp tới phân nửa doanh số bán lẻ của tập đoàn trong năm ngoái.

Nếu kế hoạch tái cơ cấu tài chính thành công, các khoản nợ của Casino có thể giảm xuống còn 3,75 tỉ euro vào cuối năm 2016, Fabienne Caron - một chuyên gia phân tích của Kepler Cheuvreux nhận đinh vào hôm thứ tư vừa rồi.

Hiện, giá cổ phiếu của Casino đã tăng 7,8% sau khi kế hoạch tái cơ cấu được thông báo. Nếu tái cơ cấu thành công, cổ phiếu của tập đoàn có thể tăng thêm 12 euro.

Chuỗi bán lẻ của tập đoàn Casino hiện có mặt tại 9 quốc gia gồm Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Tại Việt Nam, Casino sở hữu hệ thống 32 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn.

Trước đó, chuỗi siêu thị bán sĩ Metro Cash&Carry của Đức cũng được tập đoàn mẹ bán lại cho đối tác Thái Lan với giá hơn 800 triệu USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-12-2015

    Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu than đá Việt Nam
    Đề xuất phạt 150 triệu với dự án chậm giao nhà
    Vingroup giảm sở hữu cổ phần tại Triển lãm Giảng Võ
    Giá cổ phiếu thấp kỷ lục, Bầu Đức mất hơn 3.600 tỷ đồng
    Sản lượng rượu sản xuất của các DN rượu VN giảm sút

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-12-2015

    FBI đưa kẻ đội giá thuốc bị ghét nhất mạng xã hội ra tòa
    FED tăng lãi suất ảnh hưởng rất ít đến VN
    Làm ăn kiểu may rủi
    Khó cạnh tranh với “con cưng” của các bộ
    Tôm Thái Lan đối mặt nguy cơ bị tẩy chay

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-12-2015

    Tại sao Việt Nam phải đi đàm phán nhiều hiệp định FTA?
    Dòng tiền bị rút ra trong ngắn hạn, chứng khoán mất 9 điểm
    Máy biến thế xuất khẩu từ Việt Nam thoát án thuế của Úc
    "Nô lệ" chế biến thủy sản ở Thái Lan làm việc ra sao?
    Thực phẩm biến đổi gen phải ghi trên nhãn mác

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-12-2015

    S&P: Thu hút đủ vốn FDI, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc
    Đảm bảo tính chặt chẽ khi cổ phần hóa DN quy mô lớn
    Giá dầu “chạm đáy”, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam “mất” bao nhiêu?
    Dầu mỏ của Mỹ có khả năng sẽ tràn ngập thị trường quốc tế
    Gạo lậu Thái Lan đổ về Sài Gòn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-12-2015

    Cổ phần hóa Tập đoàn cao su trong năm 2016
    Phí và lệ phí sẽ minh bạch hơn từ 1/1/2017
    Đà Nẵng hủy nhiều dự án có chủ đầu tư Trung Quốc
    Sắt thép Trung Quốc vẫn “ồ ạt” tràn vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-2015

    Báo cáo Beige Book: Kinh tế Trung Quốc "suy yếu trên mọi mặt trận"
    100 tỉ USD bốc hơi cùng 90% giá trị hãng dầu thô lớn thứ năm thế giới
    Sản lượng khí tiêu thụ của PV GAS cao nhất trong 25 năm
    Châu Á có thể rơi vào tình trạng căng thẳng tín dụng sau khi Fed nâng lãi suất
    Tòa án Pháp ra lệnh triệu tập Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-12-2015

    Casino Group muốn bán Big C VN
    Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu năm
    Quản lý thị trường nộp ngân sách 400.000 đồng/vụ vi phạm
    Việt Nam buộc khai thác thêm dầu vì giá giảm?
    Tháng 12 sẽ có kết luận về vụ phân bón của Công ty Thuận Phong

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-12-2015

    Phó thống đốc: Tỷ giá kịch trần do chờ đợi quyết định của FED
    TP HCM sắp có căn hộ 'siêu nhỏ' cho thuê giá rẻ
    Thị trường châu Á sôi động sau quyết định lịch sử của FED
    Chứng khoán VN tiếp tục đà hồi phục
    Samco sản xuất 300 xe buýt chạy khí nén

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-12-2015

    Giá xăng dầu có thể giảm mạnh ngày mai
    Tập đoàn Malaysia đầu tư dự án nhiệt điện công suất lớn nhất Việt Nam
    Nợ thuế sẽ không được xếp ưu tiên thông quan
    Nga tin giá dầu mất 7 năm để phục hồi
    XK gạo có thể đạt trên 6,5 triệu tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-12-2015

    WB tài trợ 415 triệu USD nâng cao an toàn đập ở Việt Nam
    Hãng đồ hiệu Italy điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc
    Sacombank chính thức có ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Lào
    Số tỷ phú nữ trên thế giới tăng gần 7 lần trong vòng hai thập niên
    Du khách Việt Nam tiêu hơn 6.000 tỷ đồng tại Nhật trong 9 tháng đầu năm