tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-12-2015

  • Cập nhật : 17/12/2015

WB tài trợ 415 triệu USD nâng cao an toàn đập ở Việt Nam

wb tai tro 415 trieu usd nang cao an toan dap o viet nam

WB tài trợ 415 triệu USD nâng cao an toàn đập ở Việt Nam


Ngân hàng Thế giới (WB) vừa quyết định hỗ trợ khoản tín dụng trị giá 415 triệu USD để giúp Việt Nam nâng cao tính an toàn cho khoảng 450 đập thủy lợi.

Dự án này nằm trong chương trình an toàn đập quốc gia Việt Nam, dự kiến sẽ cải tạo khoảng 450 đập thủy lợi đang xuống cấp và đã có thời gian sử dụng lâu.

Theo tính toán, dự án sẽ đem lại lợi ích cho khoảng 2,7 triệu người đang sống phụ thuộc vào các đập này, chủ yếu qua việc sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp...

Bên cạnh việc cải tạo đập, dự án cũng hỗ trợ Chính phủ đảm bảo an toàn đập trên toàn hệ thống. Hoạt động này bao gồm việc đưa ra quy chuẩn kỹ thuật và quản lý, quy tắc, hướng dẫn và quy phạm áp dụng trên toàn hệ thống đập để việc an toàn đập được chuẩn hóa, minh bạch.


Hãng đồ hiệu Italy điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc

logo prada tai mot buoi trinh dien thoi trang o milan, italy, thang 2/2014 - anh: reuters

Logo Prada tại một buổi trình diễn thời trang ở Milan, Italy, tháng 2/2014 - Ảnh: Reuters


Công ty đồ hiệu Prada của Italy ngày 15/12 báo lợi nhuận quý sụt 38% do doanh số giảm mạnh tại Trung Quốc - nơi nền kinh tế đang giảm tốc tới mức gây lo ngại trên phạm vi toàn cầu.

Theo hãng tin Reuters, đồng Nhân dân tệ mất giá kể từ sau cú phá giá hồi tháng 8 năm nay cũng khiến du khách Trung Quốc đại lục không còn thoải mái mua sắm đồ hiệu ở Hồng Kông như trước.

Trong quý 3, châu Âu và Nhật Bản là hai thị trường duy nhất chứng kiến doanh số của Prada tăng trưởng, nhờ nhu cầu sắm đồ hiệu của du khách, nhưng mức tăng đạt được cũng rất khiêm tốn. Tại Mỹ, đồng USD mạnh cũng khiến lượng du khách mua hàng xa xỉ giảm sút.

“Các điều kiện thị trường vẫn đang khá phức tạp”, Giám đốc tài chính Donatello Galli của Prada, cho biết. Ông Galli nhấn mạnh sự bất ổn của các thị trường tài chính và những lo ngại về an ninh toàn cầu ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch, từ đó tác động bất lợi tới lĩnh vực đồ hiệu.

Doanh thu quý 3 của Prada giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 748 triệu Euro, tương đương 819 triệu USD. Nếu không tính đến biến động tỷ giá, doanh thu của hãng đồ hiệu này giảm 10%, trong đó doanh thu tại thị trường Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, Macau và Đài Loan giảm 26%.

Prada cho biết sẽ giảm chênh lệch giá sản phẩm giữa các thị trường để giảm bớt tình trạng du khách tìm đến các quốc gia nơi hàng Prada có giá rẻ hơn để mua.

Theo giới phân tích, chênh lệch giá là một vấn đề mà các hãng đồ hiệu cần giải quyết, vì người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn. Tuy nhiên, nếu làm điều này, các công ty hàng xa xỉ như Prada sẽ chịu sức ép suy giảm lợi nhuận bởi giá sản phẩm sẽ phải giảm xuống tại các thị trường ở châu Á vốn có tỷ suất lợi nhuận cao.

Theo ông Galli, để bảo đảm tỷ suất lợi nhuận, Prada sẽ cân nhắc đóng một số cửa hiệu trong năm tới và hạn chế số cửa hiệu mở thêm ở con số 10. Trong năm 2014, Prada có số cửa hiệu mới mở sau khi đã trừ đi số cửa hiệu đóng cửa là 54.

Lợi nhuận ròng quý 3 của Prada giảm còn 46,5 triệu Euro từ mức 74,47 triệu Euro cùng kỳ năm ngoái, tương đương giảm 38%. Giới phân tích dự báo hãng đạt lợi nhuận 77,8 triệu Euro trong quý 3.

Doanh thu mảng đồ da vốn có tỷ suất lợi nhuận cao của Prada giảm 11,6% trong quý 3. Cũng giống như nhiều thương hiệu lớn khác, Prada đang gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng ngày càng “đỏng đảnh” - những người không còn thèm muốn một sản phẩm mang tính “biểu tượng địa vị” nữa mà thay vào đó muốn có những sản phẩm độc đáo và ít bị “đụng hàng” hơn.


Sacombank chính thức có ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Lào

sacombank chinh thuc co ngan hang 100% von nuoc ngoai tai lao

Sacombank chính thức có ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Lào


Được sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương CHDCND Lào và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sacombank đã chính thức chuyển đổi Chi nhánh tại Lào thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Sacombank Lào) từ ngày 03/8/2015 - đánh dấu 1 bước phát triển mới của Sacombank tại Lào cũng như tại khu vực Đông Dương.

Như vậy, mạng lưới hoạt động của Sacombank hiện có 563 điểm giao dịch, trong đó gồm 552 Chi nhánh/ Phòng giao dịch tại 48/63 tỉnh thành tại Việt Nam; 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng 7 Chi nhánh tại Campuchia và 1 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng 2 Chi nhánh tại Lào.

Sacombank Lào với tên đầy đủ là Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn Thương Tín Lào, là ngân hàng con trực thuộc Sacombank và có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có, được thành lập theo quy định của pháp luật nước CHDCND Lào, có vốn điều lệ là 39 triệu USD.

Ngày 12/12/2008, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bằng việc khai trương Chi nhánh Lào.

Tính đến ngày 30/11/2015, Sacombank Lào có tổng Huy động đạt 1.679,96 tỷ đồng (77,571 triệu USD), tổng Dư nợ cho vay là 1.438,32 tỷ đồng (66,414 triệu USD), lợi nhuận trước thuế đạt 34,310 tỷ đồng (1,584 triệu USD) và phục vụ cho 3610 khách hàng giao dịch (trong đó có 394 KHDN và 3216 KHCN) trên địa bàn.


Số tỷ phú nữ trên thế giới tăng gần 7 lần trong vòng hai thập niên

Ngày càng nhiều tỷ phú trên thế giới là nữ giới với số lượng tăng gần 7 lần trong 20 năm qua, so với mức tăng khiêm tốn 5,2% của nam giới.

Ngày càng nhiều tỷ phú trên thế giới là nữ giới với số lượng tăng gần 7 lần trong 20 năm qua, so với mức tăng khiêm tốn 5,2% của nam giới.

Đây là kết quả nghiên cứu phối hợp thực hiện giữa Ngân hàng UBS củaThụy Sĩ và hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố ngày 15/12.

Theo nghiên cứu này, trong tổng cộng 1.347 tỷ phú trên toàn thế giới tính đến cuối năm 2014, 145 người trong số này là nữ, tăng 6,6 lần so với con số 22 người trong năm 1995. Theo đó, trị giá tài sản trung bình của một nữ tỷ phú cũng tăng gần gấp đôi, đạt 4,3 tỷ USD, cao hơn mức 4 tỷ USD của các tỷ phú nam.

Tại châu Á, số lượng nữ tỷ phú còn gia tăng ở tốc độ “chóng mặt” hơn. Năm 1995, cả châu Á chỉ có ba nữ tỷ phú. 20 năm sau, con số này đã tăng hơn 8 lần, lên 25 người.

Theo nghiên cứu trên, ít nhất 50% phụ nữ giàu nhất ở châu Á là làm giàu tự thân, đều là thế hệ giám đốc điều hành đầu tiên của công ty/tập đoàn, hưởng nền giáo dục tại châu Âu hoặc Mỹ trước khi hồi hương làm giàu.

Trong khi đó, số lượng này ở châu Âu và Mỹ lại rất ít ỏi, chỉ ở mức lần lượt 7% và 19%. Đa số các nữ tỷ phú người châu Âu và Mỹ trở nên giàu có là nhờ được hưởng thừa kế.


Du khách Việt Nam tiêu hơn 6.000 tỷ đồng tại Nhật trong 9 tháng đầu năm

du khach viet nam tieu hon 6.000 ty dong tai nhat trong 9 thang dau nam

Du khách Việt Nam tiêu hơn 6.000 tỷ đồng tại Nhật trong 9 tháng đầu năm


Nếu tính riêng tại địa bàn Nhật, với mức chi tiêu trung bình từng khách, khách Việt chi tiêu còn bạo hơn cả khách Trung Quốc hay Úc.

Một kênh truyền hình lớn của Nhật mới đây đã phát một phóng sự về những đối tượng khách du lịch xài sang nhất trên đất Nhật. Và thật ngạc nhiên đứng đầu danh sách chi tiêu mạnh tay nhất tại Nhật chính là người Việt Nam.

Số liệu thống kê mà đài truyền hình này có được cho thấy mỗi khách du lịch Việt Nam sang Nhật tiêu trung bình 23.700 yên Nhật. Nếu tính theo tỷ giá ngày 16/12 thì con số đó tương đương khoảng 44,7 triệu đồng Việt Nam.

Tổng cục du lịch Nhật ước tính trong 9 tháng đầu năm 2015, Nhật đón khoảng 139 nghìn khách du lịch Việt Nam, tốc độ tăng trưởng khách du lịch Việt Nam sang Nhật năm sau thường cao gấp rưỡi đến gấp đôi năm trước. Như vậy tổng số tiền người Việt đã chi tiêu trong các chuyến du lịch Nhật ước khoảng trên 6.200 tỷ đồng

Cũng theo thống kê đó, thì mức chi tiêu tính theo đầu khách của người Trung Quốc còn thấp hơn Việt Nam. Tại thị trường Nhật, khách Úc đứng thứ 3 về mức chi tiêu.

Tuy nhiên con số 44,3 triệu đồng Việt Nam chưa nói lên được mức chi tiêu thực tế của khách Việt Nam, theo nhiều hướng dẫn viên dày dạn kinh nghiệm trên các chuyến du lịch quốc tế

Dù kinh tế Việt Nam những năm gần đây có khó khăn nhất định, không ít số liệu kinh tế hay việc làm nhiều nơi phát đi tín hiệu tiêu cực, nhưngngười Việt vẫn chi tiền rất bạo tay cho những chuyến du lịch và mua sắm ở nước ngoài.

Nói về độ sành chơi của khách du lịch Việt Nam khi ra nước ngoài, nhiều hướng dẫn viên tại Hà Nội cho biết xưa nay thế giới chỉ biết đến khách Trung Quốc xài sang ở nước ngoài, nhưng thực chất bởi vì khách Trung Quốc đông nên số tiền họ chi tiêu tính tổng ra là nhiều chứ khách Việt tính ra chi tiêu cũng chẳng kém.

Giới hướng dẫn viên Hà Nội đến nay vẫn kháo nhau về câu chuyện một đại gia chủ doanh nghiệp ở Thanh Hóa đi Nhật mua đến hơn 1 tỷ tiền hàng trong chuyến đi 7 ngày. Vị đại gia đó đã mua đồng hồ Rolex, kim cương và rất nhiều thực phẩm chức năng mang về. Và tất nhiên, hướng dẫn viên giúp khách mua hàng được hoa hồng lại một khoản không hề nhỏ nên rất vui vẻ.

Số lượng những khách chi tiêu 300 đến 500 triệu trong các chuyến du lịch không hề ít và giờ cũng đã trở thành chuyện bình thường. Có nhiều khách du lịch đến từ các tỉnh Lào Cai, Hải Phòng, Ninh Bình thậm chí còn không biết đến thẻ tín dụng, nhưng sẵn sàng cầm vài trăm triệu bằng tiền mặt lên Hà Nội để đổi tiền mang đi du lịch.

Không chỉ mua sắm, khi sang đến thị trường Mỹ, khách du lịch còn đổ xô đến nhiều sòng bạc. Mới trong năm nay, một đại gia Ninh Bình cũng các con trai của ông khi sang đến Las Vegas đã thua bạc đến vài tỷ nhưng cũng chẳng lấy đó làm phiền lòng gì. Họ vẫn tiếp tục mua sắm tiếp tục hàng tỷ đồng. Họ nắm trong tay hàng chục cái thẻ tín dụng của rất nhiều các ngân hàng khác nhau trong nước.

Theo nhiều hướng dẫn viên du lịch bay các chuyến quốc tế, thị trường khách Việt chi tiêu nhiều tiền nhất hiện nay là Nhật, Mỹ, một số nước châu Âu và Hàn Quốc. Sở thích về thị trường du lịch của người Việt Nam cũng thay đổi khá nhiều trong những năm gần đây.

Thời điểm năm 2005 đến 2010 là thời kỳ hoàng kim của du lịch Trung Quốc, khi đó mỗi công ty du lịch mỗi năm có từ vài chục đến cả trăm tour lớn nhỏ đi Trung Quốc. Tuy nhiên từ sau năm 2010, khi khách bắt đầu chán Trung Quốc và đồng thời có một số căng thẳng về chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, khách bắt đầu chuyển sang đi Hàn Quốc.

Năm 2010 đến 2012 là thời kỳ cực thịnh của du lịch Hàn Quốc, lại đến thời kỳ người Việt đổ xô sang Hàn và mua hàng. Khoảng từ năm 2013 trở lại đây là thời kỳ lên ngôi của du lịch Nhật. Nếu như người Trung Quốc vẫn đổ xô sang Nhật bất chấp căng thẳng lãnh hải với Nhật thì khách du lịch Việt Nam đặc biệt nhạy cảm với những thông tin về quan hệ ngoại giao giữa hai nước.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-08-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-08-2015

    Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa 7 tháng đầu năm giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2014 cho thấy thị trường đã bão hòa, các nhà sản xuất sữa bột đang đối mặt với nhiều khó khăn.
    Ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc Truyền hình số vệ tinh K+ vừa cho biết, K+ đã đạt điểm hòa vốn vào tháng 6/2015, sau gần 6 năm tham gia thị trường truyền hình trả tiền, với những khoản lỗ kéo dài.
    Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản phẩm giấy nội địa tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với giấy nhập khẩu. Hiện trên thị trường giá giấy nhập khẩu đang bán với giá thấp hơn trong nước để mở rộng thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-08-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-08-2015

    Lập Ban chỉ đạo triển khai dự án sân bay Long Thành. 80% doanh nghiệp Việt thua 20% doanh nghiệp ngoại. Cổ phiếu châu Á rớt giá vì... Trung Quốc. Giá vải thiều cao nhất 60 năm, thanh long thê thảm. Tập đoàn Đại Dương thay Tổng giám đốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-08-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-08-2015

    Đề án Đặc khu kinh tế Phú Quốc sẽ được trình Quốc hội. Tín dụng tăng 7,32%. Tạm giữ tàu nghi vận chuyển lậu 200.000 lít dầu nhớt.Giá USD tự do giảm. Đánh giá tài sản dự án thép 3 tỉ USD để thanh lý.VCBS chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-08-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-08-2015

    Nợ thuế cả nước đã lên tới 74.000 tỉ đồng. Điều động 2 Cục trưởng Hải quan địa phương. Đồng Nai: 300 tỷ đồng xây cụm công nghiệp dệt may. EU thiệt hại tới 5,5 tỷ euro do lệnh cấm nông sản của Nga. Sẽ không bảo lãnh vốn cho doanh nghiệp nhà nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-08-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-08-2015

    Phát hiện 541 lỗi vi phạm ở dự án Formosa. Uber được định giá 50 tỷ USD.Ông Nguyễn Duy Hưng được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên.Xem xét tăng lương hưu.Ông Trần Lưu Quang làm bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-08-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-08-2015

    Tháng 8-2015 sẽ có nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.Sẽ cung ứng 30% lượng than sau 3 ngày khắc phục.JICA tiếp tục hỗ trợ hiện đại hóa ngành hải quan Việt Nam.IMF không cứu trợ tài chính cho Hy Lạp: Bỏ của chạy lấy người.Giá dầu giảm, Shell sa thải 6.500 công nhân

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-08-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-08-2015

    Sẽ có Luật Quản lý ngoại thương để quản nhập khẩu.MobiFone muốn vượt 100 nghìn tỷ đồng doanh thu vào 2020.Chính phủ Mỹ lại có nguy cơ đóng cửa.Người dân Myanmar giận dữ vì phóng thích 155 tù nhân Trung Quốc.Kiên Giang: 2 lãnh đạo bị xử lý, thu hồi hơn 18 tỷ đồng tham nhũng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-08-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-08-2015

    Luật không cấm Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách vay tiền.Đàm phán TPP bế tắc khi đã “98% hoàn tất”.Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2015.Xử phạt Chứng khoán Maritime Bank 260 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-08-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-08-2015

    Văn phòng Chính phủ trả lời việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sơn.Trung Quốc trao quyền lập pháp trái phép cho 'Tam Sa'.Thép mạ kẽm của VN thoát án thuế của Úc.Cho nước ngoài thuê bớt thủy phi cơ vì khó bay.Giá vàng SJC tăng dè dặt theo thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-08-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-08-2015

    Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản 7-Eleven sẽ đến Việt Nam. Bí thư Thị ủy thị trấn Lăng Cô làm hai nữ cán bộ cấp dưới mang thai xin được 'cảnh cáo'. Thủ tướng Phê chuẩn nhân sự tỉnh Ninh Bình, Sơn La.Xử lý mạnh gian lận kinh doanh xăng dầu.