tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 08-08-2016

  • Cập nhật : 08/08/2016

Hiệp định TPP khó "qua cửa" Quốc hội Mỹ

Cơ hội để Hiệp định TPP được Quốc hội Mỹ phê chuẩn trong năm 2016 này đang trở nên hết sức mong manh sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan nói rằng, sẽ không có cuộc bỏ phiếu nào ở Hạ viện trong kỳ họp “vịt què để phê chuẩn các hiệp định thương mại.
cac dai bieu giang khau hieu phan doi tpp tai dai hoi toan quoc dang dan chu cuoi thang 7 vua qua. anh reuters

Các đại biểu giăng khẩu hiệu phản đối TPP tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ cuối tháng 7 vừa qua. Ảnh Reuters

Ông Paul Ryan, đảng Cộng hòa, là Chủ tịch Hạ viện, nhân vật đứng đầu ngành lập pháp Mỹ.

Cho tới nay, mặc dù cả hai ứng cử viên tổng thống đại diện cho hai đảng Dân chủ và Cộng hòa – bà Hillary Clinton và ông Donald Trump – đều phản đối hiệp định thương mại tự do giữa 12 nền kinh tế ven bờ Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership- TPP), chính phủ của Tổng thống Barack Obama vẫn luôn cam kết sẽ “tạo bước đột phá” trong những tháng tới để thuyết phục Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát bỏ phiếu phê chuẩn hiệp định.

Trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đầu tuần này tại Nhà Trắng, ông Obama đã một lần nữa trấn an ông Lý rằng Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn hiệp định TPP trước khi ông Obama rời ghế tổng thống Mỹ vào tháng 1-2017, các quan chức chính phủ Mỹ nói với báoThe Washington Post.

Ông Obama cũng dùng chuyến viếng thăm cấp nhà nước của ông Lý Hiển Long – Singapore là 1 trong 12 nước đã ký kết TPP - để vận động công khai lần cuối cùng cho hiệp định quan trọng này. “Tôi biết cuộc đấu tranh chính trị chung quanh hiệp định tự do thương mại là hết sức khó khăn, nhất là trong một năm bầu cử… song chúng ta không thể quay lại hướng nội và đi theo chủ nghĩa bảo hộ. Chúng ta không thể quay lưng với thương mại. Trong kinh tế toàn cầu, nơi mà nền kinh tế và dây chuyền cung ứng của chúng ta đã hòa quyện sâu sắc với nhau thì điều đó là không thể”, ông Obama viết trong bài trả lời phỏng vấn nhật báoThe Straits Times(Singapore) nhân chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Lý.

Nhà Trắng coi kỳ họp “vịt què” của Quốc hội Mỹ sau cuộc tổng tuyển cử ngày 8-11 là cơ hội cuối cùng để hiệp định TPP được đưa ra biểu quyết; tuy nhiên cả ông Paul Ryan, lãnh đạo Hạ viện lẫn nghị sĩ Mitch McConnell – đảng Cộng hòa, bang Kentucky, lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện – đều cho rằng cơ hội đó rất mong manh.

Được sự hậu thuẫn của các tổ chức thương mại và công nghiệp, các quan chức Bộ Thương mại và Đại diện Thương mại Mỹ, cũng như quan chức Nhà Trắng đều nói rằng họ đang làm việc chặt chẽ với từng nghị sĩ, dân biểu quốc hội để thuyết minh về lợi ích của hiệp định, nhất là tác động của TPP đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ tại châu Á.

Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore cho rằng, thất bại của TPP sẽ là “tin cực xấu” cho nước Mỹ, vì uy tín và vị thế lãnh đạo của Mỹ tại châu Á sẽ gặp rủi ro trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. “Giờ đây, nếu người Mỹ nói, chúng tôi không còn tin vào những hiệp định thương mại như vậy nữa thì mọi người trong khu vực sẽ phải tính toán lại”, ông Lý nói với báoThe Washington Post.

Trong nội bộ đảng Dân chủ, vấn đề TPP gây tranh cãi sâu sắc. Các ứng viên Bernie Sanders và Elizabeth Warren ngay từ đầu đã phản đối mạnh mẽ với lập luận rằng TPP dành quá nhiều ưu đãi cho các tập đoàn đa quốc gia và đe dọa quyền lợi của người lao động Mỹ. Ứng cử viên Hillary Clinton trước đây ra sức ủng hộ TPP: tháng 11-2012, phát biểu tại Singapore với tư cách Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton cho rằng TPP sẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn lao động và tạo ra nhiều công việc làm có lương bổng cao hơn; đồng thời giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng nay thì bà “xoay 180 độ” để thu hút lá phiếu của những người ủng hộ ông Sanders và bà Warren, phản đối TPP quyết liệt tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ (DNC) trong tuần trước, làm cho cả những nhà phân tích chính trị lão luyện cũng phải ngạc nhiên.

Ngay cả ông Tim Kaine – Thượng nghị sĩ bang Virginia, được bà Clinton chọn làm ứng viên phó tổng thống trong liên danh đảng Dân chủ – cũng bộc lộ sự “xoay chiều 180 độ”: hồi tháng 8-2015, ông Kaine là 1 trong 13 nghị sĩ Dân chủ đứng cùng phe Cộng hòa bỏ phiếu chấp nhận trao quyền đàm phán nhanh”(fast track)hiệp định TPP cho Tổng thống Obama, nay thì ông ra sức chống lại hiệp định.

Các quan chức Nhà Trắng nói rằng, những phát biểu hùng hồn chống TPP tại DNC tuần trước chỉ là tiếng nói của thiểu số, không phản ánh lập trường của đảng Dân chủ. Họ dẫn chứng kết quả một cuộc thăm dò dư luận do đàiNBC Newsvà báoThe Wall Street Journaltổ chức đầu tháng 7 vừa qua cho thấy 60% đảng viên Dân chủ và 51% đảng viên Cộng hòa ủng hộ thương mại tự do và cho rằng mở cửa thị trường nước ngoài là điều tốt cho kinh tế Mỹ.

Đảng Cộng hòa có truyền thống ủng hộ tự do thương mại, nhưng với hiệp định TPP mà 12 nước đã kết thúc đàm phán vào tháng 10 năm ngoái, thì quan điểm của đảng này cũng bị phân hóa. Ứng cử viên tổng thống Donald Trump ngay từ đầu đã phản đối TPP dù không đưa ra được lập luận vững chắc nào. Thống đốc bang Indiana Mike Pence, trước khi được ông Trump chọn làm ứng viên phó tổng thống thì lên tiếng ủng hộ TPP rất mạnh mẽ, nhưng sau khi được chọn thì lập tức đổi giọng.

Các chính trị gia hàng đầu của đảng này thì phân vân, một mặt họ ủng hộ TPP như một chiến lược tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới và tháo gỡ các rào cản đang kìm hãm các tập đoàn kinh tế Mỹ nhưng mặt khác họ không thỏa mãn với những điều khoản của hiệp định.

Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan thậm chí còn nói rằng chính quyền Obama đã “bóp méo” một số điều khoản để làm vừa lòng đảng Dân chủ, do đó làm mất sự ủng hộ của các nghị sĩ Cộng hòa như ông. Điều khoản bị “bóp méo”, theo ông Ryan, chẳng hạn như TPP quy định giảm thời gian bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm mới từ 12 năm hiện hành ở Mỹ xuống còn 8 năm.

Vì những lẽ đó, đảng Cộng hòa sẽ đòi chính phủ Mỹ đàm phán lại một số nội dung của hiệp định – đồng nghĩa với việc hiệp định TPP sẽ chưa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn trong thời gian tới. Những nội dung đó, theo ông Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bao gồm các điều khoản liên quan tới nông nghiệp và nông sản, quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm v.v… “Họ [chính phủ Mỹ] phải sửa chữa hiệp định này, và đàm phán lại một số điều khoản nếu họ vẫn hy vọng có cơ hội thông qua nó”, ông Ryan nói và thêm rằng, ông không tin điều đó có thể xảy ra. “Tôi không thấy họ có cách nào để hiệp định được Quốc hội thông qua”.

“Đã nhìn thấy những chiếc đinh đóng vào cỗ quan tài [TPP]”, một doanh nhân Mỹ chua chát nhận xét trên báoThe Wall Street Journal. Và theo báo này, nếu TPP chưa được phê chuẩn vào những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama thì điều đó cũng chỉ là sự nối tiếp những “tiền lệ” có trong quá khứ. Tổng thống George W. Bush rời Nhà Trắng tháng 1-2009 mà chưa thông qua được các hiệp định thương mại tự do với Columbia, Panama và Hàn Quốc – công việc mà người kế nhiệm là ông Obama phải hoàn thành vào năm 2011.

Các quốc gia châu Á đón nhận “tin xấu” về TPP tại Mỹ với sự bi quan, tức giận lẫn hy vọng. Tại một hội nghị về kinh tế châu Á hôm thứ Năm 4-8, ông Tommy Koh, Đại sứ lưu động về đối ngoại của Singapore, nói rằng số phận của hiệp định TPP cho thấy bầu không khí chính trị ở Mỹ “rất độc hại”, và dường như có “nội chiến” giữa hai đảng chính trị mà đảng nào cũng đặt quyền lợi của đảng mình lên trên lợi ích quốc gia.

Trong khi đó bà Mari Pangestu, cựu Bộ trưởng Thương mại Indonesia, vẫn hy vọng TPP sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua sớm, sau khi điều chỉnh một số nội dung. Và cho dù TPP có không “lọt qua” được cửa Quốc hội Mỹ, thì theo bà Pangestu, hiệp định cũng đã có tác động tích cực tới khu vực châu Á: nhiều nước đã đẩy mạnh cải cách môi trường pháp lý và kinh doanh, chống tham nhũng, tăng cường minh bạch và đề ra nhiều giải pháp bảo hộ quyền lợi người lao động.

Và theo bà Pangestu, sự phản đối TPP ở Mỹ hầu như không làm thay đổi được quan điểm của châu Á về hiệp định này.(TBKTSG)

Dữ liệu 200 triệu người dùng Yahoo bị rao bán

Trong lúc cộng đồng mạng Việt Nam đang ngập tràn trong cảm xúc chia tay Yahoo! Messenger phiên bản “ngày xưa” thì bất ngờ thông tin của 200 triệu người dùng đang bị đem rao bán trên chợ đen.
thong tin ca nhan cua 200 trieu nguoi dung yahoo dang bi rao ban tren cho den. - nguon: softpedia

Thông tin cá nhân của 200 triệu người dùng Yahoo đang bị rao bán trên chợ đen. - Nguồn: Softpedia

Điều đáng nói, toàn bộ dữ liệu nêu trên được thu thập từ năm 2012, tức là mặc dù đã cũ nhưng khả năng thông tin người dùng Yahoo tại Việt Nam có thể nằm trong diện bị rao bán này.

Và điều đáng lo là dữ liệu này bao gồm cả thông tin đăng nhập, mật khẩu và ngày sinh của người dùng.

Lượng dữ liệu trên được rao bán trên chợ đen TheRealDeal Dark Web với giá 3 Bitcoin (gần bằng 1800 USD, tức khoảng 39,6 triệu đồng).

Nó nhanh chóng được tín nhiệm bởi người rao bán là cái tên rất quen thuộc Peace_of_Mind (Peace), hacker đứng sau nhiều vụ truy cập trái phép đã được công nhận.

Theo Softpedia, Peace đã từng rao bán thông tin cá nhân của hơn 800 triệu người sử dụng. Nhiều công ty, dịch vụ nổi tiếng từng là nạn nhân của hacker này như: LinkedIn, MySpace, Tumblr, Fling.com…

Việc đến thời điểm này, Peace mới rao bán dữ liệu đã được đánh cắp từ năm 2012 là do thương vụ Verizon mua lại Yahoo mới đây. Softpedia cho rằng hacker này quyết định rao bán bởi không rõ kế hoạch của Verizon với người dùng cũ của Yahoo là gì, họ có thể bị gạch bỏ hoặc cũng có thể sáp nhập vào một dịch vụ nào đó…

Phía Yahoo cũng đã ra thông báo: “Chúng tôi đã biết vụ việc nêu trên. Chúng tôi cam kết bảo vệ sự an toàn của thông tin người dùng và chúng tôi đang tiếp nhận nghiêm túc vụ việc này. Hiện đội ngũ an ninh của chúng tôi đang làm việc để xác minh. Yahoo nỗ lực giữ an toàn cho người dùng và khuyến khích người dùng tạo mật khẩu mạnh hoặc bỏ tất cả mật khẩu bằng cách dùng Yahoo Account Key và dùng các mật khẩu khác nhau cho các nền tảng khác nhau”.(TT)

Việt Nam lần đầu sản xuất thiết bị điện hạt nhân cho Hàn Quốc

Theo Tổng giám đốc Doosan Vina, ông Yeon In Jung, đây sẽ là cột mốc, đánh dấu bắt đầu một thời kỳ mới của nền công nghiệp Việt Nam trong việc chế tạo thiết bị điện hạt nhân mang thương hiệu “Made in VietNam.”

 


"Theo hợp đồng ký kết, Doosan Vina sẽ chế tạo và cung cấp bốn bồn chứa cho tổ máy 5 và 6 công suất 1.400MW của Nhà máy điện hạt nhân Shin Kori, Hàn Quốc. Đây là thiết bị điện hạt nhân đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam và chúng tôi tự hào khi đội ngũ kỹ sư người Việt Nam sẽ chiếm một phần của dấu mốc quan trọng này trong tiến trình phát triển của Việt Nam,” Tổng Giám đốc Doosan Vina Yeon In Jung cho biết.

Theo lãnh đạo công ty Doosan Vina, để được phép sản xuất các loại thiết bị công nghệ cao này, công ty đã phải qua một quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt và phải đáp ứng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Mỹ (ASME) - một tổ chức toàn cầu chuyên về kiểm tra và cấp chứng nhận cho các công ty muốn tham gia sản xuất thiết bị điện hạt nhân.

Doosan Vina đã được trao sáu chứng nhận ASME hạt nhân bao gồm: NPT, NA, NS, Site NPT, Site NA, Site NS vào năm 2014 và là công ty đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á được trao chứng nhận sản xuất các sản phẩm với yêu cầu cực kỳ khắt khe này.

Trước đó, tổ máy 1 và 2 của Nhà máy điện hạt nhân Shin Kori đã bắt đầu vận hành năm 2011 và 2012, tổ máy 3 đã kết nối lưới điện vào tháng 1/2016 và dự kiến, tổ máy 4 sẽ bắt đầu vận hành vào đầu năm 2017.

Doosan là một trong bốn thành viên của tổ hợp nhà thầu xây dựng tổ máy 5 & 6 của nhà máy điện hạt nhân này.(VN+)

Khách hàng chính là kẻ thất bại trong thương vụ Uber-Didi

Không chỉ loại bỏ được đối thủ cạnh tranh hàng đầu, Didi còn giành được gần như toàn bộ thị phần trên thị trường đi nhờ xe lớn nhất thế giới. Câu hỏi duy nhất còn lại hiện nay là liệu chính phủ Trung Quốc có để yên cho sự thống trị này của Didi.

Và Didi cũng tỏ ra e ngại đôi chút về vấn đề này. Ngành công nghiệp chia sẻ phương tiện đang mang tới một loạt những thách thức về chính trị và xã hội nghiêm trọng cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong danh sách những thách thức đó, chúng ta không nhận ra rằng những người sử dụng dịch vụ này sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường thiếu tính cạnh tranh.

Tại những thành phố lớn nhất của Trung Quốc, giao thông và taxi đã từng rơi vào trạng thái độc quyền và sự xuất hiện của dịch vụ đi nhờ xe đã biến đổi hoàn toàn ngành công nghiệp này. Ví dụ như Bắc Kinh giai đoạn 1994-2011, dân số của thành phố tăng từ 11 lên 20 triệu người nhưng số lượng taxi được cấp phép chỉ tăng 10% lên mức 66.000 chiếc. Và chả mấy ngạc nhiên khi những người lái xe tại Bắc Kinh được gán cho biệt danh “những người lái xe tồi tệ nhất thế giới” bởi chất lượng dịch vụ họ mang đến. Các ứng dụng gọi taxi và đi nhờ xe đã mang tới giải pháp giá rẻ và thông minh cho vấn đề này, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

cuoc dinh cong cua cac lai xe taxi trung quoc hoi dau nam

Cuộc đình công của các lái xe taxi Trung Quốc hồi đầu năm

Nhưng những cải thiện này cũng có cái giá của nó. Những cuộc đình công của lái xe taxi Trung Quốc đã tăng từ 62 vụ trong năm 2011 lên 263 vụ trong năm 2015. Tại Thâm Quyến, các tài xế taxi phàn nàn rằng dịch vụ cho đi nhờ xe đã khiến thu nhập hàng tháng của họ bị giảm đi một nửa. Cuộc đình công của họ vào tháng 1 gần như đã khiến thành phố này bất động. Hàng ngàn lái xe tại hơn 12 thành phố khác cũng đã đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình hồi đầu năm. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi xung đột lao động kết hợp với xung đột giai cấp bởi những người cung cấp dịch vụ đi nhờ xe thường có xe riêng trong khi những lái xe taxi phải thuê xe để làm việc.

Tất cả những điều này đã đặt chính phủ Trung Quốc vào một vị trí nhạy cảm. Giống như các quốc gia khác, các công ty taxi tại Trung Quốc đang cố gắng bảo vệ sự độc quyền giao thông của mình và chủ sở hữu thường là những quan chức chính phủ, quan chức địa phương. Trong hầu hết các trường hợp, họ kiếm tiền bằng các thu phí thuê xe của các tài xế. Didi và Uber đang cắt giảm nguồn thu này của họ khi sẵn sàng trợ giá cho các lái xe và người sử dụng dịch vụ, qua đó lấy đi các tài xế và khách hàng của các ông chủ địa phương. Cuộc chiến thị phần giữa 2 loại hình dịch vụ đang diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết.

Một số chính quyền địa phương đã tìm cách đàn áp những kẻ mới đến, thường là bằng cách gây ra bạo loạn. Một số khác lại tìm cách thuê những lái xe đang làm việc cho Uber hay Didi thông qua các công ty độc quyền kiểu cũ. Tuy nhiên, đối với chính quyền trung ương, phương thức tiếp cận với vấn đề trở nên đơn giản hơn: Triệt tiêu sự cạnh tranh. Giải pháp này sẽ giúp hạn chế những cuộc chiến bao cấp, xoa dịu các lái xe đang giận dữ và quan trọng nhất là tăng đòn bẩy của chính phủ.

Năm 2015, các nhà quản lý đã cho phép Didi sáp nhập với đối thủ nội địa lớn nhất của họ - Kuaidi – bất chấp những lo ngại về việc thương vụ này sẽ tác động tới người tiêu dùng. Tuần trước, các nhà lập pháp đã ban hành các quy định có hiệu lực bên cạnh luật pháp cạnh tranh thông thường. Quy định này sẽ cấm các công ty cung cấp dịch vụ đi nhờ xe không được thiết lập giá dưới mức chi phí nhằm triệu tiêu đối thủ và chiếm lĩnh thị trường. Điều này có nghĩa là chính phủ địa phương sẽ có khả năng thương thảo giá và những vấn đề khác với Didi mà không phải lo bị ai đó phá bĩnh.

Chắc chắn đây là một chiến thắng giành cho Didi. Uber và các thành phố lớn cũng có thể hưởng lợi từ thỏa thuận này. Kẻ thất bại duy nhất có lẽ chính là các khách hàng bởi họ sẽ phải đối mặt với việc chi phí cao hơn, ít lựa chọn hơn và dịch vụ tệ hơn.(NDH)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục