Giữ ổn định giá các mặt hàng xăng; Mỹ sẽ áp thuế lên thêm 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc; Trung Quốc 'bao tiêu' hơn 90% thị trường xuất khẩu quả vải Việt

Bất chấp những mối quan ngại về Brexit và nguy cơ cuộc chiến thương mại bùng phát, họ vẫn tin tưởng vào tinh thần hợp tác của thế giới doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hàng đầu của Anh bớt bi quan hơn vào tác động của Brexit. Ảnh: TTXVN
Khảo sát mới nhất của Boardroom Bellwether do ICSA và tờ Financial Times (Anh) phối hợp tiến hành cho thấy cho hay số doanh nghiệp hàng đầu của Anh bi quan vào tác động của Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), đối với kinh tế nước nhà có phần giảm bớt, mặc dù họ vẫn lo ngại về triển vọng nền kinh tế xét trên tổng thể.
Giám đốc phụ trách chính sách và nghiên cứu của ICSA, Peter Swabey, cũng thừa nhận thực tế rằng “khó tìm” được lý do nào khác thuyết phục hơn cho sự bi quan của các doanh nghiệp Anh vào nền kinh tế so với hai lý do là những khó khăn trong tiến trình đàm phán Brexit hiện nay cũng như việc không có phương án trù bị rõ ràng cho khả năng Brexit “không thỏa thuận”.
Kết quả khảo sát - được tiến hành một năm hai lần - nói trên cho thấy mặc dù vẫn có khoảng 55% số công ty nằm trong chỉ số chứng khoán FTSE 350 được hỏi cho rằng Brexit sẽ gây tác động tiêu cực tới kinh tế Anh, song tỷ lệ này giảm đáng kể so với tỷ lệ 69% cách đây một năm.
Đồng thời, 58% cho rằng Brexit sẽ không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ, trong khi khoảng 2/3 số công ty được hỏi nhận định Brexit là một rủi ro, song không phải là một rủi ro căn bản đối với họ, một phần do nhiều công ty nằm trong chỉ số FTSE 350 thường hoạt động bên ngoài nước Anh.
Bất chấp những mối quan ngại về Brexit và nguy cơ cuộc chiến thương mại bùng phát, họ vẫn tin tưởng vào tinh thần hợp tác của thế giới doanh nghiệp, và theo họ, cơ hội làm ăn kinh doanh bên ngoài nước Anh, chẳng hạn như ở EU, Mỹ và Nhật Bản, vẫn rất lớn.
Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn tỏ ra kém lạc quan vào triển vọng kinh tế nói chung. Bất chấp việc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhận được sự hỗ trợ tích cực thị trường việc làm khởi sắc và chi tiêu tiêu dùng tăng lên, song lòng tin của giới doanh nghiệp vào triển vọng của kinh tế Anh vẫn ở mức thấp, khi chỉ có 6% số công ty được hỏi cho rằng kinh tế sẽ cải thiện trong năm 2019 và có tới 55% dự báo nền kinh tế suy giảm, cao gấp hai lần tỷ lệ này hai năm trước và không thay đổi so với cách đây sáu tháng.
Mới đây, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết Thủ tướng Theresa May tin tưởng sẽ đạt thỏa thuận với EU về vấn đề Brexit. Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox tuyên bố khả năng Anh sẽ rời EU mà không đạt được thỏa thuận.
Văn phòng Thủ tướng Anh khẳng định khả năng mà Bộ trưởng Fox đề cập là rất nhỏ, song cũng cho biết chính phủ đã có những bước chuẩn bị nếu xảy ra tình huống không mong đợi này (TTXVN)
----------------------
Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì tăng vững trong tháng 7/2018 bất chấp những biện pháp thuế quan của Mỹ.
Tuy nhiên, triển vọng cho xuất khẩu của Trung Quốc cũng đã bớt tươi sáng hơn khi cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa” mà có thể dẫn tới một cuộc xung đột thương mại sẽ tác động đến thị trường tài chính toàn cầu.
Ngày 3/8, Trung Quốc đề xuất áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá 60 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump đã đưa ra đề xuất áp đặt mức thuế 25% thay vì 10% được dự kiến trước đó lên lượng hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc.
Thuế quan của Mỹ chưa tác động nhiều tới xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Bảy. Ảnh minh họa: TTXVN
Những tuyên bố ngày càng cứng rắn giữa Bắc Kinh và Washington đã làm dấy lên những lo ngại về tác động của cuộc xung đột này đối với thương mại và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khi cả hai bên đều không tỏ vẻ gì là sẽ nhượng bộ.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế nhận định rằng việc Washington áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ (có hiệu lực vào ngày 6/7) cho đến nay chưa có tác động đáng kể đến xuất khẩu của quốc gia châu Á này.
Theo ước tính trung bình từ 37 nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Bảy được dự đoán sẽ tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 11,2% trong tháng Sáu.
Nhập khẩu của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ tăng 16,2% trong tháng Bảy, so với mức tăng 14,1% của tháng Sáu. Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ những số liệu về thương mại hai chiều giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng như thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ - một điểm nhức nhối trong quan hệ thương mại song phương.
Mặc dù dự báo của tháng Bảy không cho thấy bất kỳ sự sụt giảm quá mạnh mẽ nào, các nhà kinh tế cho rằng vẫn sẽ có nhiều bất ổn đón đợi lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian tới, khi tháng Bảy mới là tháng đầu tiên những biện pháp thuế quan của Mỹ có hiệu lực.(Bnews)
----------------
Các thị trường chứng khoán (TTCK) châu Á chuyển động ngược chiều nhau trong phiên 6/8 với việc thị trường đi lên lúc đầu phiên đã bị mất đà sau đó bởi quan ngại về diễn biến thương mại Mỹ - Trung.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục "phủ bóng" lên các TTCK châu Á. Ảnh: TTXVN
Khép phiên này tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,1% xuống 22.507,32 điểm. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng tăng 0,52% lên 27.819,56 điểm, trong lúc ở Thượng Hải, chỉ số Shanghai giảm 1,3% xuống 2.705,16 điểm.
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đóng phiên này giảm 0,1%, trong lúc chứng khoán Sydney (Australia) tăng 0,6% và chứng khoán Singapore cộng 0,8%. Thị trường Manila (Philippines) và Bangkok (Thái Lan) "đi ngang", còn chứng khoán Jakarta (Indonesia) tiến hơn 1%.
Các nhà giao dịch bắt đầu phiên này với tâm lý khá tích cực, theo gót thị trường New York và châu Âu.
Mặc dù tin tức nói rằng các cuộc đối thoại không chính thức đã được tổ chức giữa Bắc Kinh và Washington nhưng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Thị trường chứng khoán Trung Quốc thế thể vẫn yếu và một cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng phát biểu rằng nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn.(TTXVN)
Giữ ổn định giá các mặt hàng xăng; Mỹ sẽ áp thuế lên thêm 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc; Trung Quốc 'bao tiêu' hơn 90% thị trường xuất khẩu quả vải Việt
Không phải chiến tranh thương mại với Mỹ, đây mới là vấn đề Trung Quốc ưu tiên hàng đầu; Tổng thống D. Trump: Trừng phạt mới của Mỹ với Iran là hà khắc nhất từ trước tới nay; Ngân hàng Trung ương Australia tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ bị buộc tội rửa tiền; "Quy chế phong toả" sẽ giúp các công ty châu Âu tránh lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran; Dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng 5,82 tỷ USD trong tháng 7
Mỹ yêu cầu WTO cho phép trừng phạt thương mại với Indonesia; Chứng khoán châu Á đi lên bất chấp căng thẳng thương mại; Trump dọa trừng phạt các đồng minh cố tình kinh doanh với Iran; Trừng phạt Iran liệu có là vũ khí Boomerang của Mỹ?
Giá ngoại tệ 'bào mòn' lợi nhuận doanh nghiệp; CEO Baidu tuyên bố đánh bại nếu Google quay lại Trung Quốc; Cơ hội cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
64 tỷ USD vốn từ World Bank cho nước đang phát triển năm 2018; Nguy cơ Brexit “không thỏa thuận” gây sức ép lớn lên đồng bảng Anh; Ông Trump tuyên bố “cao tay hơn” Trung Quốc về thương mại
7 tháng, vốn ngoại đổ vào TP.HCM tăng 70% so cùng kỳ; Nông dân trồng mía lỗ nặng; Giá hồ tiêu giảm thấp nhất hơn 10 năm qua
Hải quan thu hồi gần 1.000 tỷ đồng nợ thuế trong 7 tháng; Ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Croatia; Còn khoảng hơn 24.000 tỷ đồng tồn kho bất động sản
Mỗi tuần, Việt Nam nhập khẩu gần 2.000 xe ô tô; Mexico đã trở thành nhà xuất khẩu bia số 1 thế giới; Morgan Stanley: Làn sóng bán tháo mạnh nhất kể từ tháng 2 đang tới
Vượt mặt Trung Quốc, hàng điện gia dụng Thái Lan ồ ạt đổ vào Việt Nam; Indonesia nắm bắt cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; Dự án nghìn tỷ USD của Trung Quốc đi vào bế tắc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự