Trong lĩnh vực xe tự lái, nhiều ông lớn của ngành công nghiệp ô tô vẫn tỏ ra rất lo ngại trước sự phát triển của Google. Đó là lý do vì sao họ phải bỏ hơn 3 tỷ USD để mua lại HERE từ tay Nokia.

Dropbox, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về kho dữ liệu, đang trên đà trở thành một trong những công ty công nghệ thành công nhất...
Nhiều năm trước, cái tên Dropbox đã từng gây sửng sốt trong thế giới công nghệ khi dám thách thức các đại gia lớn như Apple, Google... Ở thời điểm đó, Drew Houston, nhà sáng lập và là Tổng giám đốc điều hành (CEO) của công ty này vẫn chưa tròn 30 tuổi.
Dropbox, nay, tiếp tục những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc cùng tham vọng và chiến lược kinh doanh táo bạo của ông chủ 32 tuổi.
Dropbox, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về kho dữ liệu, đang trên đà đạt mức doanh thu 300 triệu USD trong năm nay và trở thành một trong những công ty công nghệ thành công nhất từ trước đến nay.
Thế nhưng, khi một công ty tăng trưởng với tốc độ siêu nhanh, những đối thủ khác cũng sẽ cố chạy đua để giành lấy phần miếng bánh thị phần trên thị trường công nghệ.
Dropbox hiện đang cạnh tranh về kho lưu trữ với các đại gia công nghệ lớn như Microsoft, Google và Amazon. Drew Houston - CEO của Dropbox biết điều này và biết cách ứng phó trong cuộc chiến này.
“Chúng tôi cạnh tranh với từng công ty lớn trên thế giới và tất cả họ đang muốn tấn công chúng tôi”, Drew Houston nói.
Nhìn lại chặng đường đã qua của Dropbox, nhiều người tin vào lời khẳng định của vị CEO này và tin tưởng Dropbox sẽ tiếp tục dấn bước trên thị trường công nghệ.
Drew Houston bắt đầu công việc kinh doanh từ năm 20 tuổi. Hiện tại, ứng dụng Dropbox là một trong những công ty cung ứng dịch vụ lưu trữ trực tuyến tốt nhất thế giới.
Chỉ với 15.000 USD tiền vốn hỗ trợ ban đầu, công ty công nghệ Dropbox hiện được ước tính giá trị ở mức gần 10 tỷ USD chỉ sau 8 năm hoạt động.
Theo ước tính của Tạp chí Forbes (Mỹ), Drew Houston - người đồng sáng lập và hiện là CEO của Dropbox - đang nắm giữ 15% cổ phần tại công ty này.
Nhiều ý kiến cho rằng, lĩnh vực này đang ở trong cuộc đua về 0 khi các công ty tìm cách cắt giảm giá bán và cung cấp kho dữ liệu lớn hơn.
Dù vậy, Tạp chí Forbes cho rằng Dropbox đang tăng trưởng lành mạnh. Chỉ trong khoảng 2 năm, Dropbox đã tăng trưởng lên mức gần với các công ty đối thủ như Syncplicity và Egnyte.
Sự tăng trưởng của Dropbox rất ấn tượng. Kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 2007, công ty này đã có thêm 300 triệu người dùng mới trên khắp 200 đất nước khác nhau.
Nhờ đó, Dropbox trở thành câu chuyện khởi nghiệp “hot” nhất ở thung lũng Silicon.
Năm 2012, Dropbox đạt được số lượng người dùng là 100 triệu, con số này tăng lên 300 triệu vào năm 2015. Đây là tốc độ tăng trưởng chóng mặt mà chưa hãng công nghệ nào đạt được.
Dù đã phát triển mạnh như vậy, Dropbox đang ở một giai đoạn chuyển đổi rất lớn. Quý 4/2013, Dropbox đã tuyển dụng khoảng 200 người mới, tập trung vào bộ phận kinh doanh và mở thêm nhiều văn phòng ở nước ngoài.
Chiến lược kinh doanh mới được áp dụng với việc đặt mục tiêu định mức rất cao.
Kết quả là, Dropbox đã ký thêm được nhiều hợp đồng với các khách hàng doanh nghiệp lớn như Under Armour, News Corp, Hyatt và Yahoo.
Để có đủ sức mạnh cho cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực công nghệ, đầu năm nay, Dropbox đã quyết định mua lại CloudOn, một hãng chuyên cung cấp giải pháp biên tập và chỉnh sửa tài liệu trên thiết bị di động.
Thương vụ này mang lại cho Dropbox khoảng 30 kĩ sư của CloudOn cũng như một trung tâm nghiên cứu về phần mềm tại Herzliya, Israel. Đây là điều mà công ty cần trong chiến lược mở rộng quy mô ra toàn thế giới.
Động thái này cũng sẽ giúp việc biên tập tài liệu trực tiếp trên Dropbox dần dần trở thành hiện thực, tương tự như những gì bạn có thể làm với OneDrive, iCloud hay Google Drive. Giá trị của thương vụ không được tiết lộ.
Trước đây, CloudOn từng cung cấp một ứng dụng chạy trên iPad để mang lại trải nghiệm Microsoft Office đầy đủ cho người dùng. iPad chỉ đóng vai trò như thiết bị nhận hình ảnh và tương tác từ phía người dùng, còn giao diện, các thao tác xử lý... đều được thực hiện trên máy chủ CloudOn.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Trong lĩnh vực xe tự lái, nhiều ông lớn của ngành công nghiệp ô tô vẫn tỏ ra rất lo ngại trước sự phát triển của Google. Đó là lý do vì sao họ phải bỏ hơn 3 tỷ USD để mua lại HERE từ tay Nokia.
Sáng nay 19/8, UBND tỉnh Bình Dương đã họp báo công bố kết luận thanh tra Công ty CP Đại Nam. Theo đó, ngoài một số sai phạm được nêu ra, công ty này còn phải nộp hơn 99 tỷ đồng tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt.
Những startup này đều trên bờ vực thất bại, ngàn cân treo sợi tóc.
Hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn ga gối đệm là Everpia Việt Nam và Kymdan có doanh thu tương đương nhưng lợi nhuận lại cách biệt khá lớn.
Sau khi Chủ tịch HĐQT Cao Sỹ Kiêm từ nhiệm, DongA Bank tạm thời không có Chủ tịch HĐQT. Ông Trần Phương Bình là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Không hiểu vô tình hay hay cố ý, đại hội đồng cổ đông của hai ngân hàng Đông Á và Eximbank sau thời gian dài bị hoãn lùi xa mùa đại hội đồng cổ đông lại diễn ra cùng ngày, cùng thời gian và cùng ở Trung tâm hội nghị White Palace.
UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, đang gấp rút triển khai kế hoạch để các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường kinh doanh tại Liên bang Nga và phát triển những mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam tại Liên bang Nga.
Doanh nghệp Nhật Bản cho biết, muốn đăng ký sản phẩm nhập khẩu chế biến ở Việt Nam phải mất 250 USD, trong khi quy định lệ phí chỉ có 8 USD.
Dù 71% hài lòng với cải cách thủ tục gần đây, song doanh nghiệp cho biết tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu chưa được xoá sổ hoàn toàn.
Giới kinh doanh vàng có tiếng tại TP.HCM đều tỏ ra nghi ngờ trước thông tin một nhà đầu tư vàng kiếm lời 10 tỉ đồng chỉ trong ngày 12.8.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự