tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 15-10-2015

  • Cập nhật : 15/10/2015

Philippines ủng hộ Mỹ đưa tàu áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc

 Trước thông tin Hải quân Mỹ dự định đưa tàu áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, giới chức Philippines ngày 13/10 đã lên tiếng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ.

hanh dong xay dung dao nhan tao cua trung quoc tren bien dong bi quoc te len an manh me (anh: afp)

Hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông bị quốc tế lên án mạnh mẽ (Ảnh: AFP)

Trong thông cáo được phát đi, Bộ ngoại giao Philippines khẳng định việc đưa tàu Hải quân Mỹ vào trong phạm vi 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trong quần đảo Trường Sa “là phù hợp với luật pháp quốc tế và trật tự trên cơ sở luật pháp trong khu vực”.

Trước đó, tờ Navy Times của Mỹ hồi tuần trước đưa tin Hải quân nước này có thể sớm được phê chuẩn thực hiện nhiệm vụ gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Động thái này sẽ củng cố thêm lập trường của Washington rằng các đảo nhân tạo được Trung Quốc xây dựng phi pháp không cấu thành vùng chủ quyền, hay một vụ việc pháp lý theo luật pháp quốc tế, tờ báo viết.

Bộ ngoại giao Philippines tin rằng “việc không thể thách thức những tuyên bố chủ quyền sai trái sẽ làm suy yếu trật tự này và dẫn tới việc Trung Quốc có kết luận sai lầm rằng các tuyên bố chủ quyền của họ được chấp nhận như việc đã rồi”.

“Điều quan trọng cộng đồng quốc tế cần làm đó là bảo vệ tự do đi lại trên biển và trên không tại Biển Đông. Đây là vấn đề được tất cả các nước rất quan tâm”, thông cáo viết.

Washington đến nay vẫn khẳng định chính sách không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền, tuy nhiên tuyên bố việc đảm bảo tự do đi lại trên biển và trên không, cũng như tìm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột là lợi ích quốc gia của Mỹ.


Mỹ từ chối tiếp phái đoàn do Thủ tướng Nga Medvedev dẫn đầu

my tu choi tiep phai doan do thu tuong nga medvedev dan dau

Mỹ từ chối tiếp phái đoàn do Thủ tướng Nga Medvedev dẫn đầu

Mỹ đã từ chối cử một phái đoàn quân sự cấp cao tới Moskva theo đề xuất của Nga để thảo luận khả năng phối hợp sâu rộng hơn trong cuộc chiến tại Syria.

Tràn tin Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: "Washington tuyên bố rằng họ không thể tiếp nhận phái đoàn Nga do Thủ tướng Dmitry Medvedev dẫn đầu, người có kế hoạch thảo luận khả năng phối hợp trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố".


"Chúng tôi đã được (Mỹ) trả lời rằng họ không thể gửi phái đoàn (Mỹ) đến Matxcơva và cũng không thể tiếp phái đoàn (Nga) ở Washington", ngoại trưởng Lavrov nói trong lời phát biểu tại Duma Quốc gia.

Ý tưởng gửi một phái đoàn cấp cao đến Mỹ đã được Tổng thống Nga  Vladimir Putin đưa ra. Ông dự định bổ nhiệm người đứng đầu phái đoàn là thủ tướng Dmitry Medvedev nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng mà Nga dành cho cuộc khủng hoảng Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khiến châu Á và Mỹ xích lại gần nhau

Hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia châu Á thêm chặt chẽ - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhận định.
duong bang phi phap trung quoc xay dung tren da chu thap - anh: afp

Đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập - Ảnh: AFP

Bloomberg dẫn phát biểu của ông Carter hôm 13.10 nói rằng Biển Đông đã giúp Mỹ tăng cường tương tác với các quốc gia châu Á. Ông dẫn ví dụ: Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và Nhật là những nước đã tăng cường hợp tác trong thời gian qua với Mỹ, nhận định rằng các quốc gia này hành động vì “trật tự được xây dựng trên nền tảng luật pháp ở Đông Á”.
Tuyên bố của ông Carter được đưa ra sau cuộc họp 2 ngày tại Boston (Mỹ) giữa các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao Mỹ và 2 người đồng cấp Úc.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishopat tuyên bố: “Chúng tôi cũng cùng quan điểm với Mỹ trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên không hành động đơn phương, không hành động theo chiều hướng làm leo thang căng thẳng, mà hành động dựa trên nguyên tắc tôn trọng tự do hàng hải, tự do hàng không”.
Còn ông Carter một lần nữa nhấn mạnh: “Mỹ sẽ đưa máy bay, tàu thuyền vào hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép như chúng tôi vẫn đang làm trên khắp thế giới. Biển Đông không phải và sẽ không bao giờ là ngoại lệ”.

Ngày 13.10, Phát ngôn viên Hải quân Mỹ Timothy Hawkins cho hay 1 khu trục hạm lớp Arleigh-Burke của Hải quân Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông, rất có thể sẵn sàng nhận lệnh đi vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc xây ở Biển Đông. Trong ảnh: khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông ngày 24.9, xa xa là 1 tàu hộ vệ lớp Giang Hồ V của Trung Quốc bám theo - Ảnh: Hải quân Mỹ

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, chính quyền nước này đang chuẩn bị cho kế hoạch đưa tàu chiến và tàu dân sự xuyên qua khu vực 12 hải lý (khoảng 19 km) xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Mỹ và cộng đồng quốc tế đều không công nhận chủ quyền phi pháp của Trung Quốc cũng như giới hạn 19 km mà Trung Quốc đơn phương áp đặt xung quanh các đảo nhân tạo này

Việt Nam dự cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc-ASEAN

Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, sáng 14/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã rời Hà Nội đi tham dự Cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Hương Sơn từ ngày 14-18/10 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
bo truong quoc phong phung quang thanh. (anh: trong duc/ttxvn)

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Tham gia đoàn có Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng; Trung tướng Vũ Văn Hiển, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Ngô Quang Liên, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng./.


Ấn-Mỹ-Nhật bắt đầu cuộc tập trận chung Malabar trên vịnh Bengal

Theo Kyodo, ngày 14/10, các lực lượng hải quân Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung mang tên Malabar trên Vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương - khu vực Trung Quốc đang tăng cường hiện diện.
 

(nguon: indianexpress.com)

(Nguồn: indianexpress.com)

Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) đã cử tàu khu trục Fuyuzuki tham gia một loạt nội dung diễn tập trên Vịnh Bengal, kéo dài từ ngày 14-19/10, nhằm củng cố năng lực chống tàu ngầm cũng như triển khai khoa mục huấn luyện cứu trợ và nhiều hoạt động khác.

Trong khi đó, giới truyền thông đưa tin các tàu chiến của Ấn Độ và tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ cũng tham gia cuộc tập trận này.

Đây là lần thứ 4 kể từ năm 2014, Nhật Bản tham gia các hoạt động huấn luyện của Malabar trên các vùng biển gần quốc gia Đông Bắc Á này, và cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2007, MSDF tham gia tập trậntrên Ấn Độ Dương./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục