Xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm 2019 đạt 12,19 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 1,06 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước; thu về 409,02 triệu USD, giảm 12,6%; giá xuất khẩu trung bình đạt 385 USD/tấn, tăng 7,9%.
Riêng tháng 5/2019 đạt 145.857 tấn tương đương 58,03 triệu USD, giảm 39,3% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 4/2019; so với tháng 5/2018 cũng giảm 34,7% về lượng và giảm 42% về kim ngạch.
Riêng mặt hàng sắn lát chiếm 20,5% trong tổng lượng và chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 217.616 tấn, tương đương 44,28 triệu USD, giảm 58,2% về lượng và giảm 59,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc chiếm 88,5% trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 939.888 tấn, tương đương 362,68 triệu USD, giảm 19,1% về lượng và giảm 11,2% về kim ngạch so với cùng kỳ; tuy nhiên giá xuất khẩu sang thị trường này tăng 9,8%, đạt trung bình 385,9 USD/tấn; riêng tháng 5/2019 xuất sang Trung Quốc giảm mạnh 43% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 4/2019; so với tháng 5/2018 cũng giảm 32,3% về lượng và giảm 40,1% về kim ngạch.
Ngoài thị trường chủ đạo Trung Quốc, thì sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam còn xuất sang Hàn Quốc 44.216 tấn, tương đương 12,84 triệu USD, tăng 1,8% về lượng và tăng 9,5% về kim ngạch so với cùng kỳ; xuất sang thị trường Đông Nam Á 28.107 tấn, tương đương 12,21 triệu USD, giảm 25,6% về lượng và giảm 30% về kim ngạch; Đài Loan 12.802 tấn, tương đương 5,81 triệu USD, giảm 26,3% về lượng và giảm 30,6% về kim ngạch; sang Nhật Bản 6.042 tấn, tương đương 1,42 triệu USD, giảm 41% cả về lượng và kim ngạch.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc giảm do nhu cầu giảm. Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách dự trữ ngô, làm giảm nhu cầu tiêu thụ sắn. Dự báo thời gian tới, xuất khẩu tiếp tục ở mức thấp. Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc có thể tăng trở lại sau khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu lên 25% với gói hàng hóa trị giá 60 tỷ USD của Mỹ khiến nguồn cung cồn nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, để giảm áp lực thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng chính sách giảm giá đồng nhân dân tệ, điều này gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết xuất khẩu tinh bột sắn giảm mạnh. Nguồn cung và chất lượng sắn củ tươi giảm mạnh nên hầu hết nhà máy chế biến tinh bột sắn đã tạm ngưng sản xuất, khiến nguồn cung xuất khẩu khan hiếm, đồng thời giá xuất khẩu đang giảm mạnh nên doanh nghiệp cũng có xu hướng gom hàng, tạm ngưng xuất khẩu. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu.
Từ sau ngày 1/4/2019, Trung Quốc giảm thuế VAT với hàng hóa nhập khẩu chính ngạch xuống còn 13% khiến giá hàng hóa xuất qua khu vực biên mậu trở nên kém cạnh tranh hơn. Ngoài ra, các nhà máy cám cá trong nước đang tăng mạnh thu mua sắn lát nên các doanh nghiệp Việt Nam không vội ký hợp đồng xuất khẩu sang Trung Quốc do giá thấp.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự đoán xuất khẩu tinh bột sắn vẫn thấp đến hết quý II/2019. Hiện đang mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng tinh bột sắn cho sản xuất thực phẩm tại Trung Quốc giảm mạnh. Tuy nhiên, lượng tồn kho của các nhà máy Việt Nam vụ 2018 - 2019 không còn nhiều, do đó sẽ không có hiện tượng dư cung cho tới vụ mới 2019 - 2020.
Trong khi đó, mức thuế VAT sản phẩm sắn tại Trung Quốc giảm sẽ thúc đẩy xuất nhập khẩu chính ngạch qua các cảng biển Trung Quốc và buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tinh bột sắn qua đường biên mậu phải điều chỉnh giá phù hợp, hiện các doanh nghiệp kinh doanh sắn lát Việt Nam đang chờ thủ tục đăng ký danh sách xuất khẩu sang Trung Quốc.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 5 tháng đầu năm 2019
Thị trường | 5T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Sắn và các sản phẩm từ sắn | 1.062.280 | 409.015.044 | -18,99 | -12,63 |
Sắn | 217.616 | 44.276.072 | -58,16 | -59,68 |
Trung Quốc đại lục | 939.888 | 362.680.175 | -19,06 | -11,16 |
Hàn Quốc | 44.216 | 12.844.990 | 1,83 | 9,53 |
Đông Nam Á | 28.107 | 12.208.166 | -25,62 | -29,96 |
Philippines | 15.151 | 6.491.190 | -20,21 | -23,55 |
Malaysia | 12.956 | 5.716.976 | -31,09 | -36,05 |
Đài Loan (TQ) | 12.802 | 5.813.174 | -26,32 | -30,55 |
Nhật Bản | 6.042 | 1.420.771 | -40,38 | -41,62 |
Pakistan | 209 | 122.083 |
|
|
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm 2019 đạt 12,19 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 2 thị trường tăng kim ngạch là Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.
5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Sau khi sụt giảm ở tháng 4/2019, sang tháng 5/2019 xuất khẩu cao su đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,7%; 3,1% đạt 77,4 nghìn tấn, trị giá 111,7 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hy Lạp trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 111,84 triệu USD, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm 2018.
Về kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng vượt bậc, gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua (từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên hơn 4,6 tỷ USD năm 2018). Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Italy tại ASEAN và ngược lại, Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU.
Kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao (7/1/1972), phát triển thành đối tác chiến lược (7/2007) và trở thành đối tác chiến lược toàn diện (9/2016), thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ từng bước khởi sắc. Hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã và đang xây dựng, đổi mới, hoàn thiện theo hướng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép 5 tháng đầu năm 2019 đạt 7,11 tỷ USD tăng 13,9% so với 5 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 5/2019 đạt 1,71 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng 4/2019 và tăng 11,9% so với tháng 5/2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự