Sau khi sụt giảm ở tháng 4/2019, sang tháng 5/2019 xuất khẩu cao su đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,7%; 3,1% đạt 77,4 nghìn tấn, trị giá 111,7 triệu USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, lượng phân bón nhập về trên 1,7 triệu tấn, trị giá 488 trệu USD, giảm 4,8% về lượng và giảm 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, xuất khẩu phân bón đạt 462,14 nghìn tấn, trị giá 667,37 triệu USD, giảm 30,8% về lượng và 31,9% về trị giá.
Như vậy, kết thúc tháng 5/2019, cả nước đã nhập siêu trên 1,4 triệu tấn phân bón các loại giảm 9,3% so với cùng kỳ với trị giá 398 triệu USD.
Với vị trí và khoảng cách địa lý không xa và thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa, Trung Quốc trở thành nguồn cung chính phân bón cho Việt Nam, chiếm 35,68% tổng lượng phân bón nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2019, đạt 614,7 nghìn tấn, trị giá 155,13 triệu USD, tăng 8,09% về lượng và 5,28% về trị giá, giá nhập bình quân 252,38 USD/tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ 2018. Tính riêng tháng 5/2019, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc đạt 145,68 nghìn tấn, trị giá 37,65 triệu USD, giảm 1,09% về lượng nhưng tăng 0,69% trị giá, giá nhập bình quân 258,47 USD/tấn so với tháng 4/2019.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Indonesia đạt 151,81 nghìn tấn, trị giá 43,43 triệu USD, giá nhập bình quân 286,08 USD/tấn, tăng gấp 3,6 lần (tương ứng 262,24%) về lượng và gấp hơn 3,6 lần (tương ứng 259,01%) về trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 286,08 USD/tấn, giảm 0,89% - đây cũng là một trong những thị trường có mức độ tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2019.
Riêng tháng 5/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Indonesia 35,76 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 9,85 triệu USD, giá nhập bình quân 275,52 USD/tấn, giảm 48,99% về lượng và giảm 48,85% trị giá, giá bình quân tăng 0,28% so với tháng 4/2019.
Kế đến là thị trường Nga, Malaysia và Nhật Bản với lượng nhập đạt lần lượt 127,93 nghìn tấn; 106,44 nghìn tấn và 103,93 nghìn tấn.
Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác nữa như: Nhật Bản, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc….
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay lượng phân bón nhập về từ các thị trường hầu hết đều suy giảm, số thị trường này chiếm tới 56%. Trong đó, phải kể đến các thị trường như Canada, Nga và Mỹ đều giảm mạnh, giảm tương ứng 41,04%; 57,99% và 32,51% chỉ với 58,4 nghìn tấn; 127,9 nghìn tấn và 2,7 nghìn tấn. Ở chiều ngược lại, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu phân bón từ các thị trường Thái Lan và Indonesia. Theo đó, Thái Lan tăng gấp 3,8 lần (tương ứng 279,22%) về lượng và gấp 2,9 lần về trị giá (tương ứng 191,43%) so với cùng kỳ, đạt 32,2 nghìn tấn, trị giá trên 8 triệu USD.
Thị trường cung cấp phân bón 5 tháng 2019
Thị trường | 5T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 614.702 | 155.137.438 | 8,09 | 5,28 |
Indonesia | 151.816 | 43.432.171 | 262,24 | 259,01 |
Nga | 127.931 | 43.822.538 | -57,99 | -52,4 |
Malaysia | 106.442 | 30.204.647 | 24,67 | 26,35 |
Nhật Bản | 103.935 | 12.220.760 | 0,19 | -4,01 |
Belarus | 98.874 | 30.903.382 | -18,88 | -7,24 |
Israel | 85.457 | 29.096.571 | -3,14 | 5,56 |
Lào | 78.601 | 20.493.323 | 12,76 | 26,51 |
Canada | 58.405 | 19.287.279 | -41,04 | -32,98 |
Đài Loan | 38.940 | 5.758.618 | -25,33 | -25,13 |
Thái Lan | 32.291 | 8.083.212 | 279,22 | 191,43 |
Hàn Quốc | 31.429 | 14.955.660 | -34,48 | -24,91 |
Philippines | 22.760 | 9.308.311 | 43,87 | 66,65 |
Bỉ | 22.175 | 5.866.670 | -16,31 | -37,16 |
Na Uy | 14.685 | 6.311.228 | -16,05 | -13,23 |
Đức | 3.437 | 1.785.061 | -84,32 | -78,01 |
Mỹ | 2.757 | 3.088.142 | -32,51 | -52,32 |
Ấn Độ | 1.299 | 2.201.262 | 38,93 | 24,88 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn: VITIC
Sau khi sụt giảm ở tháng 4/2019, sang tháng 5/2019 xuất khẩu cao su đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,7%; 3,1% đạt 77,4 nghìn tấn, trị giá 111,7 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 1,06 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước; thu về 409,02 triệu USD, giảm 12,6%; giá xuất khẩu trung bình đạt 385 USD/tấn, tăng 7,9%.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hy Lạp trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 111,84 triệu USD, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm 2018.
Về kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng vượt bậc, gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua (từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên hơn 4,6 tỷ USD năm 2018). Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Italy tại ASEAN và ngược lại, Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU.
Kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao (7/1/1972), phát triển thành đối tác chiến lược (7/2007) và trở thành đối tác chiến lược toàn diện (9/2016), thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ từng bước khởi sắc. Hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã và đang xây dựng, đổi mới, hoàn thiện theo hướng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép 5 tháng đầu năm 2019 đạt 7,11 tỷ USD tăng 13,9% so với 5 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 5/2019 đạt 1,71 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng 4/2019 và tăng 11,9% so với tháng 5/2018.
Việt Nam và Liên bang Nga đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Liên bang Nga chiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, cà phê... của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nga quan tâm sử dụng.
Tình từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Malaysia trên 3 tỷ USD, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng đột biến, gấp gần 30lần so với cùng kỳ năm trước.
Mexico là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh sau Brazil. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự