Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 2 thị trường tăng kim ngạch là Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 5/2019 đạt 902,1 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 4/2019 và tăng 23,9% so với tháng 5/2018; nâng kim ngạch cả 5 tháng đầu năm 2019 lên gần 4,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, riêng sản phẩm gỗ chiếm 70,1%, đạt gần 2,82 tỷ USD, tăng 19,8%.
Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ - thị trường hàng đầu tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,84 tỷ USD, chiếm 45,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Nhật Bản đứng thứ 2 thị trường, với 525,56 triệu USD, chiếm 13,1%, tăng 19,7%; tiếp sau đó là một số thị trường cũng đạt kim ngạch cao trên 100 triệu USD như: Trung Quốc đạt 469,77 triệu USD, chiếm 11,7%, tăng 1,9%; EU đạt 379,75 triệu USD, chiếm 9,5%, tăng 12,7%; Hàn Quốc đạt 347,27 triệu USD, chiếm 8,6%, giảm 7,2%; Anh đạt 134,92 triệu USD, chiếm 3,4%, tăng 12,5%.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 5 tháng đầu năm nay sang đa số các thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, nổi bật nhất là xuất khẩu sang thị trường Áo tuy chỉ đạt 0,81 triệu USD, nhưng tăng rất mạnh 186,9% so với cùng kỳ; Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở thị trường Saudi Arabia tăng 57,1%, đạt 17,36 triệu USD; Bồ Đào Nha tăng 56,5%, đạt 1,93 triệu USD; Ba Lan tăng 40,9%, đạt 10,75 triệu USD; Hy Lạp tăng 39,1%, đạt 2,89 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh nhất 81,7%, đạt 1,35 triệu USD; Phần Lan giảm 48,4%, đạt 0,5 triệu USD; Campuchia giảm 42,6%, đạt 2,84 triệu USD.
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam ngày càng tăng nhờ năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và lợi thế từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Mỹ là thị trường quan trọng bậc nhất của ngành chế biến gỗ Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Năm 2018, xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ chiếm khoảng 42% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Sự tăng trưởng xuất khẩu này do năng lực sản xuất của Việt Nam đã tăng lên, nhiều nhà máy công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã được xây dựng trong nhiều năm qua và đi vào hoạt động.
Quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp nhằm kéo dài chu kỳ kinh doanh và nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng, với quy mô khoảng 3,5 triệu ha đang cho sản lượng tăng nhanh. Năm 2018, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đã đảm bảo khoảng 36 triệu m3 cho ngành chế biến gỗ.
Không chỉ là thị trường chủ lực xuất khẩu, Mỹ còn là nhà cung cấp gỗ nguyên liệu số 1 cho Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập từ Mỹ 138 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, với lượng gỗ nguyên liệu quy tròn trên 420.620 m3 gỗ quy tròn, tăng 24,9% về giá trị và 19% về lượng so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2018, Việt Nam nhập từ Mỹ hơn 310 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, với lượng gỗ nguyên liệu quy tròn gần 971.000 m3, tăng 17% về lượng và giá trị so với năm 2017.
Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên liệu gỗ mà Việt Nam không có lợi thế, nhất là gỗ cứng như sồi, thông, óc chó... để làm ra sản phẩm phù hợp thị hiếu của các khu nhà nghỉ, khách sạn cao cấp, ngành công nghiệp chế biến gỗ phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, mục tiêu xuất khẩu đến năm 2025 đạt khoảng 20 tỷ USD và gỗ sử dụng trong ngành sản xuất chế biến phải là gỗ hợp pháp. Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ 2 khu vực Châu Á.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2019
Thị trường | T5/2019 | +/- so tháng T4/2019 (%) | 5T/2019 | +/- so cùng kỳ năm trước (%) |
Tổng kim ngạch XK | 902,101,148 | 5.18 | 4,017,317,750 | 19.05 |
Riêng sản phẩm gỗ | 614,949,953 | 5.66 | 2,816,081,956 | 19.78 |
Mỹ | 423,700,895 | 9.71 | 1,839,032,354 | 34.98 |
Nhật Bản | 111,214,045 | 2.92 | 525,564,295 | 19.67 |
Trung Quốc đại lục | 110,473,444 | -8.05 | 469,765,114 | 1.87 |
EU | 66,406,544 | -12.88 | 379,750,565 | 12.73 |
Hàn Quốc | 79,114,093 | 17.06 | 347,274,845 | -7.19 |
Anh | 26,917,797 | -12.64 | 134,923,601 | 12.47 |
Canada | 15,099,658 | 21 | 64,913,293 | 2.03 |
Đức | 7,762,613 | -26.03 | 57,876,230 | 22.74 |
Australia | 10,694,071 | -6.98 | 55,660,051 | -16.63 |
Pháp | 11,584,890 | 13.79 | 54,395,552 | 0.23 |
Hà Lan | 5,578,621 | -21.43 | 37,969,540 | 6.81 |
Đài Loan (TQ) | 10,719,352 | 44.64 | 33,013,246 | 23.26 |
Malaysia | 6,152,601 | -1.79 | 30,207,239 | -25.61 |
Lào | 6,081,114 | 8.82 | 24,910,322 |
|
Bỉ | 3,331,271 | -11.28 | 18,139,895 | 17.47 |
Saudi Arabia | 4,967,108 | 24.02 | 17,360,024 | 57.14 |
Italia | 1,971,228 | -44.67 | 16,093,492 | 14.35 |
Tây Ban Nha | 2,850,536 | -9 | 15,858,500 | 7.84 |
Ấn Độ | 3,176,326 | 3.76 | 14,731,044 | -37.19 |
Thụy Điển | 2,166,019 | -7.56 | 14,332,058 | 17.96 |
Thái Lan | 3,282,003 | 30.12 | 14,145,745 | 5.04 |
Singapore | 3,526,057 | -0.16 | 12,759,344 | 38.96 |
Đan Mạch | 1,993,775 | -12.23 | 12,386,897 | 18.48 |
U.A.E | 2,176,762 | 4.95 | 11,173,300 | 7.17 |
Ba Lan | 1,709,302 | 6.09 | 10,746,849 | 40.89 |
New Zealand | 1,833,049 | 8.95 | 7,908,683 | -7.8 |
Mexico | 1,719,716 | 4.5 | 6,619,310 | 31.1 |
Chile | 953,020 | -33.71 | 5,877,412 |
|
Nam Phi | 732,630 | -12.44 | 4,086,314 | 27.46 |
Hy Lạp | 247,889 | -29.86 | 2,888,710 | 39.13 |
Campuchia | 919,382 | 68.7 | 2,843,815 | -42.59 |
Kuwait | 740,719 | -28.27 | 2,833,302 | 24.12 |
Nga | 494,875 | 27.26 | 2,654,010 | 14.28 |
Na Uy | 328,470 | -6.77 | 1,952,017 | 5.58 |
Bồ Đào Nha | 96,882 | -22.72 | 1,927,053 | 56.5 |
Hồng Kông (TQ) | 394,841 | 40.42 | 1,711,127 | -39.67 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 248,814 | 8.99 | 1,352,447 | -81.71 |
Thụy Sỹ | 67,277 | 60.54 | 910,132 | -30.78 |
Séc | 67,715 | -77.93 | 901,070 | -1.07 |
Áo | 100,754 | 95.33 | 806,835 | 186.86 |
Phần Lan | 27,252 | -78.17 | 504,283 | -48.43 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 2 thị trường tăng kim ngạch là Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.
5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 5,9% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Sau khi sụt giảm ở tháng 4/2019, sang tháng 5/2019 xuất khẩu cao su đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 2,7%; 3,1% đạt 77,4 nghìn tấn, trị giá 111,7 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 1,06 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước; thu về 409,02 triệu USD, giảm 12,6%; giá xuất khẩu trung bình đạt 385 USD/tấn, tăng 7,9%.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hy Lạp trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 111,84 triệu USD, tăng 14,12% so với cùng kỳ năm 2018.
Về kinh tế, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng vượt bậc, gấp 3 lần trong vòng 10 năm qua (từ 1,5 tỷ USD năm 2009 lên hơn 4,6 tỷ USD năm 2018). Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Italy tại ASEAN và ngược lại, Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU.
Kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao (7/1/1972), phát triển thành đối tác chiến lược (7/2007) và trở thành đối tác chiến lược toàn diện (9/2016), thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ từng bước khởi sắc. Hệ thống chính sách, pháp luật về thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã và đang xây dựng, đổi mới, hoàn thiện theo hướng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2019 cả nước đã nhập khẩu 330,36 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 95,96 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 4/2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép 5 tháng đầu năm 2019 đạt 7,11 tỷ USD tăng 13,9% so với 5 tháng đầu năm 2018; trong đó riêng tháng 5/2019 đạt 1,71 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng 4/2019 và tăng 11,9% so với tháng 5/2018.
Việt Nam và Liên bang Nga đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Liên bang Nga chiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, cà phê... của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nga quan tâm sử dụng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự