Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, sản phẩm sắt thép nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,64 tỷ USD. Riêng tháng 9/2018 giảm 6,2% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 21,5% so với tháng 9/2017.

Dự thảo Thông tư sửa đổi thuế nhập khẩu đối với xe ô tô tải sẽ có tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Câu chuyện nhập khẩu xe Trung Quốc tăng phi mã là một trong những vấn đề nóng nhất của thị trường ô tô trong hơn một năm qua
Từ lượng nhập chỉ vài trăm xe/tháng trong những tháng cuối năm 2013, số xe nhập khẩu đã tăng lên trên 2.000 rồi 3.000 xe/tháng trong những tháng đầu năm 2015. Kỷ lục đã được thiết lập vào tháng 5/2015 với lượng nhập lên đến gần 4.600 xe, trị giá 169 triệu USD.
Đồ thị nhập khẩu xe qua từng tháng cho thấy thị trường đã tăng trưởng quá “nóng”. Xe tải Trung Quốc tăng trưởng nóng đến từ nhiều nguyên nhân như: nhu cầu vận tải thời gian đầu năm tăng đột biến, quy định siết tải trọng, hiệp định FTA ASEAN Trung Quốc có hiệu lực, giá xe tải Trung Quốc cạnh tranh hơn so với xe tải Mỹ, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, các dòng xe tải hạng nặng trong nước không sản xuất được.
Từ tháng 6 tới nay, nhập khẩu xe Trung Quốc đã ghi nhận 3 tháng giảm mạnh liên tiếp về cả lượng cũng như giá trị. Lượng nhập trong tháng 8 chỉ còn chưa đến 900 xe, trị giá 34 triệu USD – thấp nhất kể từ quý 1/2014.
Ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các dòng xe tải hạng trung và hạng nặng, xe đầu kéo nên giá trị bình quân của một xe nhập khẩu từ Trung Quốc vào khoảng gần 40.000 USD/xe. Trong khi xe nhập từ các thị trường khác bình quân chỉ ở mức 20.000 USD/xe.
Chính vì vậy, lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm ¼ lượng xe nhập khẩu cả nước nhưng chiếm tới gần 40% giá trị nhập khẩu.
Trước việc lượng nhập khẩu xe tăng mạnh thời gian gần đây, cùng với kiến nghị của một số doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xe ô tô tải nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước.
Theo Thông tư, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (CBU) sẽ tăng lên mức tối đa theo mức cho phép của WTO. Cụ thể:
Như vậy, dự thảo thông tư sửa đổi này sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới các doanh nghiệp nhập khẩu xe tải, đặc biệt các doanh nghiệp nhập khẩu dòng xe tải từ 5 đến dưới 10 tấn và từ 20 đến 45 tấn khi thuế suất tăng lên khá mạnh. Còn với các doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, lắp ráp xe trong nước nhìn chung không có ảnh hưởng gì đáng kể.
Hiện trên sàn chứng khoán có 3 doanh nghiệp chuyên về kinh doanh xe tải, gồm Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS), Ô tô Trường Long (HTL) và Ô tô TMT (TMT) với những đặc thù hoạt động khác nhau.
HHS chuyên về nhập khẩu các dòng xe Dongfeng, xe Sinotruk của Trung Quốc nên nhiều khả năng sẽ chịu tác động nhiều nhất từ thay đổi biểu thuế nhập khẩu.
Trong khi đó, TMT chủ yếu lắp ráp các loại xe tải hạng trung và nhẹ còn HTL là đại lý kinh doanh xe tải Hino được lắp ráp tại Việt Nam. Do đó, ảnh hưởng của việc thay đổi biểu thuế tác động lên TMT, HTL có lẽ sẽ không quá nhiều.
Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, sản phẩm sắt thép nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,64 tỷ USD. Riêng tháng 9/2018 giảm 6,2% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 21,5% so với tháng 9/2017.
Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 17,9% trong tổng kim ngạch.
Với kim ngạch thu về trên 13,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 25,96% so với cùng kỳ năm 2017 – Hàn Quốc trở thành thị trường có tốc độ tăng mạnh đứng thứ ba chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 9/2018 đạt 386 triệu USD, tăng 27,93% so với tháng trước đó và tăng 51,71% so với cùng tháng năm ngoái.
Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 đạt 9,33 triệu tấn, trị giá 6,26 tỷ USD, tuy giảm 1,8% về lượng nhưng tăng mạnh trên 24,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Sắt thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.
Hiện nay, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và châu Phi, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù lượng và kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2018 tăng trưởng, nhưng tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2018 giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự