Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang chậm dần, tiêu thụ thép giảm đáng kể trong những năm gần đây, bởi vậy Trung Quốc tìm nhiều thủ thuật để tăng cường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm thép dư thừa.

Hiện tại đã có đơn hàng đầu tiên hơn 3 tấn thanh long mang tính khảo sát được vận chuyển bằng đường biển đến Nhật Bản trong vòng 7 ngày. Khi mọi việc thuận lợi, trái thanh long sẽ có mặt trong các siêu thị của quốc gia Đông Á này.
Theo Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện diện tích thanh long cả nước đạt hơn 28.700 ha, trong đó diện tích thu hoạch là 23.820 ha, sản lượng ước 520.000 tấn/năm. Bình Thuận hiện đang là tỉnh dẫn đầu với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn, chiếm hơn 71% diện tích thanh long toàn quốc.
Về tình hình xuất khẩu, phần lớn thanh long tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, thị trường này không quan tâm đến tiêu chuẩn GAP nên nhiều nông dân không mấy mặn mà với trồng thanh long VietGAP.
Nguyên dân theo nhiều thương lái cho rằng, lợi ích của việc trồng thanh long tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa rõ ràng, giá bán ngang nhau. Trong khi đó, sản xuất theo quy trình VietGAP tốn nhiều công để chăm sóc, đảm bảo vệ sinh, ghi chép nhật ký, tập huấn… Do vậy, nhiều hộ trồng thanh long được vận động tham gia VietGAP phần lớn đều chỉ mang tính đối phó để được hạ bình điện chong đèn thanh long trái vụ …
Mặc dù vậy, Cục Trồng trọt cho hay, thanh long Bình Thuận đã tiến thêm một bước quan trọng đó là xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Nếu trước đây thanh long Bình Thuận chỉ mới xuất khẩu vào một trong bốn hòn đảo chính của nước này với sản lượng khoảng 800 tấn/năm thì nay với bản Hợp đồng vừa mới ký kết, mỗi năm sẽ có 3.000 tấn thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường này.
Hiện tại đã có đơn hàng đầu tiên hơn 3 tấn mang tính khảo sát, đánh giá chất lượng. Các lô hàng được vận chuyển bằng đường biển đến Nhật Bản trong vòng 7 ngày. Khi mọi việc thuận lợi, những chuyến hàng tiếp theo sẽ lớn hơn rất nhiều và trái thanh long có mặt trong các siêu thị của quốc gia Đông Á này.
Về tiêu chuẩn, trái thanh long vào Nhật Bản phải được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có trọng lượng từ 300 gram trở lên; đồng thời phải đạt tiêu chuẩn của nước sở tại về dư lượng hóa chất. Toàn bộ lô hàng được xử lý qua hơi nước nóng (gia nhiệt) để loại bỏ ruồi đục quả và tăng chất lượng sản phẩm. Tất cả quá trình xử lý được các chuyên gia của phía Nhật Bản và Việt Nam giám sát rất chặt chẽ.
Thanh long Việt Nam đã xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan… thanh long đang từng bước xâm nhập vào một số thị trường mới là Ấn Độ, New Zealand, Úc, Chi Lê tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam .
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang chậm dần, tiêu thụ thép giảm đáng kể trong những năm gần đây, bởi vậy Trung Quốc tìm nhiều thủ thuật để tăng cường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm thép dư thừa.
Nguy cơ mất thị trường Thái Lan nói riêng và một số thị trường khác như Indonesia, Malaysia... đang làm các doanh nghiệp xuất khẩu thép VN đứng ngồi không yên...
Trong năm 2015, theo dự báo của Hiệp hội Rau quả VN, giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả VN có thể cán mốc 2 tỉ USD, một con số ấn tượng khi đa số mặt hàng nông sản khác vẫn đang gặp khó.
Ngày 29/9, hội thảo “Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam-Ấn Độ,” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại thủ đô của Ấn Độ.
Gạo Việt Nam đang mất dần thị phần trên các thị trường chính, đặc biệt là Trung Quốc. Đối thủ thay thế Việt Nam trên thị trường này là Thái Lan, Campuchia và Pakistan...
“Thế giới có 5 nước xuất khẩu gạo hàng đầu, 8 tháng đầu năm nay, chỉ nước ta xuất khẩu giảm”, ông Huỳnh Thế Năng (Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN kiêm TGĐ Cty Lương thực miền Nam) nói sáng 24/9, tại Cần Thơ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 8 tháng năm 2015 tăng về lượng nhưng giảm về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá chè đã hồi phục nhờ thông tin “minh oan" khi Việt Nam bị Đài Loan phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu.
Tính chung trong 8 tháng, số lượng nhập khẩu xe dưới 10 chỗ là 27.763 chiếc, tăng gần 20.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Điều này liệu có gì bất thường? Riêng tháng 8, số ô tô dưới 10 chỗ nhập khẩu tăng đột biến với gần 6 nghìn chiếc, tăng gần 1 nghìn chiếc so với tháng trước đó.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,23% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự