tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ được các nước trong TPP giảm thuế thế nào?

  • Cập nhật : 14/11/2015

(Kinh te)

Có khoảng 78 – 95% số dòng thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam sẽ được cam kết xóa bỏ ngay và 97 – 100% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn khi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

 

Thông tin trên được Bộ Tài chính đưa ra tại buổi họp báo chuyên đề về cam kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong lĩnh vực tài chính chiều ngày 9/11.

Theo đó, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 – 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3- 5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có lợi thế

Trong đó, Hoa Kỳ sẽ cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trừ một số sản phẩm đường áp dụng hạn ngạch thuế quan. Cụ thể, xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp (tương đương 97,7% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam, đạt 0,95 tỷ USD) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, mật ong, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, rau quả đều được xóa bỏ thuế ngay.

Trong khi đó, Canada cam kết xóa bỏ ngay 94,9% số dòng thuế , tương đương 77,9% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (0,88 tỷ USD) ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực và tổng số dòng thuế được xóa bỏ lên tới 96,3% số dòng thuế, tương đương với 93,4% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào năm thứ 4.

Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế, chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản (tương đương 10,5 tỷ USD) và vào năm thứ 11 xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.

Mê-xi-cô cũng xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi thực thi cam kết, chiếm tới 36,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-xi-cô, tương ướng với 282 triệu USD). Vào năm thứ 10, 98% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu, tương ứng 440 triệu USD. Mê-xi-cô không cam kết xóa bỏ thuế đối với mặt hàng đường và áp dụng hạn ngạch thuế đối với sữa kem và sản phẩm; dầu cọ

Pê-ru cam kết xóa bỏ tới 80,7% số dòng thuế ngay khi HIệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (15,6 triệu USD) và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% tổng số dòng thuế vào năm thứ 17. Pê-ru cũng duy trì thuế theo biến động giá đối với 47 dòng thuế gồm sữa, ngô, gạo, đường…

Tổng số 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia (2,9 tỷ USD) sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi thực hiện HIệp định. Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ với lộ trình cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4.

Newzealand sẽ xóa bỏ 94,6% số dòng thuế cho Việt Nam ngay khi HIệp định có hiệu lực, tương đương 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (tương đương 101 triệu USD). Vào năm thứ 7 khi hiệp định có hiệu lực, các dòng thuế còn lại sẽ dần được xóa bỏ hoàn toàn.

Vấn đề là tận dụng cơ hội

Đáng chú ý, Singapore xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, Malaysia cam kết xóa bỏ ngay đối với 84,7% số dòng thuế khi HIệp định có hiệu lực và xóa bỏ dần có lộ trình với dòng thuế còn lại. Năm thứ 11 xóa bỏ tới 99,9% dòng thuế và nước này áp hạn ngạch thuế quan đối với 15 dòng thuế trứng gia cầm, thịt gà, thịt lợn và thịt bò.

Chi-lê cam kết xóa bỏ đối với 95,1% số dòng thuế ngay khi HIệp định có hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này (76 triệu USD).

Bru-nây thì xóa bỏ 92% dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (tương đương 7,639 dòng) và sẽ xóa bỏ tới 99,9% vào năm thứ 7. Tới năm thứ 11 sẽ xóa bỏ hoàn toàn tất cả các dòng thuế.

Theo đại diện Bô Tài chính, việc cắt giảm thuế quan mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường 11 nước trong TPP. Tuy nhiên, hiện thực hóa cơ hội như thế nào để chuyển hóa thành những hợp đồng xuất khẩu lại là vấn đề quan trọng.

“Chúng ta nhìn thấy cơ hội mở ra với các thị trường Mỹ, Hoa Kỳ, Nhật Bản… khi mà trong TPP đã mở cửa cho 1 số mặt hàng mà những hiệp định khác không có. Cơ hội có nhưng làm sao để doanh nghiệp xuất khẩu được sang các thị trường này lại là vấn đề quan trọng” – đại diện Bộ Tài chính nói.

Do đó, theo đại diện Bộ Tài chính thì để tận dụng cơ hội từ TPP, trước hết cần phải tuyên truyền phổ biến về Hiệp định, những cam kết và cơ hội cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh chính sách trong nước tạo thuận lợi hóa cho xuất nhập khẩu, thương mại, nỗ lực cải thiên môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư; quản lý thị trường, xử lý công cụ phòng vệ thương mại, kiểm soát tốt hàng nhập khẩu….

Cũng theo Bộ Tài chính, nhiều khả năng năm 2016 sẽ ký kết hiệp định. Song từ khi ký kết Hiệp định các nước phải hoàn thiện thủ tục trong nước để phê chuẩn, nên thời điểm chính thức có hiệp định chưa xác đinh.

"Hy vọng vào năm 2018 vì theo thông tin các nước để thông qua được phải mất thời gian từ 1 – 2 năm. Thời điểm cam kết và giảm thuế theo lộ trình cam kết sẽ thực hiện khi hiệp định có hiệu lực", Bộ Tài chính thông tin.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục