Theo thống kê của Bộ Công Thương tháng 7 và 7 tháng đầu năm, nhập khẩu một số mặt hàng ngành công nghiệp nặng phân bón và hóa chất có xu hướng tăng.

Theo ước tính 3 lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex (PLC) mất khoảng 48 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá, ông Vũ Văn Chiến, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex cho biết.
Chỉ trong vòng một tuần từ 12-19/8 Ngân hàng Nhà nước đã hai lần nâng biên độ giao dịch tỷ giá đồng Việt Nam so với USD từ 1% lên 2% sau đó là 3%, bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng phá giá VND/USD thêm 1%
Theo đó, tiền đồng đã bị phá giá 3% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố của Ngân hàng Nhà nước và 4,5% theo tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường so với đầu năm 2015.
Việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ giảm tỷ giá và ứng phó với những bất lợi từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có khả năng sẽ nâng lãi suất USD.
Trao đổi với BizLIVE, ông Vũ Văn Chiến, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC) cho biết, tỷ giá tăng trong khi hàng nhập khẩu bằng USD đã ảnh hưởng mạnh đến doanh nghiệp.
"Ba lần điều chỉnh, thống kê ước tính PLC mất khoảng 48 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá. Tính chung toàn Tập đoàn, con số có thể lên đến hơn 200 tỷ đồng", ông Chiến nói.
Ngoài ra, với số dư nợ bình quân tính đến thời điểm hiện tại là 50 triệu USD, ông Chiến cho biết, lỗ tỷ giá ước tính từ khoản nợ vay này là 30 tỷ đồng.
Đại diện Tập đoàn Liên doanh Việt Nga (Vietsopetro) cũng cho biết, biến động tỷ giá trong khi các doanh nghiệp ở lĩnh vực dệt may, da giày có thể tính cách tăng giá để bù chi phí nhưng Vietsopetro không thể làm được việc này vì giá bán phụ thuộc và do thị trường quốc tế quyết định.
"Điều chỉnh tỷ giá khiến chi phí sản xuất tăng cao hơn nhưng chúng tôi phải chấp nhận vì đây là thị trường chung", vị này cho hay.
"Khi các đơn vị kinh doanh xăng dầu và các mặt hàng nhập khẩu có tồn chứa, giá xuống luôn luôn bị lỗ vì tồn kho do cứ nhập dự trữ khoảng 1 tháng, nhập 400 USD/tấn bán 1 tháng sau mới hết tồn kho giá 350 USD. Như vậy, tồn kho mất 50 USD/tấn nhưng đối với nhập khẩu giá lên, lên đến đâu lại lãi đến đó", ông Chiến cho hay.
Theo đó, ông Chiến cho biết, những tác động trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của Tổng công ty, giá xuống khiến doanh thu và lợi nhuận giảm.
Tương tự, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) xây dựng kịch bản tài chính năm 2015 dựa trên giá dầu thô 100 USD một thùng. Tuy nhiên, việc giá bình quân 6 tháng đầu năm là 60,5 USD, giảm gần 40% so với kế hoạch đã khiến tập đoàn không hoàn thành mục tiêu. Cụ thể, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 296.100 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 63.600 tỷ, đều bằng 88% kế hoạch 6 tháng và khoảng 40% kế hoạch năm.
Theo thống kê của Bộ Công Thương tháng 7 và 7 tháng đầu năm, nhập khẩu một số mặt hàng ngành công nghiệp nặng phân bón và hóa chất có xu hướng tăng.
Theo thỏa thuận của các nước ASEAN, từ nay đến năm 2018, thịt heo sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu là 5%. Sau mốc thời gian trên, thuế sẽ giảm về 0%.
Trước thông tin về việc thịt gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam bán với giá có 20.000 đồng/kg, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Trứng và gia cầm Hoa kỳ (USAPEEC) phủ nhận việc bán phá giá gà Mỹ tại Việt Nam.
“TPP đã lỡ hẹn nhiều lần, thêm một lần lỡ hẹn nữa cũng không có gì là bất ngờ hay phải kém lạc quan. Mặc dù khi chính quyền Obama có quyền đàm phán nhanh (TPA), chúng ta đều đã kỳ vọng đây là cơ hội để đạt được TPP sớm nhất”.
Sáng 31-7, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Diễn đàn "Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam – Nhật Bản 2015".
Một bộ da trăn thô có giá 100 USD nhưng khi trở thành sản phẩm thương mại có giá tới 6.160 USD.
Ghi nhận những kết quả của vòng đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius ngày 1.8 nhận xét: "Việc tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập quốc tế toàn diện. Trong tất cả các nước thành viên, Việt Nam ở vị thế được hưởng lợi nhiều nhất".
12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không đạt được thỏa thuận nào do bùng phát mâu thuẫn về tự do thương mại giữa Nhật và Bắc Mỹ, những vấn đề về ngành sữa của New Zealand và giai đoạn độc quyền đối với các loại dược phẩm thế hệ tiếp theo.
Chưa thể kết thúc đàm phán cuối tuần này như kỳ vọng, song TPP được coi là hiệp định tham vọng, toàn diện và sâu rộng bậc nhất trong số các cam kết hợp tác từng được ký kết trên thế giới.
Cuộc họp của bộ trưởng thương mại 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) kéo dài hơn dự kiến và không thể kết thúc toàn bộ quá trình đàm phán như kỳ vọng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự