Theo ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thị trường xuất khẩu cá tra từ đầu năm đến nay đã có bước dịch chuyển rất đáng quan tâm.

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam có 14 thị trường xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Trong 14 thị trường lớn trên thì có 9 ở châu Á, 3 ở châu Âu, 1 ở châu Mỹ và 1 ở châu Úc. Trong số này có 4 thị trường ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà từ cuối năm nay Việt Nam sẽ cùng "ở chung" trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); có 4 nước đang cùng Việt Nam đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Singapore.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 14 thị trường này trong 4 tháng đã đạt gần 35,2 tỷ USD, chiếm tới 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, vượt xa so với tỷ trọng về số thị trường (khoảng 8%).
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng năm nay vào 14 thị trường này cao hơn tốc độ tăng chung của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (8,6% so với 6,9%). Trong đó, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường còn cao hơn, như Hongkong (tăng 43,4%), Hà Lan (28,9%), Hàn Quốc (21,4%), Indonesia (19,5%), Hoa Kỳ (15,7%), Đức (14,8%), Anh (11,3%), UAE (10,5%).
Tính chung 8 thị trường này đã tăng 18,6% và đây là các thị trường đã góp phần làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 4 tháng đạt được như trên (6,9%).
Có thể thấy rằng, cùng với việc mở rộng thị trường theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá thì việc tập trung vào các thị trường trọng điểm là rất cần thiết. Bởi giá trị tuyệt đối của 1% tăng/giảm của các thị trường này lớn hơn nhiều so với các thị trường còn lại.
(Theo Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)
Theo ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thị trường xuất khẩu cá tra từ đầu năm đến nay đã có bước dịch chuyển rất đáng quan tâm.
Dường như Việt Nam đang mải miết với thành tích số lượng mà quên đi chất lượng và giá trị. Người làm ra hạt gạo thực sự được hưởng lợi bao nhiêu từ gạo xuất khẩu?
Chỉ còn hai tháng nữa là hết năm 2015, nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn chứng kiến sự giảm sút. Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay với 32 tỷ USD có lẽ sẽ không thành công.
Giữ vững ngôi vương trong suốt 14 năm về xuất khẩu hồ tiêu ra thế giới, đến nay sức nóng của hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa hạ nhiệt.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam hướng tới các thị trường quốc tế.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp chúng ta “phẫu thuật” để biết điểm mạnh điểm yếu mà cấu trúc lại để người tiêu dùng vẫn có thể hưởng lợi mà người nông dân cũng ít bị thiệt thòi.
Có khoảng 78 – 95% số dòng thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam sẽ được cam kết xóa bỏ ngay và 97 – 100% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn khi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo cam kết TPP, cơ hội tiếp tục rộng mở cho hàng Việt thâm nhập thị trường Nhật.
Cuối tuần trước, công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm) xuất khẩu lô trứng muối đầu tiên vào thị trường Brunei.
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, năm nay do thị trường Nhật Bản vừa mới mở cửa cho mặt hàng xoài Cát Chu của Việt Nam nên số lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng sang năm tới dự kiến sẽ có đột phá về xuất khẩu mặt hàng này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự