Giá rau quả xuất khẩu tuần

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tính đến 7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 96,83 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Điện thoại và linh kiện đứng đầu hàng xuất khẩu chủ lực.
Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,93 tỷ USD tăng 2,4%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô đạt 68,9 tỷ USD, tăng 6,5%.
Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 là 10%, hiện các chuyên gia kinh tế nhận định, từ nay đến cuối năm khó có thể đạt được mục tiêu này.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 7 đạt 14,7 tỷ USD, giảm 0,2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,27 tỷ USD, giảm 0,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tương đương với tháng trước, ở mức 10,43 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7 tăng 2,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 2,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 5,1%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 23,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 21,9%; rau quả tăng 16,8%; giày dép tăng 11,5%.
Tính chung 7 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 96,83 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,5%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,93 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 68,90 tỷ USD, tăng 6,5%.
Hàng chủ lực xuất khẩu: Điện thoại và linh kiện dẫn đầu
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tăngso với cùng kỳ năm trước. Trong đó đứng đầu là xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 19,4 tỷ USD, tăng 13,4%.
Các thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong 6 tháng đầu năm 2016 của Việt Nam: thị trường EU (28 nước) với kim ngạch gần 5,28 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 31,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đạt kim ngạch hơn 2,22 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4%, chiếm 13,1% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này; Hoa Kỳ đạt gần 2,07 tỷ USD, tăng mạnh 59,5% và chiếm 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này;
Hàn Quốc đạt hơn 1,33 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 7,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Hàng dệt may đạt 13,2 tỷ USD, tăng 5,4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9,5%; giày dép đạt 7,5 tỷ USD, tăng 8,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 5,3 tỷ USD, tăng 18,2%; thủy sản đạt 3,7 tỷ USD, tăng 3,5%.
Xuất khẩu cà phê đạt gần 2 tỷ USD, tăng 16,6%; túi xách, vali, mũ, ô dù đạt 1,9 tỷ USD, tăng 11,6%. Xuất khẩu hạt điều đạt 1,5 tỷ USD, tăng 10,9%; rau quả đạt 1,4 tỷ USD, tăng 32,7%.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Dầu thô đạt 1,4 tỷ USD, giảm 44,5% (lượng giảm 21,8%); sắt thép đạt 988 triệu USD, giảm 3% (lượng tăng 25,5%); cao su đạt 679 triệu USD, giảm 10,4% (lượng tăng 4,9%); sắn và sản phẩm của sắn đạt 614 triệu USD, giảm 28,5% (lượng giảm 17,7%).
Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)
Giá rau quả xuất khẩu tuần
Giá rau quả nhập khẩu
Giá hàng dệt may xuất khẩu
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu về Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016 giảm nhẹ 6,23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2015, trị giá 13,09 tỷ USD, chiếm 16,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của Việt Nam.
Việt Nam nhập khẩu hàng rau quả chủ yếu từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia…
Ngành thép hiện đã đáp ứng được nhu cầu trong nước về các sản phẩm thép xây dựng, phôi thép, tôn mạ màu kim loại, cuộn cán nguội… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chi một lượng ngoại tệ lớn để NK những mặt hàng này. Lượng thép NK tăng đột biến gây không ít khó khăn cho các DN sản xuất trong nước.
Giá hạt điều xuất khẩu
Giá rau quả nhập khẩu
Giá rau quả xuất khẩu tuần
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự