Theo Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả hiện là thế mạnh của VN với tốc độ tăng trưởng quý 1/2018 đạt tới 35,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương đương giá trị 950 triệu USD.

Trong những năm qua, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Áo không ngừng phát triển. Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong EU.
Trong quan hệ hợp tác chung giữa hai nước, hợp tác kinh tế là một trong những điểm sáng. Thương mại song phương giữa hai nước những năm gần đây phát triển tích cực, đặc biệt là trong hai năm qua.
Việt Nam liên tục xuất siêu sang Áo năm sau cao hơn năm trước tính từ năm 2010. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này là: Gỗ và sản phẩm gỗ; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác…Đây đều là những nhóm hàng có trị giá xuất khẩu tăng trong 4 tháng đầu năm 2019.
Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất, chỉ đạt 706.081 USD nhưng lại có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong 4 tháng đầu năm 2019 với 181,6%. Kế đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có kim ngạch xuất khẩu tăng 114,5% so với 4 tháng năm 2018, đạt 40,69 triệu USD.
Trong các nhóm hàng xuất sang thị trường Áo 4 tháng đầu năm 2019, điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất với 83,88% đạt 957,7 triệu USD. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này vẫn sụt giảm mạnh, tới 35,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Áo chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam thông qua các công ty đa quốc gia, khu vực FDI, các công ty trung gian, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, hàng gia dụng, dệt may và da giày. 4 tháng đầu năm 2019, Áo cũng giảm nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam khiến kim ngạch sụt giảm. Cụ thể: hàng dệt, may giảm 14,6% đạt 9,57 triệu USD; Giày, dép các loại giảm 24,9% đạt 6,45 triệu USD; Hàng hóa khác giảm 29,3% đạt 123,44 triệu USD…Điều này đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Áo trong 4T/2019 sụt giảm 33,1% so với cùng kỳ năm 2018, chỉ đạt 1,14 tỷ USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Áo 4T/2019
Mặt hàng | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
Trị giá (USD) | Trị giá | |
Tổng | 1.141.749.330 | -33,1 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 919.705 |
|
Gỗ và sản phẩm gỗ | 706.081 | 181,6 |
Hàng dệt, may | 9.577.627 | -14,6 |
Giày dép các loại | 6.458.699 | -24,9 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 2.242.083 | 11,2 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 957.704.431 | -35,8 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 40.692.324 | 114,5 |
Hàng hóa khác | 123.448.381 | -29,3 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Về đầu tư, Áo có 31 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 143,9 triệu USD, đứng thứ 43 trong tổng số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đạt khoảng 3,6 triệu USD. Các dự án của Áo thuộc loại vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật và giải trí.
Theo Vinanet.vn
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả hiện là thế mạnh của VN với tốc độ tăng trưởng quý 1/2018 đạt tới 35,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương đương giá trị 950 triệu USD.
Nhập khẩu than đá trong năm 2017 đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, một con số giật mình, trong khi xuất khẩu chỉ chưa đầy 300 triệu USD.
Hơn 1 tỷ đôi giày dép xuất khẩu trong năm 2017, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong nhóm 10 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới.
Nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lại tiếp tục leo thang sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố thêm 1.300 mặt hàng Trung Quốc có thể bị đánh thuế.
Nhiều tuần sau khi tổng thống Mỹ công bố áp thuế 25% với nhôm, thép nhập vào Mỹ, Trung Quốc công bố áp mức thuế tương tự với 128 mặt hàng của Mỹ.
Trung Quốc đang mua đến 85% tổng lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu của VN, nhưng giá bán cho thị trường này chỉ bằng 60% giá xuất khẩu bình quân.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,6 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2016
Là thủ phủ hoa của cả nước với diện tích lên đến gần 6.000 ha, sản lượng trên 2,4 tỷ cành/năm nhưng do gặp khó về giống, thương hiệu… mà phần lớn hoa do nông dân Đà Lạt sản xuất chỉ quanh quẩn tiêu thụ trong nước, nhiều lúc thừa ế phải đổ bỏ hàng loạt.
Trái ngược với những dự báo hồi đầu năm rằng xuất khẩu gạo trong năm 2017 sẽ gặp nhiều khó khăn, bấp bênh, thông tin từ Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cho thấy, ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu, vượt xa kế hoạch đã đề ra trước đó.
EU, Trung Quốc và Mỹ là các thị trường tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm công nghệ cao được sản xuất ở Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự