Tháng 4/2019, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với tháng trước đó, cụ thể tăng 6,8% về lượng đạt 93,8 nghìn tấn, tăng 8,6% về trị giá đạt 111,14 triệu USD – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,33 tỷ USD giảm 22,8% trong khi kim ngạch nhập khẩu là 257,96 triệu USD tăng 26,3% so với cùng giai đoạn năm 2017; như vậy Việt Nam xuất siêu sang Thổ Nhĩ Kỳ gần 1,08 tỷ USD.
Theo số liệu của Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đạt xấp xỉ 1,83 tỷ USD trong giai đoạn 10 tháng đầu năm 2018, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ xấp xỉ 1,58 tỷ USD giảm 33,5% trong khi kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia này hơn 247,91 triệu USD tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,33 tỷ USD giảm 22,8% trong khi kim ngạch nhập khẩu là 257,96 triệu USD tăng 26,3% so với cùng giai đoạn năm 2017.
Căn cứ vào số liệu thống kê từ hai quốc gia, có thể thấy rằng từ giữa quý III năm nay đến thời điểm hiện nay, tốc độ tăng của kim ngạch thương mại song phương có xu hướng chững lại khi xuất khẩu từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ, tuy vẫn tăng dần nhưng tăng chậm về những tháng cuối năm, đây là hệ quả từ việc đồng Lira Thổ mất giá mạnh vào giữa quý III. Đến thời điểm này tuy tỉ giá đã ổn định ở mức 5,2 Lira Thổ đổi 1 USD đã mang đến những dấu hiệu hồi phục cho nền kinh tế nhưng vẫn chưa thể kéo tổng kim ngạch thương mại đạt mức tăng trưởng tốt như năm 2017.
Trong 11 tháng năm 2018, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ sự tăng trưởng không đồng đều. Những mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và xơ sợi dệt các loại vẫn là những sản phẩm chủ lực của Việt Nam vào thị trường này, tuy vẫn giữ được xu hướng tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với cùng kỳ năm trước nên có dấu hiệu giảm sút về mặt số liệu, điện thoại linh kiện giảm 16,1%, máy vi tính và sản phẩm điện tử giảm 51,4% và xơ sợi dệt các loại giảm 1,7%.
Trong khi đó, các sản phẩm khác như hàng dệt may, giày dép các loại tăng trưởng ổn định từ đầu năm đến nay, lần lượt tăng 15,4% và 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần nào giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Thổ không bị sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ. Ngoài ra, một số sản phẩm như sản phẩm từ chất dẻo, gạo, sắt thép các loại hay nguyên phụ liệu dệt may, da giày cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước nhưng tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa đáng kể so với các nhóm sản phẩm kể trên.
Bên cạnh đó, các sản phẩm nông lâm sản như cao su, sản phẩm từ cao su, gỗ và sản phẩm gỗ hay hạt tiêu vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định nhưng chưa đạt được mức tăng trưởng bằng năm 2017. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ dự báo sẽ dần ổn định vào cuối năm nay và sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2019.
Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỹ trong 11 tháng năm 2018
Sản phẩm | Kim ngạch xuất khẩu (USD) | So với cùng kỳ năm 2017 (%) | Tỷ trọng (%) |
Điện thoại các loại và linh kiện | 616.540.570 | -16,1 | 46,19 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 233.391.767 | -51,4 | 17,49 |
Xơ, sợi dệt các loại | 142.242.780 | -1,7 | 10,66 |
Hàng dệt, may | 42.430.313 | 15,4 | 3,18 |
Giày dép các loại | 34.484.062 | 12,2 | 2,58 |
Cao su | 33.752.807 | -10,2 | 2,53 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 31.873.549 | -30,7 | 2,39 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 12.767.423 | -16,9 | 0,96 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 9.783.801 | -28,0 | 0,73 |
Hàng thủy sản | 7.772.082 | 0,1 | 0,58 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 7.164.468 | 73,9 | 0,54 |
Hạt tiêu | 7.005.858 | -62,0 | 0,52 |
Sản phẩm từ cao su | 5.080.565 | -19,8 | 0,38 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 4.100.768 | 8,3 | 0,31 |
Gạo | 2.797.903 | 308,2 | 0,21 |
Sắt thép các loại | 2.351.506 | 118,1 | 0,18 |
Chất dẻo nguyên liệu | 964.570 | -62,0 | 0,07 |
Chè | 616.836 | -55,1 | 0,05 |
Tổng cộng | 1.334.687.491 | -22,8 |
|
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Về nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, trong 11 tháng năm 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam đạt 257,96 triệu USD, tăng tới 26,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, các mặt hàng chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị, vải các loại và dược phẩm. Các mặt hàng khác như các sản phẩm hóa chất, quặng và khoáng sản cùng các sản phẩm từ chất dẻo cũng đạt mức tăng trưởng tốt so với giai đoạn 2017. Ngược lại mặt hàng có tỷ trọng cao nhất là máy móc thiết bị đang có xu hướng giảm dần, giảm 13% so với 11 tháng năm 2017. Ngoài ra, dược phẩm và nguyên phụ liệu thuốc lá cũng giảm sút so với năm trước.
Số liệu nhập khẩu các mặt hàng chính từ Thổ Nhĩ Kỳ trong 11 tháng năm 2018
Mặt hàng | Kim ngạch NK 10T/2018 (USD) | So với cùng kỳ năm 2017 (%) | Tỷ trọng (%) |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 45.814.379 | -13,0 | 17,8 |
Vải các loại | 36.869.777 | 22,0 | 14,3 |
Dược phẩm | 10.709.542 | -29,3 | 4,2 |
Sản phẩm hóa chất | 8.731.173 | 25,6 | 3,4 |
Quặng và khoáng sản khác | 6.147.063 | 6,8 | 2,4 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 4.726.656 | 27,0 | 1,8 |
Nguyên phụ liệu thuốc lá | 2.778.866 | -8,2 | 1,1 |
Sắt thép các loại | 1.764.897 | -3,1 | 0,7 |
Tổng cộng | 257.963.437 | 26,3 |
|
Nguồn: Vietnamexport.com
Tháng 4/2019, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với tháng trước đó, cụ thể tăng 6,8% về lượng đạt 93,8 nghìn tấn, tăng 8,6% về trị giá đạt 111,14 triệu USD – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2019 đạt trên 5,8 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018.
-Với vị trí và khoảng cách địa lý không xa, Trung Quốc là thị trường chính cung cấp thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm 55,66% tỷ trọng, tăng so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi sụt giảm ở hai tháng đầu năm, sang tháng 3/2019 nhập khẩu giấy tăng cả về lượng và trị giá, tuy nhiên đến tháng 4/2019 tốc độ nhập khẩu mặt hàng này đã giảm trở lại 6,4% về lượng và 8,3% về trị giá, tương ứng với 149,3 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD.
Sau khi sụt giảm kể từ đầu năm đến tháng 3/2019, nay sang tháng 4/2019 nhập khẩu phân bón của cả nước đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 35,6% và 43,9%, đạt tương ứng 389,3 nghìn tấn, trị giá 109,6 triệu USD.
Mặc dù tỷ trọng từ hai thị trường Bỉ và Nhật Bản chỉ chiếm 0,4% và 3,6%, nhưng so với cùng kỳ kim ngạch nhập khẩu từ những thị trường lại tăng vượt trội, đạt lần lượt 97,49% và 59,26%.
Hóa chất nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, chiếm 30,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 517,8 triệu USD.
Điện thoại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tháng 4/2019 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng 10,4% so với tháng trước đó – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp, nâng kim ngạch nhóm hàng này trên 202 triệu USD, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước 0,25%.
Vải có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự