Quan hệ giữa Việt Nam – Vương quốc Anh phát triển trên mọi lĩnh vực và hợp tác kinh tế thương mại tăng trưởng. Năm 2017, thương mại giữa hai nước là 6,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 5,4 tỷ USD và nhập khẩu đạt 700 triệu USD.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng thêm từ vài trăm triệu USD đến hàng tỷ USD giúp tổng kim ngạch xuất khẩu năm ngoái tiếp tục tăng trưởng hai con số.
Theo thông tin mới được Tổng cục Hải quan đưa ra, trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 12/2018 đạt 19,64 tỷ USD, giảm 9,7% so với tháng trước, tương ứng giảm 2,11 tỷ USD về số tuyệt đối.
Một số mặt hàng có biến động giảm nhiều so với tháng 11 là điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,9 tỷ USD, tương ứng giảm 39,7%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 192 triệu USD, tương ứng giảm 29,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 176 triệu USD, tương ứng giảm 7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 75 triệu USD, tương ứng giảm 5,2%...
Năm 2018, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2%, tương ứng tăng 28,37 tỷ USD so với năm trước.
Trong đó, 8 nhóm hàng tăng trưởng mạnh là hàng dệt may tăng 4,37 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,81 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 3,64 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,43 tỷ USD, giày dép các loại tăng 1,56 tỷ USD, máy ảnh máy quay phim và linh kiện tăng 1,44 tỷ USD, sắt thép các loại tăng 1,4 tỷ USD; gỗ và sản phâm gỗ tăng 1,21 tỷ USD…
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong năm 2018 với trị giá đạt 49,08 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường đứng đầu trong nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam năm 2018 với kim ngạch đạt 9,38 tỷ USD tăng 31,1% so với. Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch chỉ đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1%.
Hàng dệt may, đạt 30,49 tỷ USD, tăng 16,7%.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 13,7 tỷ USD, tăng 11,6%; Liên minh châu Âu (EU) đạt 4,16 tỷ USD, tăng 9,9%; Nhật Bản đạt 3,81 tỷ USD, tăng 22,6%; Hàn Quốc đạt 3,3 tỷ USD, tăng 24,9%; Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, tăng mạnh 39,6% so với năm trước tương ứng tăng 437 triệu USD về số tuyệt đối.
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trị đạt 29,32 tỷ USD, tăng 12,9%.
Các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc đạt 8,36 tỷ USD, tăng 21,9%; EU đạt 5,47 tỷ USD, tăng 18,6%; Hoa Kỳ đạt 2,86 tỷ USD, giảm 16,7%…
Nhóm hàng nông sản (gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đạt 17,8 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2%.
Trung Quốc, EU, khối ASEAN, Hoa Kỳ là các thị trường xuất khẩu chính của hàng nông sản. Xuất khẩu sang các thị trường này chiếm tỷ trọng lần lượt là 35,7%; 15,3%; 11,5% và 10,7%.
Cụ thể, Trung Quốc đạt 6,36 tỷ USD, giảm 4,5%; EU đạt 2,73 tỷ USD, giảm 7,3%; ASEAN đạt 2,05 tỷ USD, tăng 54,1%; Hoa Kỳ đạt 1,92 tỷ USD, giảm 5,6%.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 16,55 tỷ USD, tăng 28,2%.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ với 3,41 tỷ USD, tăng 40,3%; EU đạt trị giá 2,27 tỷ USD, tăng 21,9%; Nhật Bản đạt 1,84 tỷ USD tăng 7,1%; Ấn Độ đạt 1,7 tỷ USD, tăng gấp 5,3 lần…
Giày dép các loại đạt 16,24 tỷ USD, tăng 10,6%.
Xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 sang thị trường Hoa Kỳ đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; EU đạt 4,72 tỷ USD, tăng nhẹ 1,5%; Trung Quốc đạt 1,49 tỷ USD, tăng 30,8%; Nhật Bản đạt 853 triệu USD, tăng 13,5%…
Hàng thủy sản đạt 8,8 tỷ USD, tăng 5,8%.
Năm 2018, hàng thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 1,63 tỷ USD, tăng 15,7%; EU đạt 1,47 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7%; Nhật Bản đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6,4%...
Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,91 tỷ USD, tăng 15,7%.
Gỗ và sản phẩm gỗ được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường: Hoa Kỳ với trị giá 3,9 tỷ USD, tăng 19,3%; Nhật Bản với 1,15 tỷ USD, tăng 12,2%; Trung Quốc với 1,07 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4%…
Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 7,96 tỷ USD, tăng 13,5%.
Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 2,48 tỷ USD, tăng 14,1%; Hoa Kỳ đạt 1,32 tỷ USD, tăng 11,7%; Singapore đạt trị giá 394 triệu USD, tăng 80,4%; Thái Lan đạt 379 triệu USD, tăng 14%...
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 5,24 tỷ USD, tăng 37,8%.
Trong năm 2018, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc với 2,8 tỷ USD, tăng 34,1%; Hồng Kông đạt 1,3 tỷ USD; tăng 25,4%; Hàn Quốc đạt 338 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần...
Sắt thép các loại đạt 6,26 triệu tấn, trị giá 4,55 tỷ USD, tăng 33,1% về lượng và tăng 44,5% về trị giá.
Campuchia, Hoa Kỳ, Indonesia, Malaysia và EU là 5 thị trường lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam.
Cụ thể, lượng xuất khẩu sắt thép sang Campuchia là 1,4 triệu tấn, tăng 51,2%; Hoa Kỳ đạt 906 nghìn tấn, tăng 73,1%; Indonesia đạt 688 nghìn tấn, tăng 12,3%; Malaysia đạt 604 nghìn tấn, tăng 52%; EU đạt 484 nghìn tấn, tăng 3,8% so với năm trước.
Nguồn: Baohaiquan.vn
Quan hệ giữa Việt Nam – Vương quốc Anh phát triển trên mọi lĩnh vực và hợp tác kinh tế thương mại tăng trưởng. Năm 2017, thương mại giữa hai nước là 6,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 5,4 tỷ USD và nhập khẩu đạt 700 triệu USD.
9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Malaysia đạt 8,6 tỷ USD tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Là đối tác thương mại lớn thứ 4 của nhau trong ASEAN, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Indoneis tăng trưởng đều đặn ở mức 6,5%/năm trong giai đoạn 2012 – 2016, năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2018 đạt trên 6 tỷ USD. Hai nước sẽ phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh trong tháng 8/2018 giảm 4,5% so với tháng 7/2018 chỉ đạt 80 triệu USD – đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp.
Sau khi suy giảm kim ngạch hai tháng liên tiếp, thì nay sang tháng 8/2018 xuất khẩu nhóm hàng đá quý và kim loại quý đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 23,8% so với tháng 7/2018 đạt 61,4 triệu USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Hàn Quốc liên tục tăng trưởng mạnh. Trong 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11,93 tỷ USD.
Trước tình hình một số nơi tại Việt Nam thanh long rớt giá, cũng như thông tin cho rằng Trung Quốc ngừng mua thanh long của Việt Nam, nhóm PV NNVN đã sang thành phố Bằng Tường (TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để tìm hiểu thực tế.
8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu sang Hà Lan 4,31 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (TQ) liên tục đạt mức tăng trưởng khá. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt 5,26 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2018, kim ngạch đạt 831,48 triệu USD, tăng 40% so với tháng 7/2018 và cũng tăng 11,7% so với tháng 8/2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng 3,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá trên 31,05 tỷ USD, chiếm 20,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự