Khi Cargill, nhà buôn ngũ cốc lớn nhất thế giới, quyết định đóng cửa các quỹ đầu tư của mình thì đó là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu cơ hàng hóa đang gặp rắc rối.

Trung Quốc hiện nắm hơn 1 nửa dự trữ ngô toàn cầu, bất cứ thay đổi chính sách nào cũng có thể tác động đến thị trường.
Hiệp hội ngũ cốc quốc tế (IGC) cho rằng, Trung Quóc sẽ thay đổi cơ chế đảm bảo giá thành cho người nông dân với chính sách “theo định hướng thị trường”.
Cảnh báo được đưa ra sau khi một thông báo trên website của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc phát đi tín hiệu rằng thị trường sẽ đóng vai trò quyết định hơn đối với giá ngô.
“Tuy chưa có nhiều thông tin cụ thể nhưng một số chuyên gia trong nước cho rằng Trung Quốc sắp thay đổi chính sách đáng kể”.
Theo IGC, việc thay đổi chính sách sẽ giải quyết được vấn đề tồn kho ngô của Trung Quốc ngày càng tăng do chính phủ đưa ra biện pháp bảo đảm giá cho người nông dân. Giá ngô trung bình hiện lên 2.250 nhân dân tệ/tấn (362 USD/tấn), từ mức 1.500 nhân dân tệ/tấn khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng chính sách này cách đây 7 năm.
Trong khi đó, giá ngô quốc tế (không bao gồm phí vận chuyển) là 169 USD/tấn đối với ngô Mỹ, 162 USD/tấn với ngô Brazil, 158 USD/tấn đối với ngô Argentine, theo số liệu của IGC.
“Nông dân Trung Quốc đã bán một lượng lớn ngô cho chính phủ”, IGC cho biết. Thực tế, chính sách bảo đảm giá của chính phủ Trung Quốc khiến tồn kho ngô của nước này có thể lên tới 101 triệu tấn vào cuối niên vụ 2015 – 2016, hay tương đương 52% nguồn cung toàn cầu, tăng so với dự báo 10,4 triệu tấn đưa ra trước đó.
"Dự trữ ngô của Trung Quốc đã lên mức cao nhất nhiều năm trong khi các kho chứa gần như đã hết chỗ chứa”.
Chính phủ Trung Quốc đang nổ lực giải tỏa kho dự trữ ngô này, tuy nhiên, tốc độ “xả” tương đối hạn chế. Phiên đấu thầu tuần trước, chính phủ Trung Quốc chỉ bán được hơn 71.000 tấn trong tổng số 5,3 triệu tấn chào bán.
IGC cảnh báo, chính sách cải cách trợ giá ngô của Trung Quốc có thể tác động mạnh đến thị trường ngũ cốc, thị trường sẽ xác lập mặt bằng giá mới, hậu quả đối với cung – cầu ngô cũng như các ngũ cốc khác sẽ rất khó lường. Do đó, IGC hối thúc Trung Quốc cần phải theo sát diễn biến thị trường này trong những tháng tới.
Khi Cargill, nhà buôn ngũ cốc lớn nhất thế giới, quyết định đóng cửa các quỹ đầu tư của mình thì đó là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu cơ hàng hóa đang gặp rắc rối.
Thị trường chứng khoán lao dốc và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đã tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng tại Trung Quốc.
Việt Nam có cơ hội xuất khẩu gạo nhiều hơn vào thị trường Philippines.
USD mạnh lên, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại tăng sức ép lên giá nguyên liệu thô.
Hiệp định TPP được xem là động thái mới nhất từ phía chính quyền Washington và Tokyo nhằm dành lại thị phần thương mại quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ tay Trung Quốc.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đạt giá trị 25 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. EU là thị trường NK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ lớn nhất chiếm 69% tỷ trọng, đạt giá trị 17,6 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vàng mất giá lâu nhất kể từ 1999
Giá dầu thô chốt tuần giảm 7%
Giá đồng, nhôm rẻ nhất 6 năm
Ả rập Xê út tăng giá dầu bán cho châu Á
Giá vàng phục hồi nhờ đà bán tháo cổ phiếu.
Giá cà phê đồng loạt giảm do nhà đầu tư chốt lời.
Giá dầu Mỹ sát mức thấp nhất 6 năm.
Giá cao su phục hồi từ đáy 6 tháng do yên giảm.
Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 6/8.
Tôn mạ kẽm Việt Nam không bán phá giá tại Úc.
Vàng mất giá vì USD.
Giá cà phê bất ngờ tăng mạnh trở lại.
Thổ Nhĩ Kỳ rà soát điều tra lốp xe nhập khẩu
“Giá dầu có thể giảm về mức 30 USD/thùng”.
Giá sữa thấp nhất 13 năm.
Giá quặng sắt ngày 4/8 tăng trước những nỗ lực kiềm chế của Trung Quốc.
Giá cao su TOCOM chạm đáy 4 tháng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự