tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả hàng hóa thị trường thế giới chiều 05-08-2015

  • Cập nhật : 05/08/2015

“Giá dầu có thể giảm về mức 30 USD/thùng”

gioi phan tich cho rang gia dau co the se giam sau hon vao ngay thu sau tuan nay khi bo lao dong my cong bo bao cao viec lam thang 7 - anh: cnbc/bloomberg.

Giới phân tích cho rằng giá dầu có thể sẽ giảm sâu hơn vào ngày thứ Sáu tuần này khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 7 - Ảnh: CNBC/Bloomberg.

Một số chuyên gia phân tích cho rằng sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu giá dầu giảm về mức 30 USD/thùng trong vòng vài tháng tới.


“Chẳng có lý do gì để giá dầu không giảm về 30 USD/thùng. Đó sẽ là mức giá khiến sản lượng giảm và tác động mạnh đến tình trạng dư thừa nguồn cung”, ông Edward Morse, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản toàn cầu của ngân hàng Citigroup, nhận xét.

“Tôi không cho là giá dầu sẽ giữ lâu ở mức 30 USD/thùng, nhưng giá sẽ ở khoảng này trong quý 1 năm nay hoặc quý 1 năm tới”, ông Morse phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC. 

Sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến giá của nhiều hàng hóa cơ bản, trong đó có dầu thô, trượt giảm mạnh thời gian gần đây. Ngoài ra, tình trạng dư thừa nguồn cung và các nước sản xuất dầu lớn tiếp tục duy trì sản lượng ở ngưỡng kỷ lục cũng khiến sức ép giảm đối với giá dầu càng thêm lớn.

Khả năng Iran tăng sản lượng dầu sau khi được nới lệnh trừng phạt và việc Iraq và Saudi Arabia có thể nâng mức sản lượng khai thác “vàng đen” trong thời gian tới làm giới đầu tư bi quan hơn. Chưa kể, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không hề phát tín hiệu nào cho thấy sẽ sớm thay đổi chính sách về hạn ngạch.

Hồi tháng 3 năm nay, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại Mỹ đã giảm xuống mức 42,03 USD/thùng, thấp nhất trong 6 năm. Vào tháng 1, giá dầu Brent chạm đáy của năm khi giảm còn 45 USD/thùng.

Hôm thứ Hai tuần này, giá dầu thô ngọt nhẹ giảm 3,6% trong khi giá dầu Brent sụt 4,5%. 

Phiên đêm qua và sáng nay (5/8), giá dầu đã phục hồi nhẹ. Lúc gần 10h theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ trong phiên giao dịch tại châu Á tăng 0,21 USD/thùng, lên mức 45,95 USD/thùng. Giá dầu Brent cũng tăng lên trên mức 50 USD/thùng.

Giới phân tích cho rằng giá dầu có thể sẽ giảm sâu hơn vào ngày thứ Sáu tuần này khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 7. Nếu đây là một số liệu xấu hơn dự báo, giá dầu đương nhiên chịu sức ép giảm. Nhưng nếu đây là một số liệu tốt, thì đồng USD sẽ tăng giá mạnh và giá dầu vẫn sẽ bị đẩy xuống.

Ông John Kilduff thuộc quỹ Again Capital dự báo giá dầu sẽ xuống mức 30 USD/thùng vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay khi nhu cầu của các nhà máy lọc dầu của Mỹ xuống thấp.

Cũng với cái nhìn bi quan về triển vọng giá dầu, ông Peter Amandio thuộc công ty Chicago Energies nhận định, một khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, thì đó cũng sẽ là một cú sốc đối với giá dầu bởi khi đó đồng USD sẽ tăng giá mạnh.

“Mức 40 USD/thùng là một ngưỡng rất quan trọng, và nếu giá dầu giảm dưới mức này, giá sẽ tiếp tục rớt về 30 USD/thùng”, ông Amandio nói.

Giá sữa thấp nhất 13 năm

Chỉ số giá cả hàng hóa hàng tháng được phát hành sau phiên đấu giá sữa thương mại toàn cầu (GlobalDairyTrade - GDT) ngày 1/7 cho thấy giá sữa giảm 9,3% so với mức giá phiên ngày 15/7. Giá sữa hiện giảm khoảng 64% so với đầu năm 2014.

Giá bán trung bình là 1.815 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2002. Giá bán trung bình đối với sữa bột nguyên chất là 1.590 USD/tấn, giảm 10,8% so với phiên trước. Chỉ số giá GDT được coi là giá tham chiếu thị trường đối với các sản phẩm sữa.

Giá giữa giảm cùng với đà giảm của các hàng hóa khác đang cho thấy bức tranh u ám của ngành nông nghiệp thế giới đặc biệt khi hiện tượng El Nino được cho là sẽ trầm trọng hơn. Tình trạng dư thừa nguồn cung tiếp tục gây sức ép lên giá sữa khi nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường lớn như Trung Quốc bắt đầu chậm lại và do tác động từ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm Mỹ, EU của Nga.

Ngành sữa được coi là xương sống của nền kinh tế New Zealand, chiếm hơn ¼ kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương New Zealand mới đây cảnh báo ngành sữa hiện là mối đe dọa lớn đối với sự ổn định tài chính của quốc gia này.


Giá quặng sắt ngày 4/8 tăng trước những nỗ lực kiềm chế của Trung Quốc

 

Giá quặng sắt giao ngay tăng hơn 4%, lên trên 55 USD/tấn, do hy vọng những nỗ lực chống khói bụi trước một sự kiện lớn trong tháng 9, sẽ đẩy các nhà máy thép sản xuất nhiều hơn trước những kiềm chế được áp đặt.
Bắc Kinh sẽ hạn chế số lượng xe hơi trên những đường phố và đóng cửa các nhà máy, để đảm bảo không khí trong lành trong suốt lễ kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 hôm 3/9. Các lệnh kiểm soát sẽ được áp đặt từ ngày 20/8.

Các biện pháp này dự kiến sẽ được mở rộng đến các khu vực xung quanh Bắc Kinh bao gồm, tỉnh sản xuất thép hàng đầu – Hà Bắc – và thành phố lân cận – Thiên Tân – nguồn tin công nghiệp cho biết, sau một nỗ lực tương tự như năm ngoái.

Trong tháng 11/2014, Trung Quốc đã yêu cầu các nhà máy thép và ngành công nghiệp gây ô nhiễm ở Bắc Kinh cắt giảm hoặc ngừng sản xuất trước và trong quá trình diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thủ đô.

Trước sự kiềm chế, giá quặng sắt giao ngay tăng 4,5%, lên 55,3 USD/tấn phiên hôm thứ hai (3/8), lên mức cao trong 4 tuần, số liệu tổng hợp bởi The Steel Index cho biết.

“Một số dự án xây dựng muốn tăng tốc độ làm việc và nhiều nhà máy thép cũng sẽ tăng sản xuất trước khi việc đình chỉ có hiệu lực, để bù đắp cho các khoản thua lỗ mà họ sẽ phải chịu trong thời gian đó”, một thương nhân có trụ sở tại Thượng Hải cho biết.

“6 triệu tấn thép sản xuất có thể buộc phải đóng cửa, dẫn đến giảm 10 triệu tấn quặng sắt”, các nhà phân tích ANZ Bank cho biết.

Tuy nhiên, các thương nhân cho biết, sự hồi phục giá quặng sắt có thể là tạm thời, do nhu cầu thép Trung Quốc chậm chạp, cùng với nền kinh tế.

Giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 1 tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 0,7%, xuống còn 366,5 NDT/tấn.

 


Giá cao su TOCOM chạm đáy 4 tháng

Vinanet - Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, dư thừa nguồn cung tiếp tục khiến cao su mất giá cả thị trường trong nước và quốc tế.

Lúc 16h hôm nay 4/8 theo giờ Tokyo, giá cao su giao tháng 1/2016 trên sàn Tokyo (TOCOM) giảm 3 yên/kg, hay giảm hơn 1,5% xuống 194,4 yên/kg. Phiên trước, giá giảm hơn 3% xuống 196,5 yên/kg, thấp nhất kể từ ngày 9/4.

Trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá cao su giao tháng 1/2016 giảm 125 nhân dân tệ/tấn xuống 12.290 nhân dân tệ/tấn

Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su đồng loạt giảm 500 đồng/kg xuống 9.400 đồng/kg. Giá cao su SVR3L giảm 1.100 đồng/kg xuống 25.100 đòng/kg. Giá cao su SVR10 giảm 900 đồng/kg xuống 20.700 đồng/kg.

Giá cao su giảm sau số liệu kinh tế thất vọng của Trung Quốc. Theo đó, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tháng 7 của Trung Quốc xuống thấp nhất 2 năm và cho thấy ngành sản xuất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang suy giảm. Kinh tế Trung Quốc suy giảm làm dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ toàn cao su toàn cầu giảm. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, nguồn cung vẫn tương đối lớn. Cao su tồn kho tại các kho theo khảo sát của sàn Thượng Hải đã tăng lên 181.714 tấn trong tuần kết thúc vào ngày 31/7, tăng 36% so với tuần kết thúc vào ngày 24/4.

Tồn kho cao su tăng nhanh ngay cả khi nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc chậm lại. Nhập khẩu cao su tháng 6 của Trung Quốc đạt 155.084 tấn, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm, nhập khẩu cao su của Trung Quốc giảm 20,5% xuống 1,128 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu cao su Việt Nam tăng 21%, của Thái Lan tăng 4,4% trong tháng 6 đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục