Giá vàng tăng hơn 1% lên đỉnh 3 tuần
Giá dầu phục hồi nhờ dự báo nhu cầu mạnh nhất 5 năm
Sản lượng cao su Ấn Độ dự báo thấp nhất 20 năm
Giá cà phê quay đầu giảm do real mất giá

Khi Cargill, nhà buôn ngũ cốc lớn nhất thế giới, quyết định đóng cửa các quỹ đầu tư của mình thì đó là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu cơ hàng hóa đang gặp rắc rối.
Các quỹ đầu tư tập trung vào nguyên liệu thô tính trung bình đều mất tiền trong nửa đầu năm nay, theo chỉ số giao dịch hàng hóa Newedge.
Nhu cầu giảm dần của nhà đầu tư khiến đơn vị quản lý tài sản Black River của Cargill tháng trước đã quyết định đóng các quỹ quỹ hàng hóa của mình. Một số doanh nghiệp khác cũng hành động tương tự, bao gồm Armajaro Asset Management, Vermillion Asset Management của Tập đoàn Carlyle và Krom River Trading.
Trong khi các quỹ đầu tư được thiết kế để sinh lời cả khi thị trường tăng hay giảm, các nhà quản lý có phần thiên vị khi đặt cược nhiều vào giá tăng và khiến họ dễ bị tổn thương trong những năm giá giảm, Donald Steinbrugge, nhà quản lý tại Agecroft Partners nhận định.
Trong năm qua, chỉ số hàng hóa Bloomberg đã giảm 29% và 18 trong số 22 mặt hàng được tính vào chỉ số này đang ở trong thị trường giá giảm.
Theo Steinbrugge, chẳng ai muốn bắt một con dao đang rơi và nhu cầu với các quỹ đầu tư tập trung vào hàng hóa đang rất thấp.
Tổng số tiền mà các quỹ đầu tư chuyên về hàng hóa hiện đang quản lý là 24 tỷ USD, thấp hơn 15% so với mức đỉnh đạt được 3 năm trước, theo số liệu từ Hedge Fund Research.
Chỉ số Newedge, theo dõi các quỹ đặt cược vào các nguyên liệu tự nhiên, cho thấy rằng các nhà quản lý đã làm mất tiền của khách hàng trong hơn 4 năm qua. Một đồng đô la đầu tư vào quỹ đầu tư hàng hóa trung bình trong tháng 1/2011, khi giá trị đạt tới mức kỷ lục, đã giảm xuống còn 93 cent tại thời điểm cuối tháng 6. Trong khi đầu tư vào chỉ số S&P 500 mang lại lợi nhuận khoảng 80%, bao gồm cả cổ tức.
Theo Bloomberg, lợi nhuận từ hàng hóa nguyên liệu đã giảm trong giai đoạn 2012 và 2013, gây ra làn sóng đóng cửa đầu tiên của các quỹ đầu tư, bao gồm các quỹ được quản lý bởi Clive Capital và BlueGold Capital Management.
Làn sóng này đánh dấu một sự thay đổi kể từ thời kỳ bùng nổ trước khủng hoảng tài chính, khi chỉ số Newegde tăng gần 6 lần so với năm 1999 lên đỉnh vào tháng 6/2008. Kể từ năm 2010, chỉ số này đã giảm 3 trong 4 năm sau đó và giảm 0,3% trong năm nay.
Bloomberg cho biết, quỹ Galena, trị giá 637 triệu USD tại thời điểm cuối tháng 6, đã giảm 0,8% trong nửa đầu năm nay. Galena là bộ phẩn quản lý tài sản của hãng giao dịch kim loại lớn thứ hai thế giới.
Quỹ hãng hóa Merchant tại Singapore cũng giảm 3,9% trong 6 tháng đầu năm, sau khi thu lời gần 60% trong năm ngoái. Michael Coleman, người sáng lập quỹ này cho biết nhà đầu tư không có nhu cầu cao với hàng hóa nguyên liệu.
Krom River, một quỹ có trụ sở tại Thụy Sỹ, cũng mất tới 2,9% trong nửa đầu năm 2015, theo Bloomberg. Tháng 6, Krom River quản lý tài sản trị giá 64 triệu USD, giảm mạnh so với mức 800 triệu USD năm 2012.
Quỹ hàng hóa Armajaro, đang quản lý 450 triệu USD, thiệt hại 11% trong 6 tháng đầu năm và có kế hoạch đóng quỹ vào cuối tháng 7.
Tiền sẽ chẳng còn đổ vào hàng hóa nguyên liệu, Christoph Eibl, CEO của Tiberius Asset Management nhận định. Hiện quỹ của Eibl đang đầu tư 1 tỷ USD vào hàng hóa nguyên liệu.
Giá vàng tăng hơn 1% lên đỉnh 3 tuần
Giá dầu phục hồi nhờ dự báo nhu cầu mạnh nhất 5 năm
Sản lượng cao su Ấn Độ dự báo thấp nhất 20 năm
Giá cà phê quay đầu giảm do real mất giá
Các nước sản xuất gạo hàng đầu châu Á thành lập Tổ chức dầu cám gạo quốc tế; Việt Nam hạ trần giá xuất khẩu gạo chất lượng thấp; lũ lụt phá hủy hơn 200.000 hecta ruộng lúa tại Myanmar.
Các đại gia dầu khí hiện không còn ưu thế lớn về sản xuất so với các doanh nghiệp nhỏ. Cuộc chơi thay đổi, thị trường và giá cả dầu mỏ thế giới đang nhìn về một tương lai không thể đoán trước.
Chưa bao giờ Trung Quốc xuất khẩu thép nhiều đến thế!
Giá vàng vượt 1.100 USD/ounce
Giá dầu tăng mạnh do đồn đoán OPEC họp khẩn cấp
Giá đường rơi xuống mức thấp kỷ lục, cacao và cao su giảm giá
Giá gạo toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trước lo ngại nguồn cung giảm; Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Thái Lan; Việt Nam xuất khẩu hơn 3,3 triệu tấn gạo trong 7 tháng đầu năm 2015.
Thị trường chứng khoán lao dốc và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đã tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng tại Trung Quốc.
Việt Nam có cơ hội xuất khẩu gạo nhiều hơn vào thị trường Philippines.
USD mạnh lên, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại tăng sức ép lên giá nguyên liệu thô.
Hiệp định TPP được xem là động thái mới nhất từ phía chính quyền Washington và Tokyo nhằm dành lại thị phần thương mại quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ tay Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự